Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Bạch Qủa

15:05 18/05/2017

Bạch Qủa có Tên khác: Ngân hạnh, áp cước tử.

Tên nước ngoài: Maiden hair tree (Anh), arbre aux quarante écus (Pháp).

Họ: Bạch quả (Ginkgoaceae).

Mô Tả

Cây to, cao 20 - 30 m; tán lá sum sê. Thân hình trụ, phân cành nhiều, gần như mọc vòng. Lá mọc so le, thường tụ tập ở một mấu, hình quạt, gốc thuôn nhọn, đầu hình cung, lõm giữa chia phiến thành hai thùy rộng, hai mặt nhẵn, gân lá rất sít nhau, tỏa từ gốc lá thành hình quạt, các gân lại phân nhánh theo kiểu rẽ đôi; cuống lá dài hơn phiến.

Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái đều mọc ở kẽ lá, có cuống dài. Quả hạch, hình trứng, thịt màu vàng, mùi khó chịu.

Bạch quả và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Ginkgo L. chỉ có một loài bạch quả. Cây có nguồn gốc ở vùng Tây - Bắc tỉnh Triết Giang, mọc tự nhiên rải rác ở rừng cây lá rộng trên đất vàng nhạt, dễ thấm nước và hơi chua (pH 5 - 5,5) ở thung lũng, độ cao 300 - 1100 m. Tuy nhiên, cây mọc tự nhiên hiện nay đã trở nên rất hiếm. Bạch quả ở Trung Quốc đã được trồng cách đây khoảng 3000 năm. Lúc đầu, người ta thưòng chỉ trồng ở đền chùa, khu lăng tẩm, sau ở các công viên, khu di tích, bên đường đi dể làm cảnh và tạo bóng mát. Những nơi trồng nhiều bạch quả là tỉnh An Huy, Phúc Kiến, Quý Châu, Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Bắc, Giang Tô, Giang Tây, Sơn Tây, Tứ Xuyên và Vân Nam... (Flora of China; 1999; Vol. 4 (8)).

Bạch quả được coi là loài thực vật khỏa tử cổ, có lá dạng phiến. Cây có tuổi thọ rất cao, biên độ sinh thái rộng và có thể sống được cả ở những nơi khắc nghiệt của vùng ôn đới. Cây có khả năng chịu bóng, nhất là khi còn nhỏ, sau trở nên ưa sáng. Nón đực và nón cái thường mọc ra ở loại cành ngắn vào tháng 3-4, đến tháng 9 - 10 có hạt già. Hạt ăn được.

Năm 1995, Viện Dược liệu có nhập một số hạt bạch quả từ Nhật Bản và Pháp, cây con ươm được đang trồng ở SaPa (Lào Cai), nhưng sinh trưởng rất chậm.

Bộ phận dùng

Lá, đã phơi hay sấy khô. Hạt, thu hoạch ở quả chín, loại bỏ thịt ngoài, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng, đập giập, loại bỏ vỏ cứng, lấy nhân, bóc bỏ màng ngoài, rửa sạch, đồ hoặc nhúng vào nước sôi, rồi sấy ở nhiệt độ thấp đến khô. Hạt được đùng sống hoặc sao vàng, có độc, nên cẩn thận khi dùng.

Thành phần hóa học

Lá bạch quả chứa các terpenoid, ílavonoid và nhiều thành phần khác.

Các terpenoid gồm các monomethyl - monoditerpen: ginkgolid A (3 - a OH, 10 - p OH), ginkgolid B (1. 3 - ot OH, 10 - p OH), ginkgolid c (1,3 - a OH, 7, 10 - p OH) ginkgolid J (3 - a OH, 10 - p OH), và sesquiterpen bilobalid (10 - a OH, 8 - p OH).

Các flavonoid gồm flavon, biflavon, flavonol. Các flavon là luteolin, tricetin (dalphidenon).

Các biflavon là amentoflavon, bilobetin, ginkgetin, isoginkgetin, sciadopitysin.

Các flavonol gồm quercetin 3 - o - p - D - (6 - p. coumaroyl glucopyranosyl) - (1 —> 4) - a - L - rhamnopyranosid, kaempferol, kaempferol - 3 - rutosid, kaempferol - 3 - o - a (6" - p. coumaroyl - glucosyl - p - 1,4 - rhamnosid), quercetin, quercetin - 3 - rutosid (rutin) quercetin - 3 - glucosid (isoquercitrin), quercetin - 3 - o - a (6"'- p. coumaroyl - glucosyl - p - 1, 4 - rhamnosid), iso - rhamnetin, 3 - o - methylmyricetin - 3 - rutinosid, octaacetvl- quercitrin. Các catechin gồm (+) - catechin, (-) - epicatechin, (+) - galocatechin và (-) - epigalocatechin.

Các proanthocyanidin CÓ galocatechin - 4, 8" - catechin (procyanidin), galocatechin - 4, 8" - galocatechin (prodelphinidin), catechin pentacetat, epicatechin pentacetat, galocatechin hexaacetat, epigalocatechin hexa acetat.

Các hợp chất phenol là (Z, Z) - 4, 4' - (1, 4 - pentadien - 1,5 - diyl) - diphenol, acid 6 - hydroxykynurenic, DL - threo - p - hydroxyphenylgly cerol. Nguyên liệu lá đưa vào sản xuất không được chứa dưới 0,5% ílavonoid nếu tính theo flavonol glycosid, 0,2 - 0,4% nếu tính theo aglycon của những chất đó, 0,06 - 0,23% ginkgolid và 0,26% bilobalid.

Các polysaccharid gồm polysaccharid A trong đó có D - glucose, L - rhamnose, o - xylose và polysaccharid B trong đó có D - glucose.

Lá còn có các polysaccharid tan trong nước và trong kiềm, trong đó có D - galactose, D - arabinose, L - rhamnose và ít glucose, D - manose, D - xylose. Các sterol là stigmasterol, sitosterol. Lá còn chứa tinh bột, tinh dầu, brôm, sáp (0,7 - 1% trong lá khô, trong đó, các alkan và alcol (75%), ester (15%) và acid tự do (10%): acid benzoic, acid D - glutaric, acid shikimic, acid succinic...

Quả có 8 - hydroxy - 3 - alk (en) yl - 3, 4 - dihydroisocoumarin. Thịt quả chứa các acid phenol và phenol có độc tính gồm acid ginkgolic, acid hydroginkgolic và acid hvdroginkgolinic, ginkgol và bilobol. Hạt còn một chất độc nữa là 4 - o - methylpvridoxin. Chất này đối kháng với vitamin B6 trong cơ chể và ức chế sự hình thành acid 4 - aminobutyric từ glutamat trong não.

Hạt chứa lipid, trong đó có phân đoạn chứa lipid trung tính khoảng 90%, ỉipid phân cực khoảng 7%, glycolipid khoảng 3%. Phân đoạn triglycerid chứa acid linoleic, acid oleic và acid palmitic. Thủy phân phân đoạn triglyceriđ và phosphatidylcholin sẽ cho nhiều acid không no có vị trí p. Phân đoạn steroid ester chứa các acid tetracosanoic, acid hexacosanoic, acid octacosanoic và aciđ triacontanoic, 1 lacton và các acid phenol liên kết vói các diol mạch dài.

Các glycolipid gổm digalactosyỉdiglycerid 64,1%, monogalactosyl diglycerid 31,2% và cerebrosid 4,7%. Đường của cerebrosid là glucose. Hạt còn có các acid béo như acid 14 - methylhexađecanoic, acid 5,9 - octadecadienoic, acid 5, 9, 12 - octadecatrienoic và nhiều sterol: desmethylsterol và các sterol khác. Vỏ rỗ chứa ginkgolid A, ginkgolid B, ginkgolid c, ginkgolid M (1 - a OH, 7, 10 - p - OH). Từ 100kg vỏ rễ, có thể tách chiết được lOg ginkgolid A, lOg ginkgolid B, 20g ginkgolid c và 200 mg ginkgolid M. Phấn hoa có tubulin.

Lõi thân chứa 1 sesquiterpen gọi là bilobanon. Hàm lượng Pb và Cd trong lá không được vượt quá theo thứ tự 10 và 0,3 mg/kg. Giới hạn tối đa chất tồn du diệt sinh vật aldrin và dieldrin không được quá 0,05 mg/kg. (WHO monographs on selected medicinal plants 1999, Tang w và cs, 1992, Trung dược từ hải I 1993, CA 127: 3.007j, CA 126: 162.070 V, CA 123: 79.520 j, CA 121: 17.799 g, CA 119: 24.573 r).

Tác dụng dược lý

- Tác dụng trên thiểu năng tuần hoàn não và bệnh tuẫn hoàn ngoại biên: Trong nghiên cứu in vitro, cao tiêu chuẩn hóa của bạch quả (100 Ịj.g/ml) không gây co động mạch chủ thỏ cô lập, nhưng làm tăng tác dụng gây co của norepinephrin. Nồng độ cao (EC50 khoảng lmg/ml) gây co phụ thuộc vào nồng độ, tác dụng này có thể bị đối kháng bởi chất phong bế thụ thể giao cảm alpha phentolamin. Cocain và desipramin đều là chất ức chế sự tái thu nhận catechoLamin, làm tăng sự co do norepinephrin, nhưng ức chế sự co do cao bạch quả và tyramin.

Tác dụng gây co của bạch quả có thể do giải phóng catecholamin từ dự trữ nội sinh ở mô, và điều này có thể giải thích một số tác dụng điều trị của thuốc ở người (ví dụ, tác dụng điều tậ thiểu năng tuần hoàn não và tuần hoàn ngoại biên). Cao bạch quả cũng như các flavonoid quercetin, kaempferol và isorhamnetin phân lập từ lá bạch quả có tác dụng dãn mạch và chống co thắt do histamin và bari clorid trên ruột cô lập chuột lang. Bilobol gây liệt ruột thỏ cô lập, gây co tử cung cô lập và gây hạ áp thất thời ở thỏ. Các flavonoid và papaverin đều ức chế 3,5' GNIP vòng phosphodiesterase, chất này gây dãn phụ thuộc nội mô động mạch chủ thỏ cô lập do làm tăng tác dụng của yếu tố gây dãn phụ thuộc nội mô.

Thử nghiệm in vitro cho thấy cao bạch quả thu dọn các gốc tự do. Cao bạch quả làm giảm peroxy hóa gốc tự do - lipid, gây bởi hệ NADPH - Fe3+ ở tiểu thể chuột cống trắng, và bảo vệ tiểu thể gan người khỏi sự peroxy - hóa lipid gây bởi ciclosporin A. Cao cũng ức chế sự sản sinh gốc oxy có tính phản ứng ở bạch cầu người được xử lý vói phorbol myristat acetat. Tác dụng chống oxy - hóa của cao bạch quả có thể kéo dài thời gian bán hủy của yếu tố gây dãn từ nội mô do thu dọn anion Superoxyd.

Các thành phần flavonoid và terpenoid của bạch quả đều tham gia vào hoạt tính thu dọn gốc tự do của thuốc. Cao bạch quả bảo vệ chống thương tổn mô não gây bởi giảm oxy không khí thở vào in vitro.

Các ginkgolid và bilobasid chịu trách nhiệm về hoạt tínhchống giảm oxy không khí thở vào của cao. Các ginkgolid A và B bảo vệ các tế bào thần kinh hải mã chống thương tổn do thiếu máu cục bộ, có thể do tác dụng đối kháng với thụ thể của yếu tố hoạt hóa tiểu cầu. Trong nghiên cứu in vivo, cao bạch quả cho uống bảo vệ chuột cống trắng khỏi thiếu máu cục bộ não thực nghiệm. Tiêm truyền tĩnh mạch cao bạch quả dự phòng phát triển nhồi máu não ở chó được tiêm những mảnh vỡ của cục đông máu của bản thân vào động mạch cảnh gốc.

Cao bạch quả có thể có tác dụng tốt trên nhồi máu não cấp tính hoặc thiếu máu cục bộ não gây bởi nghẽn mạch. Động vật điều trị với cao bạch quả sống sót trong điều kiện giảm oxy không khí thở vào lâu hơn đối chứng không điều trị, không những do sự cải thiện lưu lượng tuần hoàn năo mà còn do tăng mức glucose và ATP. Cao bạch quả loại bỏ ginkgolid nhưng chứa bilobalid có tác dụng bảo vệ khi tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng có giảm oxy không khí thở vào. Tiêm truyền tĩnh mạch cao bạch quả làm tăng đường kính tiểu động mạch ở mèo và cải thiện lưu lượng tuần hoàn não ở chuột cống trắng.

Các hoạt chất làm tăng lưu lượng tuần hoàn não không phải là flavonoid; ginkgolid B có tác dụng này do có hoạt tính đối kháng với yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF). Cao bạch quả làm giảm sả đụng glucose bỏi não, ginkgolid B không làm giảm. Cao bạch quả có hiệu quả điều tri in vitro phù não do thương tổn bởi các chất độc hại thần kinh (như triethyltin) hoặc chấn thương, có thể do tác dụng của bilobalid. Cao bạch quả cho uống hoặc tiêm dưới da cho chuột cống trắng có giai đoạn viêm cấp và mạn bàn chân gây bởi adriamycin có tác dụng ức chế một phần sự tăng nước, natri và calci trong não, và sự giảm kali trong não kết hợp với nhồi máu não gây bởi natri arachidonat. Cao bạch quả cho chuột nhắt trắng uống (100 mg/kg mỗi ngày trong 4-8 tuần) làm tăng trí nhớ và sự hiểu biết trong thí nghiệm phản xạ có điều kiện.

- Tác dụng trên tiền đình và thính giác: Cao bạch quả làm giảm thương tổn ốc tai ở chuột lang, và có tác dụng tốt trên độ thấm mao mạch và vi tuần hoàn chung.

Có tác dụng cải thiện chức năng về tiền đình và thính giác trên động vật gây thương tổn thực nghiệm.

-Tác dụng đối kháng với yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF):

Các ginkgolid và đặc biệt ginkgolid B, là chất đối kháng của PAF. PAF gày kết tập tiểu cầu, sự mất hạt của bạch cầu trung tính và sự sản sinh gốc oxy dẫn tới tăng độ thấm mao mạch và co phế quản. Tiêm tĩnh mạch PAF gây giảm lượng tiểu cầu nhất thời ở chuột lang, kèm theo co thắt phế quản không phụ thuộc histamin. Ginkgolid B là chất ức chế mạnh sự giảm lượng tiểu cầu và co thắt phế quản gây bởi PAF. Sự co thắt phế quản gây bời PAF hoặc ovalbumin ở chuột lang cảm ứng bị ức chế bởi tiêm tĩnh mạch ginkgolid B (1 - 3 mg/kg) 5 phút trước khi gây co thắt.

- Các tác dụng khác: Phức chất tạo từ bạch quả với phospholipid làm tăng sự kháng của tim đối với thương tổn gây bởi thiếu máu cục bộ ở tim so với tác dụng của riêng bạch quả, do làm tăng hoạt tính chống oxy hóa của huyết tương. Cao lá bạch quả và một số thành phần (ginkgolid, bilobalid, phân đoạn biílavon và một số biỉlavon tinh khiết) có tác dụng chống viêm tại chỗ trong thử nghiệm gây viêm bằng dầu ba đậu trên chuột nhắt trắng. Phức hợp với distearoylphosphatidylcholin cũng có tác dụng chống viêm trong thử nghiệm này.

Tác dụng chống viêm của chất phức hợp mạnh hơn so với chất tự do. Ginkgetin tiêm phúc mạc (10 - 20 mg/kg/ngày) có tác dụng chống viêm mạnh trên viêm khớp gây bỏi chất bổ thể ở chuột cống trắng, và có tác dụng giảm đau trên cơn quặn đau gây bằng acid acetic. Các acid phenolic trong cao bạch quả có tác dụng ức chế các vi khuẩn Mycobacterium smegmatis, Bacillus subtilìS' và Staphyiococcus aureus, và các nấm Trichophyton mentagrophytes và Saccharomyces cerevisiae

. Dược lý lâm sàng

- Thiểu năng não

- Là tập hợp các triệu chứng của sa sút trí tuệ. Trong sa sút trí tuệ thoái hóa, có sự mất tế bào thần kinh và suy giảm dẫn truyền thần kinh, sự giảm chức năng trí tuệ kết hợp với rối loạn về cung cấp oxy và glucose. Trên lâm sàng, bạch quả có tác dụng điều trị thiểu năng não gồm suy giảm sự tập trung và trí nhớ, lú lẫn, mất nghị lực, mệt mỏi, giảm vận động thể lực, tâm trạng trầm cảm, lo âu, chóng mặt, ù tai và nhức đầu.

Bạch quả có nhiều cơ chế tác dụng như tác dụng điều hòa trên tiểu động mạch, mao mạch, tĩnh mạch (tăng lưu lượng máu), tác dụng lưu biến máu (giảm độ nhót, đo đối kháng với thụ thể của PAF); biến đổi về chuyển hóa như tăng dung nạp sự thiếu oxy mô, cải thiện rối loạn dẫn truyền thần kinh; và dự phòng thương tổn màng bởi gốc tự do.

Ở người, cao bạch quả làm tăng lưu lượng máu não toàn bộ và cục bộ, và vi tuần hoàn, bảo vệ đối với giảm oxy không khí thở vào, cải thiện lưu biến máu, trong có ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện chuyển hóa ở mô và giảm độ thấm mao mạch. Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa với liều 120 mg có tác dụng giống như dihydroergotoxin với liều 4,5 mg, sau 6 tuần điều trị.

- Bệnh tắc động mạch ngoại biên

- Cao bạch quả có tác dụng điều tri bệnh tập tễnh cách hồi do tắc động mạch ngoại biên (120 - 160 mg/ngày, trong 24 tuần), làm tăng khoảng cách đi được, và làm giảm đau (200 mg/ngày trong 8 tuần). Cao bạch quả có tác dụng điễu tri bệnh tắc động mạch ngoại biên.

- Chóng mặt và ù tai

- Cao bạch quả được dùng điều trị những rối loạn ở tai trong như điếc, chóng mặt và ù tai (120 - 160 mg/ngày, trong 4-12 tuần).

Kết quả điều trị tốt đối với hội chứng chóng mặt mới mắc phải, và không rõ rệt đối với triệu chứng ù tai và điếc.

Công dụng

Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa bào chế từ lá khô bạch quả được dùng trong y học hiện đại để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ thoái hóa tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn, và kết hợp hai dạng), với những triệu chứng như suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu.

Cao bạch quả cũng làm tăng quãng đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên như tập tễnh cách hồi, bệnh Raynaud, xanh tím đầu chi, và hội chứng sau viêm tĩnh mạch, và điều trị bệnh ở tai trong như ù tai và chóng mặt do mạch máu hoặc thoái hóa. Trong y học dân gian, bạch quả được dùng để trị giun, thúc đẻ, điều trị viêm phế quản, viêm mũi mạn tính, cước ỏ chân tay do lạnh, viêm khớp và phù. Liều dùng cao khô tiêu chuẩn hóa với tỷ lệ dược liệu/ cao là 36 - 67/1: ngày dùng 120 - 240 mg, chia 2-3 lần, 40 mg cao tương đương 1,4 - 2,7 g lá. Cao lỏng (1:1), 0,5 ml, ngày 3 lần.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC