Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Bạch Đàn Lá Liễu

10:05 15/05/2017

Bạch Đàn Lá Liễu có tên khác: Bạch đàn lá nhỏ.

Tên nước ngoài: Redgum (Anh).

Họ: Sim (Myrtaceae).

Mô tả

Cây nhỡ, cao 8 - 12 m, thường xanh, vỏ màu nâu nhạt, nháp, nứt nẻ thành rãnh dài, ít bong thành mảnh. Lá non mọc đối, thường là một số lá ở đầu cành, màu lục xám, có cuống ngắn; lá già mọc so le, hình dải, gốc tròn thuôn, đầu nhọn, dài khoảng 15 cm, màu lục bóng ở mặt trên, mặt dưới xám nhạt, gân phụ rất mảnh, nổi rõ.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán, gồm 5-8 hoa màu trắng vàng; cuống cụm hoa có cạnh và nhẵn; ống đài hình nón; ống tràng dài gấp đôi ống đài; nhị nhiều có bao phấn đính lưng.

Quả hình ống hoặc hình cầu, có 3 - 5 ô, mở theo 3 khe dọc; hạt có cánh, màu đen. Mùa hoa: tháng 2-3.

Bạch đàn lá liễu  và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Phân bô' sinh thái

Cũng như nhiều loài bạch đàn khác, bạch đàn lá liễu có nguồn gốc từ Australia. Loài này được nhập vào Việt Nam nhiều lần, từ Australia và từ Trung Quốc. Cây đặc biệt ưa sáng, chịu được hạn nên được trồng phổ biến ở một số vùng đồi trung du, thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Dương...Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Nhân giống bằng hạt dễ mọc nhanh, nên bạch đàn lá liều cũng là nguồn nguyên liệu giấy quan trọng ở Việt Nam.

Bạch đàn lá liễu cũng có khả năng tái sinh cây chồi mạnh sau khi bị chặt.

Bộ phận dùng

Lá Thành phần hóa học Lá bạch đàn lá liễu chứa tinh dầu 1,50 - 3,80 % trong đó thành phần chính là 1,8 - cineol.

Theo Phạm Sách (1975), bạch đàn lá liễu 5 tuổi có thể cho thu hoạch lá để cất tinh dầu. Thu hoạch vào quý 3 thì đạt được hàm lượng tinh dầu cao nhất (1,14%). Theo Phan Tống Sơn và cs (1972), bạch đàn lá liễu chứa 0,65 % tinh dầu so với nguyên liệu tươi, vói các thành phần chính là cineol 30%, limonen 16 %, pinen 8%.

Khảo sát 50 mẫu bạch đàn lá liễu, Nguyễn Thị Thái Hằng (1995) cho biết lá chứa 2 ± 0,59 % tinh dầu. Một số thành phần chính trong tinh đầu được xác định là a - pinen 9,16 + 2,96 %, p - pinen 3, 37 ± 1,88%, limonen 3,62 ± 1,91 %, 1,8 - cineol 52,36 ± 18,11%, terpinen - 4 - ol 2,02 ± 1,47%.

Tác dụng dược lý

Tinh dầu bạch đàn lá liễu có tác dụng kháng khuẩn gần tương tự với tinh dầu bạch đàn chanh. Nó có tác dụng giảm ho khi cho chuột uống trong mô hình kích thích gây ho bằng hơi amoniac đặc trên chuột nhắt trắng.

Tác dụng giảm ho của tinh dầu bạch đàn lá liễu mạnh nhất ỏ thời điểm 2-3 giừ sau khi cho uống, và thời gian tác dụng giảm ho kéo dài hơn so vói codein phosphat.

Công dụng

Tương tự như bạch đàn chanh. Để phòng và trị bệnh, tinh dầu bạch đàn lá liễu là một trong những tinh dầu thiết yếu có tác dụng làm ra mồ hôi giải cảm, có trong thành phần những dầu xoa cùng vói một số tinh dầu khác như bạc hà, hương nhu trắng, sả, tràm, tía tô.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC