Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Bàng Hôi

15:05 26/05/2017

Terminalia bellirica (Gaertn.) Roxb.

Tên đồng nghĩa: Myrobalanus bellibrica Gaertn.

Họ: Bàng (Combretaceae).

Mô tả

Cây to, cao 10 - 30m. Thân cành hình trụ, có sẹo lá rụng xếp gần nhau; lúc đầu có lông màu hung, sau nhẵn. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc ellip. dài 14 - 20cm , rộng  8 - 13 cm, gốc không đều, đầu tròn, mép nguyên, hai mặt nhẵn; cuống là dài 5 - 6 cm, nhẵn.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông, dài 13 cm, phủ đầy lông màu hung đỏ, hoa gồm hoa đực và hoa lưỡng tính, cỏ rất nhiều lông; đài hình cúp, mặt ngoài có lông màu hung vàng, thùy hình tam giác, dài bằng ống đài; nhị 10, vượt ra ngoài đài, bao phấn khuyết ở đầu; bầu hình trụ, có lông, noãn đảo đính ở phía trên trên thành bầu.

Quả gần hình trứng, phía dưới thắt lại thành cuống ngắn. đầu tròn, dài 3 cm. dày 2 cm. hơi có rãnh, có lông ngắn; hạt 1, hình cầu.

Phân bố, sinh thái

Chi Terminalia L. có 11 loài đã biết ở Việt Nam, trong đó có loài bàng hôi trên.

Bàng hôi phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Nam, từ Quảng Trị trở vào, gồm Ọuảng Trị (Làng vây), Khánh Hoà (Hòn Hèo), Gia Lai (Mang Jang, Đắk Đoa), Đồng Nai (Bảo Chánh), An Giang (Châu Đốc), Kiên Giang (Hà Tiên),... Trên thế giới, Bàng hôi phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Xri Lanca, Malaysia, Indonesia,...

Bàng hôi là dạng cây  gỗ lớn, thích nghi vùng khí hậu nhiệt đới điển hình. Cây ưa sáng, thường mọc rải rác ở rừng kín thường xanh hoặc ở đai chuyển tiếp giữa rừng kín thường xanh với rừng nửa rụng lá. Bàng hôi cũng rụng lá vào mùa khô, sinh trưởng tốt trong mùa mưa ấm. Cây ra hoa quả hàng năm, tái sinh tự nhiên tốt lừ hạt.

Gỗ bàng hôi tương đối tốt, dùng trong xây dựng và đóng đồ. Quả chứa nhiều tanin. Cây có rễ bạnh vè to và tán lá dẹp nên có thê trồng lấy bóng mát ở các công viên và nơi công cộng.

Bộ phận dùng

Rễ, lá, hoa, nhựa, quả chín đã được phơi khô.

Thành phần hoá học

Theo Ali M„ 1992. quá chứa ditriacontan - 2 - ol. tritriacontan - 9 - oil. 11 - tritriacontiin và tetratriacontan [CA 120. 1994: 129518s).

Thịt quả chứa 2 i .4% tanin.

Cũng theo Ali M. et al.. 1991, hạt chứa một phenol ester là liexahvtlroxydiphemeyl hcptahydroxvdiphemcvlat (1) [CA 116. 1992: 191048t],

Nhân quá chứa 38.6% dầu béo (chiết xuất bằng ether dầu hỏa) với các đặc điểm D30 0,9108. D30 1,4601. aD30 0,04. chỉ số cid 2.3, chỉ số xà phòng 198.8, chỉ số acetyl 18.7.

Các acid béo là acid palmitic 11,8%. acid stearic 16,06%, acid oleic 49.21%. acid linoleic 28,99% [Sastri el al.. The Wealth of India 1950. 11,292].

Theo Khotpal R.R. et al., 1994. hạt chứa nhiều phospholipid. Nếu đem thủy phân, các chất này cho phosphotidylcholin 20,4 - 26,8%. pliosphatidyletlianolamin 23.1 - 35, 7%, phosplintidylinositol 25,0 - 33.3% và cardiolipin 15,4 - 20. 4%. Còn thấy có các vết hysophosphatidylcliolin và lysophospliatidyle- thanolamin [CA 123. 1995: 52260n].

Vỏ thân chứa 1,4 - 7% tanin, a - amvrin và acetat của nó, lupeol và acclal của nó và B - sitosterol.

Vỏ rễ và thân chứa các alcaloiđ tabemaemontanin. coronarin [Sastri et nl„ The wealth of India 1950. 11-292; Võ Văn Chi, 1997. 72],

Theo Maliata Shashi B. et ill., 1992, vỏ thân có chất bcllericagenin A và bellericaizenin B. Các chất này được nhận dạng là acid 2a, 3B, 7a, 23 - tetrahyđroxvolcan - 12 - 011 - 28 oic. acid 2a, 3B 19a, 23. 24 - pentahvdroxyolcan - 12 - en - 28 - oic; p - o - ulucopvranosyl - tetrahydroxyoican - 12 - C11 - 28 - oie và p - D - galaclopvranosv! 2u, 3[>. 19(x: 23, 24 pentahyđroxyolean - 12 - en - 28 - oat [CA 1 16. 1992: 252137v].

Nandy Asliokc K. ct al., 1989 cho chiết bàng hôi chứa arjuimenin và gllucosid của nó là arjuimlycosid. acid hellcric và glucosiđ của nó là bellericosiđ. Chất này được nhận đạm là acid 2a. 9|ỉ, 23. 24 - tetrahydroNvolean - 12 - en oic và p - D - glucopynosylester [CA 112, 1990: 73813p].

Tác dụng dược lý

 1.Tácdụng kháng khuẩn, kháng virus

Đã tiến hành sàng lọc, 82 cây thuốc vẫn dùng trong y học dân gian Ấn Độ chữa bệnh nhiễm khuẩn trên một số vi khuẩn gâv bệnh. Mỗi vị thuốc chiết với 3 dung môi là nước, hexan và ctlianol. Phương pháp khuếch tán trên thạch với nồng độ các cao là 200 nm/ml.

Kết quả: 56 trong số 82 cây thử, cao có tác dụng trên một hoặc nhiều loại vi khuẩn, 51/82 cây có tác dụng khá. Trong đó có 5 cây có tác dụng mạnh với phổ tác dụng rộng là bàng hôi (quả) (1)chiêu liêu (quả) (2). Emblica officinalis (cima thấy có ở Việt Nam) (3). mức hoa trắng (vỏ cây) và đuôi công hoa trắng (toàn cây). Cao ethanol thường có tác dụng mạnh hơn cao nước và cao liexan. Ba cây (1), (2) và (3) là thành phần của một bài thuốc rất nổi tiếng trong y học dân gian Avtirvedic của Ấn Độ gọi là Triphala. Triphala thường dùng chữa hoàn đản, rối loạn tiêu hoá. sốt, ho, bệnh vê mắt. Thử độc tính trên tế bào hồng cầu cừu in vitro, thay các cao trên không gây độc tế bào (Almađ và Melimood, 1998).

Từ các vị thuốc trong y học Ayurvedic của Ấn Độ được dùng chữa các bệnh đường ruột, 54 cao cây (chiết bằng nước hoặc methanol) đã được sàng lọc thử tác dụng trên chủng vi khuẩn thương hàn (Salmonella typhi) kháng đa thuốc.

Kết quả: Có một số cây có tác dụng mạnh trong đó có quả cây bàng hôi và 2 vị thuốc trong phưong thuốc tripliala (Rani và Khullar, 2004).

Trong y học dân gian Ấn Độ vẫn dùng quả bàng hôi và bài thuốc tripliala (thành phần xem ở trên) để chữa sốt thương hàn. Do đó đã thử tác dụng của quả bàng hôi trên vi khuaarr thương hàn Salmonella typhi và s. typhimurium. Quả bàng hôi được chiết bằng nhiều dung môi khác nhau: ête dầu, chloroform, aceton, cthnnol.

Kết quả: Cao etlianol và cao nước quả của bàng hôi có tác dụng ức chế vi khuẩn thương hàn có ý nghĩa với MIC = 12,5 mg/ml trên s. typhinniriiini. Cao chiết bằng ête dầu hoặc bắng chloroform không có tác dụng.

Dùng một lượng vi khuẩn Salmonella tối thiêu gây chết chuột nhắt trắng (LDmin) (thử in vivo). nếu trước đó dùng cao nước quả bàng hôi. rồi mới dùng Salmonella liều LDmin thì 100% chuột sống. Thử độc tính tế bào in vitro thấy cao quả hàng hôi không gây độc tế bào (Madani và Jain, 2008).

Trong một công trình khác, nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của từng vị thuốc trong phương thuốc triphala (xem ở phần trên) gồm quả bàng hôi (1), quả chiêu liêu (2) và Emblica officinalis (3) (chưa thấy ở Việt Nam) trên các chủng vi khuân được phân lập từ bệnh nhân nhiễm HIV gồm Pseudomonas aeruginosa. Klebsiella pneumonia. Shigella sonnci. s. flexncri, Staphylococcus aureus. Vibrio cholera. Salmonella typhi.s. paratyphi-B, Escherichia coli. Eììterococcus faecalis, dùng phương pháp khuếch tán trên thạch và xác định nồng độ tối thiểu ức chế (MIC). Các vị thuốc (1), (2) và (3) được chiết với nưowsc (cao nước) và với ethanol (cao ethanol). Phương thuốc triphala đưọc chiết dưới dạng cao nước, cao ethanol và chiết phân đoạn lấy nhóm chất phenolic, nhórn llavonoid. và carotenoid.

Kết quả: Cả cao nước và cao ethanol của (1), (2) và (3) đều ức chế được hầu hết các chủng vi khuẩn phân lập được: trong đó, mức độ tác dụng giảm dần theo thứ tự (2), (1) rồi đến (3). Cao nước,cao ctlianol và các nhóm chất phân lập từ phương thuốc Triphala đều có tác dụng kháng khuẩn trên các chủng vi khuân phân lập được (Snkumar và Parthasarathy et al., 2007).

Tác dụng kháng virus đã được tiến hành trên hoạt tính ức chế enzym sao chép ngược (RT: reverse transcriptase) của 57 cây thuốc và gia vị trong y học dân gian Thái Lan được chiết bằng nước nóng (cao nước) và methanol (cao methanol). Tác dụng ức chế enzym RT của các cao được xác định bằng cách dùng enzym RT của virus chuột nhắt trắng bị bệnh phản ứng với 3H - dTTP (deoxythvmidintriphospliat đánh dấu phóng xạ). Hoạt tính phóng xạ được đo bằng máy đếm nhấp nháy. 

Kết quả: 81% (46/57) các cao chiết nước nóng và 54% (31/57) cao methanol có tác dụng ức chế enzym RT, trong đó, bàng hôi và 5 loài khác nhau có tác dụng ức chế rất mạnh, cụ thể là ở nồng độ của cao 125 ug/ml ức chế RT lớn hơn 50% (cao bàng hôi ức chế đưọc 75%). Cao methanol có tác dụng kém hơn, ở nồng độ 125 ug/ml chỉ có 3 loài cho tỷ lệ ức chế lớn hơn 50%; riêng cao quả bàng hôi lại cho tỷ lệ ức chế 83% (cao hơn cả cao bàng hôi chiết nước) (Sutliienkul et ai., 1993).

2. Tác dụng chống stress

Stress là yếu tố bệnh căn có thể gây ra nhiều bệnh. Công trình này nghiên cứu tác dụng của phương thuốc Triphala gồm có bàng hôi, chiêu liêu và Emblica officinalis (cây này chưa thấy ở Việt Nam) trên stress tiếng ồn (noise stress) thông qua trạng thái chống oxy hoá và đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào ở chuột cống trắng đực dòng Wistar. Tiếng ồn đưọc dùng trong nghiên cứu này là lOOdB mồi ngày 4 giờ, luôn trong 15 ngày. Triphala được dùng liều lg/kg thể trọng chuột mỗi ngày trong 48 ngày. Thí nghiệm được tiến hành trên 8 lô chuột: lô đối chứng sinh lý (1), lô dùng Triphala (2), lô gây stress tiếng ồn (3), lô dùng Triphala và gây stress tiếng ồn (4). Bốn lô khác cũng tiến hành như 4 lô trên, nhưng gây miễn dịch bằng cách tiêm 0,1 ml dịch hồng cầu cừu chứa 5 X 109 hồng cầu/ ml. Các thông số theo dõi gồm: sự peroxy hoá lipid, các yếu tố chống oxy lioá như superoxyd dismutase (SOD), catalase (CAT), glutathion peroxidase (GPx), acid ascorbic trong huyết tương và trong mô (tuyến ức và lách) và hàm lượng corticosteron trong huyết tưong. Ở 4 nhóm cỏ gây miễn dịch, xác định đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào thông qua đo độ dày của bàn chân chuột và sự di cư của bạch cầu.

Kết quả: Stress tiếng ồn làm tăng có ý nghĩa sự peroxy hoá lipid, tăng hàm lượng corticosteron; đồng thời làm giảm các chất chống oxy hoá trong huyết tương và trong mô ở cả 2 lô chuột không gây miễn dịch và có gây miễn dịcli (lô 3 và 7). Stress tiếng ồn làm giảm có ý nghĩa đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào (làm giảm độ dày chân chuột cống trắng) và làm tăng sự ức chế di cư bạch cầu. Tripliala (lô 4 và 8) ngăn cản được những thay đổi do stress tiếng ồn về mặt chống oxy hoá cũng như đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào.

Kết luận: Triphala phục hồi được những thay đổi do stress tiếng ồn có thể có liên quan đến tính chất chống oxy hoá của phương thuốc (Srikumar etal.,2006).

Một công trình khác nghiên cứu tác dụng bảo vệ của phương thuốc Triphala (trong có bàng hôi) trên stress lạnh ở chuột cống trắng. Gây stress lạnh cho chuột bằng cách cho chuột trong môi trường lạnh 8°c trong 16 giờ mỗi ngày, liền 15 ngày. Thí nghiệm được tiến hành trên 4 lô: lô 1 dùng nước muối sinh lý; lô 2 dùng Triphala; lô 3 dùng nước muối sinh lý hàng ngày và stress lạnh và lô 4 dùng Triphala và stress lạnh. Các thông số theo dõi là hành vi hoạt động tự nhiên như thời gian bất động, sự đi lại, rỉa lông, đầu ngửng lên và thông số hoá sinh xác định sự peroxy hoá lipid (LPO: lipiđ peroxiđation) và hàm lượng corticosteron.

Kết quả: Khi cho chuột phơi nhiễm với stress lạnh (lô 3), hành vi hoạt động tự nhiên giảm, thời gian bất động tăng lên có ý nghĩa, LPO tăng, hàm lượng corticosteron tăng có ý nghĩa. Lô chuột cho uống Triphala với liều lg/kg thể trọng chuột mỗi ngày trong 48 ngày (23 ngày trước khi cho phơi nhiễm với lạnh và 15 ngày vừa uống vừa gây stress lạnh) (lô 4) ngăn ngừa được có ý nghĩa sự giảm hành vi hoạt động tự nhiên, sự tăng thời gian bất động, tăng LPO và tăng corticosteron trong huyết thanh.

Kết luận: Tripliala có thể được coi như một thuốc bảo vệ chống stress lạnh (Dhanalakshmi et al., 2007).

3. Tác dụng bảo vệ ruột

Triphala là phương thuốc trong y học Ayurvedic của Ấn Độ được dùng rất phổ biến để chữa nhiều loại bệnh trong đó có chữa rối loạn tiêu hoá kể cả viêm ruột. Do đó mục đích công trình này là nghiên cứu tác dụng bảo vệ ruột trên tổn thương ruột do methotrexat (MTX) ở chuột cống trắng. Triphala là plurơng thuốc bao gồm 3 vị thuốc là chiêu liêu (1), bàng hôi (2) và Emblicu officinalis Gaertn. (chưa thấy ở Việt Nam) (3). Tripliala có 2 công thức, công thức 1 theo tỷ lệ 1: 1: 1 và công thức 2 theo tỷ lệ 1: 2: 4. Tổn thương ruột được gây ra bằng cách cho chuột uống MTX với liều mỗi ngày 12 mg/kg trong 4 ngày. Tổn thương ruột được đánh giá bằng quan sát bằng mắt thường, quan sát dưới kính hiển vi, đo tính thấm của ruột với đỏ phenol và một số thông số hoá sinh mô ruột.

Kết quả:

- Tripliala công thức 1 và công thức 2 với liều 540 mg/kg phục hồi có ý nghĩa hàm lượng protein, phospholipid và glutathion ở màng bờ bàn chải ruột đã bị tiêu giảm ở lô dùng MTX, làm giảm hoạt độ của myeloperoxidase và xanthinoxidase ở niêm mạc ruột của chuột đã bị tăng nếu dùng MTX mà không dùng thuốc.

Triphala công thức 2 còn làm giảm có ý nghĩa tính thấm của đỏ phenol qua ruột, làm giảm tính bất thường của mô bệnh học và giảm hàm lượng LPO của niêm mạc ruột. Các thông số này tăng ở lô dùng MTX mà không dùng Triphala.

Kết luận: Triphala công thức 2 có tác dụng bảo vệ ruột tốt hơn công thức 1 trên tổn thương ruột chuột do MTX (Nariya và Sluikla et aL 2009).

4. Tác dụng bảo vệ gan, thận

Bàng hôi và phương thuốc Triphala (có bàng hôi và 2 vị thuốc khác) được dùng nhiều ở  Ân Độ để chữa các bệnh đường tiêu hoá, gan mật và tiết niệu. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ gan và thận của cao quả bàng hôi và một thành phần hoá học của nó là acid gallic (acid 3, 4. 5 - trihydroxvbenzoic). Gây tổn thương gan và thận chuột cống trắng bằng CCl4 với các biểu hiện chính sau: hoạt tính của các transaminase và phosphatase kiềm tăng rất cao; mức độ peroxy hoá lipid ở gan tăng có ý nghĩa, còn hàm lượng glutathion lại giảm mạnh; hàm lượng protein hơi tăng, còn hàm lượng "lycogen trong gan và thận giảm rất mạnh; hoạt động của eiizvm ATPase và succinat dehydrogenase bị ức chế có ý nghĩa ở cả gan và thận. Cho chuột uống cao quả bàng hôi với liều 200, 400 và 800 mg/kg, còn acid gallic với liều 50, 100 và 200 mg/kg phục hồi lại được các thông số đã bị thay đổi ở trên. Nhưng acid gailic cho tác dụng mạnh hơn.

Kết luận: Acid gallic với liều 200 mg/kg có hiệu quả nhất trên tổn thương gan và thận do CCl4 (Jadon và Bhadauria et a!.. 2007), (Anand và Singh et al.. 1997).

Tác dụng bảo vệ gan của bàng hôi cũng được đánh giá thông qua phương thuốc HP - 1 gồm có 5 vị là bàng hôi, chiêu liêu, chó đẻ, me rừng và dây thần thông, vẫn được dùng ở Ấn Độ để chữa các bệnh về gan mật. Dùng CCL4 để gây tổn thưong tế bào gan. Trong mô hình in vitro, khi thêm CCl4 vào môi trường nuôi tế bào gan, có sự rò rỉ lactatdehydrogenase (LDH) và alanin aminotransferase (ALT) từ trong tế bào ra ngoài tế bào và sự tiêu giảm glutathion khử. Nếu thêm HP - 1 vào môi trường, trước khi thêm CC4 sẽ ức chế được tình trạng trên. Trong mô hình in vivo, gây tổn thương gan bằng cách tiêm phúc mạc CCl4 (lô 1), lô 2 dùng HP - 1 và CCI4 như lô 1, và các lô đối chiếu dùng silymarin, acid ascorbic, betacaroten hoặc alplia - tocoplierol. Ở lô 1, CCl4 làm tăng rất mạnh hoạt độ của ALT và AST (aspartat aminotransferase) trong huyết thanh; làm giảm các enzym chống oxy hoá (catalase, Superoxide dismntase) trong gan và làm tăng peroxy hoá lipid. HP - I (lô 2) ức chế được sự thay đổi của các thông số trên, tương tự như khi dùng thuốc đối chiếu. 

Kết luận: HP - 1 (trong thành phần có bàng hôi) là một phương thuốc có tác dụng bào vệ gan mạnh. Tác dụng này được cho là do thuốc có tác dụng chống oxy hoá (Tasaduq và Singh et al„ 2003). Do bàng hôi và một số phương thuốc có bàng hôi như Triphala, HP - 1 đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ gan, bảo vệ thận, mà tác dụng này lá do tính chất chống oxy hoá và dọn các gốc tự do, một số tác giả đã nghiên cứu bài thuốc Tripliala và từng vị thuốc trong bài thuốc này (Naik et al., 2005), (Hazra, Sarkar et al., 2010) trên tác dụng chống oxy hoá (sự peroxy hoá lipid, các enzym oxy hoá) cũng như trên các gốc tự do (DPPH, hydroxyl, Superoxid, nitric oxyd, hydrogen peroxyđ, oxygen đơn bội) nhằm rút ra xem vị thuốc nào có tác dụng mạnh nhất. Kết quả cho thấy bài thuốc và mỗi vị thuốc hợp thành đều có tác dụng chống oxy hoá và dọn gốc tự do ở các mức độ khác nhau. Một vị thuốc trên mô hình này có tác dụng hơn các vị thuốc kia, nhưng trên mô hinh nghiên cứu khác, thì mức độ tác dụng có thể ngược lại.

5. Tác dụng chống đái tháo đường và chống oxy hóa

Khi nghiên cứu phương thuốc Tripliala và các vị thuốc hợp thành, thấy chúng vừa có tác dụng làm hạ glucose huyết vừa có tác dụng chống oxy hóa và dọn gốc tự do. Dùng methanol 75% để chiết lấy cao của từng vị thuốc hợp thành là quả chiêu liêu (1). bàng hôi (2), Emblica officinal is (chira thấv ở Việt Nam) (3) và toàn phirơnsi thuốc (4) và thấy, trên mô hình gâv đái tháo đường thực nghiệm bằng alloxan (120 mg/kg) ở chuột cống trắng, các cao với liều 100 mg/kg đều làm giảm glucose huyết. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá và dọn gốc tự do của 4 cao (in vitro) thấy, sự peroxy hoá lipid trong hệ Fe+2/ascorbat, nồng độ của các cao ức chế 50% (IC50) sự peroxy hoá lipid theo thứ tự (cao 1, 2, 3 và 4) là 85,5; 27; 74 và 69 ug/ml; tác dụng dọn gốc tự do livdroxyl là 165; 71; 155,5 và 151 ug/ml; và tác dụng dọn gốc Superoxyd là 20,5; 40,5; 6,5 và 12,5 ug/ml.

Kết luận: Phương thuốc và các vị thuốc tạo thành đều có tác dụng làm hạ glucose huyết trên mô hình gây tăng glucose huyết bằng alloxan và có tác dụng chống oxy hoá và dọn gốc tự do. Nhờ vậy 2 thông số trên có thế có liên quan với nhau (Sabu và Kuttan, 2002).

Đi sâu nghiên cứu mối tưong quan này, bàng hôi đã được lựa chọn vì IC50 của sự peroxy hoá lipid là 27 ug/ml và dọn gốc hydroxyl là 71 ug/ml có giá trị nhỏ (tức là có tác dụng mạnh) hơn. Đồng thời dùng mô hình alloxan ở chuột cống trắng. Tiêm phúc mạc alioxan (120 mg/ml) cho chuột, alloxan làm tăng glucose huyết, đồng thời cũng gây ra stress oxy hoá. làm tăng sự peroxy hoá lipid nên làm tăng malonyldialdeliyd (MDA) là một chất trung gian của sự peroxy hoá lipid, làm tăng các gốc tự do hydroperoxyd, làm tăng glutathion dạng oxy hoá và glutathion peroxidase.Stress oxy hoá do ailoxan cũng làm giảm các hệ chất khử trong cơ thể, trong đó có glutatliion khử, làm giảm các hệ enzym chống oxy hoá như superoxid dismutase (SOD), catalase (CAT). Dùng cao quả bàng hôi (cho chuột cũng tiêm alloxan) một mặt làm giảm glucose huyết (có tác dụng chống đái tháo đường), mặt khác cũng làm giảm hầu hết các thông so stress oxy hoá do alloxan. Như vây,cao quả bàng hôi có tác dụng chống đái tháo đường, ít nhất một phần là do tác dụng chống oxy hoá (Sabu và Kuttan, 2009).

6. Tác dụng chống tăng lipid huyết

Đối tượng nghiên cứu là phương thuốc Triphala trong y học Ayurvedic Ấn Độ gồm quả bàng hôi, chiêu liêu và Embìica officinalis (chưa thấy ở Việt Nam) được chiết dưới dạng cao nước. Gây tăng lipid huyết cho chuột cống trắng bằng cách cho chuột ăn thức ăn có 4% cholesterol, 1% acid cholic và lòng đỏ trứng trong 20 ngày (lô 1). Lô 2 dùng Triphala 5 ngày, sau đó vẫn dùng Triphala hàng ngày và cho chuột ăn chế độ ăn như lô 1. Các thông số theo dõi là cholesterol tổng sổ, LDL (low density lipoprotein), VLDL (very low density lipoprotein) và acid béo tự do. Lô 1, các thông số trên đều tăng cao có ý nghĩa so với lô ăn thức ăn bình thường. Lô 2 dùng Triphala, các thông số trên đều giảm có ý nghĩa so với lô 1, có thông số trở về xấp xỉ với chuột bình thường không gây tăng lipid huyết (Saravanan và Srikumar, 2007).

Trong một công trình khác, cũng thử với phương thuốc Triphala, nlurng ngoài các thông số về lipid huyết, đã xác định cả mức độ xơ vữa động rnạch ở thỏ. Thỏ được cho ăn chế độ giàu cholesterol để gây tăng lipid huyết và xơ vữa động mạch.

Kết quả: Các thông số nghiên cứu về lipid huyết cũng tương tự như thí nghiệm trên. Riêng tổn thương về xơvữa động mạch đã được xét nghiệm mô bệnh học động mạch chủ của thỏ, và thấy ở thỏ gây xơ vữa có những mảng vữa ở động mạch chủ thỏ. Ở lô dùng Triphala, thuốc đã ức chế được một phần mảng vữa ở động mạch thỏ (Sliaila, Udupa et al., 1998).

Trước đó, đã nghiên cứu tác dụng của riêng quả bàng hôi trên tăng cholesterol huyết và xơ vữa động mạch ở thở do ăn thức ăn có cholesterol. Thí nghiệm đưọc tiến hành trên 3 lô. Lô 1 (đối chứng), cho thỏ ăn thức ăn bình thường. Lô 2, cho ăn thức ăn có cholesterol để làm tăng lipiđ huyết, gây xơ vữa động mạch chủ của thỏ và làm tăng hàm lượng lipid ở gan và tim thỏ. Lô 3: cho thỏ uống cao quả bàng hôi và ăn chế độ ăn có cholesterol như lô 2.

Kết quả: Ở lô 2, do ăn chế độ ăn có cholesterol kéo dài, nên cholesterol huyết và các thông số lipid huyết khác tăng có ý nghĩa so với lô 1; động mạch chủ thỏ có mảng xơ vữa rất rõ và hàm lượng lipid trong gan và tim thỏ tăng mạnh. Lô 3, cao quả bàng hôi làm giảm cholesterol huyết, làm giảm một phần mảng xơ vữa ở động mạch chủ thỏ và làm giảm giảm lượng lipid ở gan và tim thỏ có ý nghĩa so với lô 2 (Shaila, Udupa et al., 1995).

Tính vị, công năng

Quả bàng hôi còn non có vị chát đắng, có công năng gây tẩy xổ, khi chín có vị chát ngọt, tính binh, có công năng bổ dưỡng nhuận tràng, thanh nhiệt. Tài liệu Trung Ọuốc ghi: Bàng hôi (quả chín) có vị chát ngọt, tính bình, có công năng ích khí dưỡng huyết, thanh nhiệt lợi thấp [TDTH, 1996, vol. II: 1513],

Công dụng

Quả non sắc uống gây tẩy xổ. Quả chín được dùng chữa phù, ỉa chảy, đầy hơi, đau đầu. Ngày 3 - 9g sắc lấy nước uống. Nếu ăn nhiều nhân hạt bàng hôi sẽ buồn ngủ.

Ở Indonesia, quả dùng tẩy xổ, chữa phù, trĩ và ỉa chảy; lá sắc lên làm thuốc nhuộm, gỗ để xây dựng và đóng đồ đạc [Medicinal herb index, 1995: 67]. Còn dùng thịt quả, nướng lên rồi sắc lấy nước chấm vào rốn sau khi rau thai đã rụng.

Ở Mianma, quả khô rất được hay dùng để chữa ho và viêm mắt [Perry et al., 1980: SO].

Ở Ấn Độ, quả bàng hôi rất hay được dùng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau như kích thích tiêu hoá, nhuận tràng, chữa khó tiêu, ỉa chảy, trĩ, chống giun; còn chữa đái són đau, phù thũng; chữa đau lưng, khản tiếng, viêm phế quản, hạ sốt, nhức đầu. Quả chưa chín được dùng để tẩy xổ. vỏ cây chữa thiếu máu, lợi tiểu nhẹ. Chất gôm của cây chế ra dạng bôi ngoài để làm dịu, nếu uống cũng có tác dụng xổ tẩy. Nhân hạt gây ngủ rõ. Ăn mỗi ngày một nhân kéo dài làm tăng ham muốn tình dục [Nadkarni, 1999: 1202], Dầu hạt làm mượt tóc và xoa ngoài chữa thấp khớp. Ọuả bàng hôi dùng riêng và còn phối hợp với các vị thuốc khác. Phương thuốc Tripliala rất nổi tiếng trong y học Ayurvedic gồm có bàng hôi, chiêu liêu và Emblica officinalis (chưa thấy ở Việt Nam) được dùng để chữa rất nhiều bệnh nlnr bệnh đường tiêu hoá, gan mật, đường hô hấp, tiết niệu, bệnh mắt, bàng quang. Nhân hạt bàng hôi, giã nát mịn với hạt tiêu, rồi trộn với ít mật hoặc nước đường để dùng chữa lỵ, ỉa chày. Nhân hạt, quả cau, lá trầu sắc hoặc nhai nuốt chữa khó tiêu, vỏ quà giã nát chiêu với mật ong rồi đắp chữa viêm mắt [Srivastava, 1989: 145], [Chopra et al., 2001: 241] [Kirtikar et al„ 1998, vol.II: 1017],

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC