Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Bạch Hạc

10:05 15/05/2017

Bạch Hạc có tên đồng nghĩa: Rhinacanthus communis Nees

Tên khác: Kiến cò, cây lác, uy linh tiên, chóm phòn (Nùng).

Họ: Ô rô (Acanthaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, mọc thành bụi, cao 1 - 2 m, có rễ chùm, mảnh. Thân lúc non có lông mịn, sau nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục thuôn hay hình mác, gốc thuôn, đầu nhọn, cuống rất ngắn.

Cụm hoa mọc thành xim hoặc chùy ở kẽ lá; lá bắc hình chỉ, có lông; hoa màu trắng, nom như con hạc đang bay; đài hình chuông gồm 5 phiến đều nhau, có lông nhỏ; tràng có ống hẹp dài, xẻ hai môi khác nhau rõ rệt, môi trên hình mác, môi dưới khía 3 thuỳ; nhị 2, bao phấn tù, không có nhị lép.

Quả nang, dài, có lông, hình đinh, không chứa hạt.

Mùa hoa quả: tháng 1-5.

Bạch hạc và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Phân bố, sinh thái

Rhinacanthus Nees là một chi nhỏ thuộc họ Acanthaceae.

Bạch hạc là cây gặp phổ biến ở châu Á. Bạch hạc có nguồn gốc ở vùng Nam Á (Ấn Độ, Sriianca) hoặc Đông Dương, được nhập trồng sang nhiều nơi khác và sau trở nên hoang dại hóa ở Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, đảo Java, một số nước nhiệt đới châu Phi và đảo Madagasca. ở Việt Nam, hiện chỉ thấy bạch hạc trong trạng thái trồng trọt, ít thấy mọc hoang. Cây thường được trồng ở vườn, sau hạt giống vương vãi ra, có thể tận dụng làm bờ rào. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, thường rụng lá về mùa đông, hoặc có thể bị tàn lụi, nếu gặp sương muối.

Bạch hạc có khả năng tái sinh dinh dưỡng khoẻ, nên thường được trồng bằng cành. Là một cây trồng, nhưng ít phổ biến nên cũng phải chú ý bảo vệ, với mục đích bảo tồn nguồn gen ở Việt Nam.

Cách trồng

Bạch hạc không kén đất, không chịu úng, có khả năng chịu hạn, tính chống chịu cao. Bạch hạc thường được trồng bằng mầm. Khi tách mầm từ gốc cây mẹ, không để đứt rễ và có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân. Việc gieo trồng bạch hạc bằng hạt không phổ biến. Đất trồng được cày bừa, lên thành luống rộng 60 - 70 cm để trồng một hàng với khoảng cách cây cách cây 1 m, hoặc không lên luống và trồng theo vạt với khoảng cách lxlm. Mỗi hốc bón lót 3 - 5 kg phân chuồng hoai mục. Hàng năm, cần làm cỏ, xới xáo vài ba lần. Bạch hạc còn có thể trồng trong chậu, vừa làm cảnh, vừa thu hái dược liệu.

Bộ phận dùng

Rễ thu hái quanh năm, tốt nhất vào thu đông, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Rễ hình trụ, không phân nhánh, dài 13-20 cm, mặt ngoài mầu nâu có nhiều rãnh dọc. Bỏ lớp vỏ rễ, sẽ lộ lõi gỗ trắng nhỏ. Dễ bẻ gãy, mặt bẻ phẳng. Lá cũng được dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học

Bạch hạc chứa flavonoid, hợp chất phenol, acid amin, acid hữu cơ, tanin. Rễ chứa 1,87 % một chất gọi là rhinacantin với cấu trúc hóa học chưa được xác định (Liborins, 1881). Wu Tian Shung và cs (1988) đã chứng minh rễ chứa 2 naphtoquinon là rhinacantin A và B và một số hợp chất khác lupeol, p - sitosterol, stigmasterol, p - sitosterol glucosid và stigmasterol glucosid. Rhinacantin B có tác dụng độc với tế bào (ED5Ũ = 3 Ịig/ml) trên tế bào KB nuôi cấy. Hồ Đắc Ân và cs (1979), sơ bộ chứng minh hoa chứa flavonoid, lá chứa kali nitrat, acid chrysophanic, anthocyan, alcaloỉd. Nhiều chất chiết xuất từ lá (chất I, II) đã tỏ ra có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm (Akatsuka Yoshiki và cs, 1990 và Akatsuka Tadami và cs, 1993). Tian - Shung - Wu và cs, 1995 đã chiết tách được từ lá nhiều chất thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau:

1. Triterpen: ß - amyrin, glutinol và lupeol.

2. Steroid: một hỗn hợp stigmasterol và sitosterol; một hỗn hợp stigma - 4 - en - 3 - on và stigmasta - 4, 22 - dicn - 3 - on, một hỗn hợp stigmast - 22 - en - 3 - on và stigmastan - 3 - on và một hỗn hợp 6 ß - hydrostigmasta - 4, 22 - dien - 3 - on và 6 ß - hvdro - xystigmast - 4 - en - 3 - on.

3. Benzenoid: 2 - methoxy - 4 - propionylphenol và một hỗn hợp acid syringic và acid vanilic

. 4. Chất coumarin: umbeliferon

5. Anthraquinon: 2 - methylanthraquinon

6 Quinon: 2,6 - dimethoxybenzoquinon

7. Quinol: 4 - acetonyl - 3,5 - dimethoxy - p.quinol.

8. Glycosid: một hỗn hợp sitosterol ß - D - glucopyranosid và stigmasterol - p - D - glucopyranosid, 3,4 - dimethoxyphenol - ß - D - glucopyranosid và 3,4,5 - trimethoxyphenol - ß - D - glucopyranosid.

9. Carbohydrat: methyl - a - D - galactopyranosid. 10. Clorophyl: methylpheophorbid - a.

Tác dụng dược lý

Cao cồn toàn cây bạch hạc bỏ rỗ có tác dụng kháng khuẩn trên Staphylococcus aureus, tác dụng diệt ve khá mạnh (ve chết đến 71 - 81 %). Cao toàn cây bỏ rễ chiết bằng cloroform hoặc cồn có tác dụng kháng nấm trên Epidermophyton Ịĩoccosum, Microsporum gypseum và Trychophyton rubrum.

Cao nước có tác dụng chống alkyl hoá, có thể phối hợp với các thuốc chữa ung thư loại alkyl hoá. Các naphthoquinon rhinacanthin A và B chiết từ rễ có tác dụng độc vói tế bào dòng KB (kenacid blue) vói ED5Ũ = 3 Ịig/ml. Rhinacanthin c và D chiết từ cây bỏ rễ có tác dụng ức chế mạnh in vitro trên các chủng vữut cự bào (cytomegalovứus) của người, với ED50 = 0, 22 ng/ml và ở chuột với ED50 = 0,22 ịig/ml. Các rhinacanthin D, H, K, M, Q cũng có tác dụng độc với tế bào và ức chế sự kết tập tiểu cầu thỏ. Hai lignan là rhynacanthin E và F chiết từ cây bỏ rễ có tác dụng chống Virus khá trên virus cúm typ A.

Chiết cao bằng methanol từ lá và thân được một naphthoquinon có tác dụng chống nấm với ED30 = 0,4 phần triệu trên nấm Pyricularia oryiae và ức chế 82% ở 100 phần triệu. Ở Việt Nam, thử tác dụng trên huyết áp của chó, thấy cao lỏng 1:1 liều 2 - 4g/kg làm hạ huyết áp từ từ. Sau 30 phút hạ 18 - 21 % và kéo dài đến 120 phút. Trên huyết áp, có tác dụng đối kháng với adrenalin, nicotin, và làm giãn mạch tai thỏ cô lập.

Năm 1995, Bộ môn Y học dân tộc Trường đại học Y Hà Nội đã thử lâm sàng, dùng lá bạch hạc tươi 40 - 50g giã nát, vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Sau 15 phút, huyết áp hạ trung bình 30,8 % so với ban đầu.

Tính vị, công năng

Vị ngọt dịu, mùi hắc nhẹ, tính bình, có tác dụng chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp.

Công dụng

Dùng ngoài chữa hắc lào, chốc lở, ngứa, herpès loang vòng, eczema mạn tính. Dùng trong chữa ho, lao phổi, sơ nhiễm, viêm phế quản cấp và mạn, phong thấp, tê bại, huyết áp cao. Ngày 10 - 20g sắc uống. Ở Ân Độ, còn dùng chữa ung thư, nấm da. Rễ để kích dục, lá chống giun sán, ký sinh trùng.

Bài thuốc có bạch hạc

1. Chữa phong tê thấp, nhức gân xương, viêm khớp với tên là nam uy linh tiên: Rễ bạch hạc, thiên niên kiện, thổ phục linh, tỳ giải, cỏ xước, cẩu tích, cốt toái bổ, mỗi vị 10 - 15g, sắc uống.

2. Eczema, hắc lảo, herpes, chốc lở, ngứa: - Lá và cành non tươi giã nát. Thêm cọn 70°, ngâm, lấy nước bôi. - Rễ tươi hoặc khô, giã nát, ngâm rượu hoặc dấm 7 -10 ngày, lấy nựớc bôi.

3. Chữa lao phổi sơ nhiễm, viêm phế quản, ho: Thân và lá 20g, sắc, thêm đường uống.II Chất 3, 4 - dihydro - 3, 3 - dimethyl - 2H - naphto (2, 3 - pyran - 5 - 10 dion) chiết xuất từ bạch hạc cũng được chứng minh là kháng nấm (Kodama Osamu và cs, 1993).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC