Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Bầu

15:05 18/05/2017

Bầu có tên đồng nghĩa: Lagenaria vulgaris Ser., L. leucantha (Duch.) Rusby

Tên khác :Bầu nậm, bầu sao.

Tên nước ngoài :Calabash gourd, bitter bottle - gourd (Anh); gourde, calebassier rampant, courge bouteille, calebassier faux (Pháp).

Họ : Bí (Cucurbitaceae).

Mô Tả

Cây thảo leo, dài hàng mét. Thân tròn có nhiều lông, tua cuốn phân nhánh. Lá mọc so le, hình trứng rộng, gốc hình tim, đầu hơi nhọn, mép lá uốn lượn, hai mặt có nhiều lông; cuống lá dài có 2 tuyến nhỏ.

Hoa to, màu trắng, đơn tính cùng gốc; hoa đực mọc đơn độc, 5 cánh rời, nhị 3; hoa cái có vòi ngắn.

Quả dài, có những đốm mốc tròn (bầu sao) hoặc hình tròn, có núm nhỏ hình bầu rượu (bầu nậm), khi già hóa gỗ; hạt nhiều, dẹt.

Mùa hoa: tháng 3 - 4; mùa quả: tháng 5-6.

Bầu và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Lagenaria Ser. chỉ có một loài là cây bầu. Cây có nguồn gốc xa xưa từ vùng nhiệt đới châu Phi, sau lan ra khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khác của thế giới.

Bầu du nhập vào châu Mỹ, được giả thiết là do sự trôi dạt quả (vỏ quả khi già hóa gỗ rất cứng) qua đại dương, từ trước thời Colombo phát hiện ra tân thế giới. Các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học cũng chứng minh bầu đã có cách đây trên 10.000 năm (E. A. Widjaja & M. E. c. Reyes, 1994 in PROSEA N° - 8 - Vegetables, p. 192). Trải qua quá trình trồng trọt lâu dài, loài cây này đã trở nên đa dạng về các giống (cultivars).

Ở Việt Nam, bầu là cây trồng cổ xưa có mặt ở khắp nơi vùng núi và đồng bằng, để lấy quả non làm rau ăn. Căn cứ vào hình dạng, kích thước của quả và vùng trồng, bầu ở Việt Nam hiện có gần 10 loại khác nhau. Loại quả dài và to thường được trồng ở vùng đồng bằng. Một số loại quả tròn, nhỏ với nhiều hình thù đặc biệt, lại được trồng ở vùng núi cao phía bắc, như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang hoặc ở Tây Nguyên. Song nhìn chung, tất cả các giống bầu đều là cây sống một năm với thời gian từ lúc gieo hạt đến khi cây có quả già và tàn lụi chỉ kéo dài khoảng 3-5 tháng. Cây ưa ẩm và khí hậu ôn hòa, được trồng ở vùng thấp vào mùa xuân và ở vùng nhiệt đới núi cao là vào mùa hè - thu.

Cây thích nghi với nhiều loại đất có pH 6 - 7; không chịu được ngập úng. Vào thời kỳ ra hoa, nếu gặp thời tiết mây mù hoặc mưa kéo dài, hiệu quả thụ phấn của hoa sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Hạt bầu có khả năng nảy mầm tốt trong thời gian bảo quản dưới một năm. Bầu là cây rau xanh thông dụng của vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi. Trong số các nước ở khu vực Đông Nam Á, Philippin và Indonesia có sản lượng bầu hàng năm khoảng vài chục ngàn tấn quả. Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây, việc trồng cây thực phẩm nàv cũng có chiều hướng gia tăng.

Một số giống bầu quả nhỏ, có hình dạng độc đáo được trồng ở vùng núi cao (Bát Xát - Lào Cai; Đồng Văn, Mèo Vạc - Hà Giang...), do quả non hơi có vị đắng nên người ta thường để quả già, lấy vỏ quả làm đồ dựng nước hoặc rượu.

Cách trồng

Bầu được trồng chủ yếu trong vườn quanh nhà để tự túc rau ăn.

Người ta nhân giống bầu bằng hạt. Chọn quả to, đẹp, cân đối ở gần gốc (lứa quả thứ nhất hoặc thứ hai), làm quang treo giữ cho đến khi dây bầu héo, vỏ quả vàng, cắt về tiếp tục phơi thật khô, treo vào gác bếp hoặc nơi khô ráo để lấy hạt làm giống. Vào tháng 10 - 12, chỉ cần đào 1-2 hốc, mỗi hốc bón lót 10 - 15 kg phân chuồng hoai trộn với 100 g supe lân, sau đó lấp đất lại rồi gieo 4 - 5 hạt. Khi cây mọc, tỉa bớt, chỉ để mỗi hốc 2 cây.

Có thể gieo hạt ở vườn ươm, khi cây có 4 - 6 lá thật, đánh cả bầu trồng vào hốc đã trộn sẵn phân. Bầu cần được tưới giữ ẩm thường xuyên, khoảng 70 - 80% độ ẩm đất là thích hợp. Rễ bầu ăn nông, cần xới đất tơi xốp, tạo điều kiện cho rễ phát triển. Khi dây bầu dài 1 - l,5m, cần làm giàn cho cây leo. Giàn làm theo kiểu mái bằng, diện tích tùy thuộc số cây ở các hốc. Trước khi bắt dây lên giàn, nên khoanh dây bầu cho nằm một vòng, rồi lấp đất để cây mọc khỏe, lâu tàn.

Chú ý phân bố dây bầu đều trên giàn. Cần dùng phân chuồng hoai, nước phân chuồng bón thúc vào lúc cây có 4 - 6 lá thật, khi bắt đầu ra hoa và có quả rộ. Quả bầu có thể thu hái sau khi hoa tàn khoảng 15 - 20 ngày.

Bộ phận dùng

Quả, hạt, rễ, lá, tua cuốn. Quả bầu được chế biến như sau: cắt quả thành khoanh, gọt vỏ, bỏ hạt rồi thái thành miếng nhỏ, dùng tươi hoặc phơi khô. Hạt thu ở quả già, phơi khô.

Thành phần hóa học

Quả bầu tươi chứa 95% nước, 0,5% protid, 2,9% glucid, 1% cellulose, 21 mg% calci, 25 mg% phosphor, 0,2 mg% sắt, caroten 0,02 mg%, và các vitamin 0,02 mg%, vitamin Bj 0,03 mg%, vitamin PP. 0,40 mg%, vitamin c 12 mg% (Võ Văn Chi. TDCTVN - 1999 - 79). Theo tài liệu Ân Độ (The wealth of India vol VI, 1962 p. 17, 18, 19), quả bầu có nước 96,3%, protein 0,2, chất béo (dịch chiết ether) 0,1, carbohvdrat 2,9%, chất vô cơ 0,5%, calci 0,02%, phosphor 0,01%, Fe mg 0,7%, sodium 11,0 mg%, potasium 86,0 mg% và iodin 4,5 ng/kg.

Thành phần acid amin trong quả gồm leucin 0,8 mg/g, phenylalamin 0,9, valin 0,3, tyrosin 0,4, alanin 0,5, threonin 0,2; acid glutamic 0,3; serin 0, 6, acid aspartic 1,9, cystin 0,6, cvstein 0,3, arginin 0, 4 và prolin 0,3 mg/g. Quả bầu là nguồn nguvên liệu có hàm lượng cao vitamin B và c, các chất khác gồm thiamin 44 (Ig, riboflavin 23 ng, niacin 0,33 mg, cholin 16,02 mg/g và acid ascorbic 13,0 mg/100g, nhiều pectin (21% theo trọng lượng khô) gồm anhyđrid uronic 58,48%, furfural 20,72%, cucurbitacin B. D. G và H chủ yếu là cucurbitacin B và men p glucodase (elaterase). Men này hoạt động tối da ở pH đệm phosphat 4,0 - 5,5, nhiệt độ 50°. o Cucurbitacin B : R = COCH 3 Cucurbitacin D : R = HMeng Yenfa; Yang Guolin đã tinh chế và xác định tính chất của men phenvlalanin ammonia lvase trong quả bầu. Men có 4 đơn vị phụ (subunit) với trọng lượng phân tử của mỗi đơn vị là 74.000 đalton.

Toàn bộ trọng lượng phân tử là 280.000 dalton. (CA. 117, 1992, 247510 c)' Shinvaikar Annie; Screenivasan K. K đã phân lập từ phần chiết ether dầu của quả bầu (phần này thể hiện tác dụng bảo vệ gan) 2 chất steroid là fucosterol và campesterol (CA. 126, 1997, 16775 n) Ngoài ra, quả bầu còn chứa 22 deoxycucurbitacin D, 22 deoxvisocucurbitacin D, acid m. coumaric (TDTHIII. 1101, II. 1917, 1918). Hạt bầu chứa các A5 sterol như codisterol, 25 (27) dehydroporiferasterol, ferasterol, isofucosterol, stigmasterol, campesterol, 22. dihydrobrassicasterol, sitosterol, 25 (27) dehydrofungisterol, 22 (27) dehydrochondrillasterol, 24 p - ethyl - 25 (27) dehyđrolathosterol, avenasterol, spinasterol, 24 methyllathosterol, 22 - dihydrospinasterol và 24 methylene cholesterol (CA. 106, 1987, 153043 y); lượng dầu béo trong hạt khá cao 38% gồm các acid palmitic, stearic, oleic và linoleic. Đây là những acid chủ yếu chiếm 50 - 70% tổng số các acid béo trong dầu hạt.

Thành phần carbonhydrat trong hạt chỉ gồm glucose và fructose (CA. 115, 1991, 27937 z). Bã hạt sau khi đã ép dầu chứa nhiều protein là thức ăn tốt cho trâu bò. Hạt còn chứa men ức chế trypsin, 2 protein LLDT 11 và LLDTIII chứa 30 và 29 đơn vị acid amin là men ức chế mạnh bovine trypsin (CA. 117, 1992, 653501). Krauze, Baranowska; Miroslawa Cisowski Wojeich đã phân lập từ bầu các hợp chất c - glycosid ílavonoid như saponarin, isovitextin (đồng phân C-6) isoorientin và apigenin 7, 4' diglucosyl - 6 - c - glucosid. Saponarin là c - flavon glycosid chủ yếu với hàm lượng 2,484%. OH OH o G = glucose Saponarin(CA. 121, 1994,152458 k; CA. 123, 1995,164496 a). Ngọn và lá bầu chứa các acid amin như leucin 2,3; phenylalanin 1,0; valin 1,0; tyrosin 0,4; alanin 1,1; threonin 0,8; acid glutamic 1,7; serin 0,9, acid aspartic 2,9, cystin 1,7, cystein 0,4; lysin 5,2 methionin sulphoxid 0,3 và prolin 0,3 mg/g, vitamin c và saponin steroid (0,13% so với trọng lượng khô) (The wealth of India voi VI, 1962 17,18, 19).

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng bảo vệ gan:

Gây tổn thương gan bằng carbon tetrachlorid cho chuột cống trắng. Cao khô chiếc cồn quả bầu còn xanh cho uống liều 250 mg/kg thấy tác dụng có ý nghĩa. Nếu chiết bằng ether dầu thì cao có hoạt tính mạnh hơn. Hoạt chất cucurbitacin B cũng có tác dụng bảo vệ gan, làm giảm hoại tử gan khi gây tổn thương gan bằng CC14 ở chuột cống trắng. Gây tổn thương gan và xơ gan bằng cách dùng lâu dài CC14 cho chuột cống trắng, thấy cucurbitacin B làm tăng tích luỹ glycogen gan, ngăn ngừa được tế bào gan nhiễm mỡ và ức chế được sự tăng sinh xơ ở gan.

2. Tác dụng chống ung thư:

Dùng tế bào u s - 130 cấy cho chuột nhắt trắng, thấy chất cucurbitacin B với liều 0,25 - 0,50 mg/kg ức chế được sự phát triển của tế bào s - 180 là 21 - 55%. Gây nhiễm u Erlich cho con vật, thấy cucurbitacin B với liều 0,25 - 0,50. mg/kg kéo dài được thời gian sống của con vật thêm 30 - 38%. Nghiên cứu in vitro, cucurbitacin B gây độc với tế bào ung thư mũi hầu KB và tế bào ung thư Hela. Liều gây chết 50% số tế bào ung thư là 0,005 iug/ml.

3 .Tác dụng chống dị ứng:

Khi nuôi cấy mô tế bào của cây bầu, trong quá trình phát triển, môi trường nuôi cấy có hình thành acid bryonolic là một triterpen pentacyclic có tác dụng chống dị ứng.

4. Độc tính của cucurbitacin B:

Thử trên chuột nhắt trắng dùng đường uống, liều chiết trung bình là LD50 = 14,0 ± 3,0 mg/kg; nếu tiêm dưới da LD50 = 1,0 ± 0,07 mg/kg.

Thử trên chuột cống trắng, dùng đường tiêm dưới da liên tục trong 6 ngày, tổng liều chết trung bình là LDj0 = 2,2 ± 0,03 mg/kg.

Tính vị, công năng

Quả bầu có vị ngọt nhạt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa. Lá bầu có vị ngọt, tính bình. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc.

Công dụng

Quả bầu được dùng luộc, nấu canh hay xào ăn. Bầu luộc ăn mát chữa được táo bón. Nước luộc quả bầu uống là thuốc thông tiểu tiện. Bầu là món ăn - vị thuốc tốt cho bệnh nhân đái tháo đường vì có ít glucose và năng lượng. Thịt quả bầu sống chữa đái rắt, sỏi thận, phù, giã đắp khi bị sưng tấy, nóng đỏ.

Theo kinh nghiệm nhân dân, nếu bị sưng ống chân và đầy hơi mà ăn nhiều bầu thì lâu khỏi, vỏ quả bầu già với liều 30 - 40g, phơi khô, sắc uống để hạ sốt, lợi tiểu, tiêu độc. Rễ bầu cũng được dùng trị phù và vàng da. Ngày 16 - 20 g sắc uống. Tua cuốn và hoa bầu nấu nước tắm cho trẻ để phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa.

Hạt bầu chữa răng lợi sưng đau, giun và sán xơ mít. Dầu hạt trị bệnh đau đầu. Ở Ân Độ, người ta uống dịch ép lá tươi để chữa rắn cắn.

Chú ý: Quả bầu tính lạnh, ăn nhiều có thể gây nôn tháo, người hư hàn, tạng lạnh không nên dùng.

Bài thuốc có bầu

1. Chữa răng lợi sưng đau, tụt lợi, chân răng lộ ra: Hạt bầu, ngưu tất, mỗi vị 20g, nấu lấy nước, ngậm và súc miệng, ngày 3-4 lần.

2. Chữa tiêu chảy và lỵ ra máu:

- Dịch quả bầu còn xanh 10 ml, trộn với dịch lá cỏ nhọ nồi 10 ml, uống ngày 2 lần.

- A nguỳ (chất gôm nhựa của cây Ferula asa - foetida) 1 mg hòa vào 10 ml dịch quả bầu còn xanh. Uống ngày 2 lần, trong 3 ngày liền.

3. Chữa đái rắt, đái đỏ, sỏi thận: Vỏ bầu 30 g, hoàng thảo, nhân ý dĩ, mỗi vị 12g, sắc uống,dùng nhiều ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC