Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cải Ma Lùn

10:05 29/05/2017

Rorippa indica (L.) Hiern.

Tên đồng nghĩa: Nasturtium indicum (L.) DC., Sisymbium indicum L.

Tên khác: Cải đất, đình lịch bùn, cải cột xôi, cải hoang.

Họ: Cài (Brassicaceae).

 Mô tả

Cây thảo, cao 10-30 cm, có khi hơn. Rễ là một nhánh duy nhất. Ở cây sống hằng năm và cây sống dai, thân phân nhánh ngay từ gốc, có khía, nhẵn hoặc có lông. Lá mọc so le, lá ở gốc có cuống với 2 - 4 tai nhỏ, các lá khác đơn và thuôn thành cuống ngắn; tất cả đều nhẵn hoặc có lông, dài 1,3-3 cm, rộng 2-4 cm, mép khía răng.

Cụm hoa mọc thành ngù sau biến thành chùm quả, dài 4 - 10 cm với một lá bắc duy nhất tồn tại ở gốc; hoa nhỏ màu vàng; đài 4 răng thuôn, màu vàng ờ mép, màu lục ở giữa; tràng 0; nhị 6, 2 cái hơi ngắn hơn, chỉ nhị dài hơn bao phấn; bầu hình trụ, 2 ô, mang 6 tuyến không đều ở gốc, noãn nhiều.

Quả cải, hình sợi chỉ, dài 2 cm, rộng 1 mm; hạt xếp thành hai dãy, hình tim dẹt.

Mùa hoa: tháng 8-11 hoặc gần như quanh năm.

Phân bố, sinh thái

Trong số 6 loài thuộc chi Rorippa Seop. đã biết ở Việt Nam, có lẽ loài cải ma lùn trên đây là cây thường gặp nhất, do cây phân bố tự nhiên gần như khắp các địa phương, từ vùng núi (có độ cao khoảng 1000m) xuống đến vùng đồng bằng (trừ vùng ven biến có nước lợ).

Cải ma lùn là cây sống 1 năm, ưa ẩm và chịu bóng. Cây thường mọc thành đám nhỏ trên đất ẩm, lẫn với một số loài cỏ nhỏ khác, ở trong vườn, ven đường đi, bãi bồi ven sông suối hay trên nương rẫy và ruộng trồng hoa màu. Hàng năm, cây con mọc từ hạt vào khoảng tháng 4 - 5; sau gần 2 tháng đã thấy hoa và sau khi quả già toàn cây sẽ tàn lụi.

Bên cạnh công dụng làm thuốc, cải ma lùn còn được dùng làm rau nấu canh ăn.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Cải ma lùn chứa rorifon, rorifamid, caroten, vitamin [Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc, 1997].

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên bướu giáp ở bê: Năm 1987 và 1988 ở một trang trại A (Nhật Bản), có 86 bê bị chết lưu (khi chưa đẻ), bị sẩy thai hoặc bê sinh ra rất yếu trong số 600 bò mẹ. Con số này giảm còn có 36 bê trong năm 1989 và 1990 khi cho bò mẹ ăn thêm rong biển. Xét nghiệm mô học 18 bê yếu và bê chết lưu năm 1987 - 1988 thấy khối lượng; trung bình và sai số chuẩn của tuyến giáp trạng là 36,3 ± 28,6g, trong đó có 12 (67%) tuyến giáp có biểu hiện tăng sản lan toả (diffuse hyperplastic gorier) từ mức vừa đen mức nặng. Còn 5 bê bình thường đỏ ra năm 1989 - 1990 có khối lượng tuyến giáp chỉ là 12,0 ± 3,4g và không thấy có tổn thương mô học. Kết quả nghiên cứu chứng tỏ bướu giáp chính là nguyên nhân của sẩy thai, bê chết lưu và bê yếu.

Nghiên cứu các bê sơ sinh yểu có biêu hiện bệnh bướu giáp ở trang trại A khi xét nghiệm mô bệnh học. thấy 7 trong 13 (54%) có tổn thương tuyến giáp từ mức vừa phải đên mức nặng: còn ở  trang trại B gần trang trại A, tỷ lệ trên chỉ là 1 trong 24 (4%).

Nguyên nhân của sự khác nhau giữa 2 trang trại đã được xem xét. Đồng cỏ của 2 trang trại đều có mọc lác đác cải ma lùn. Nguyên nhân được cho là do hàm lượng iod và có thể cả hàm lượng thiocyanat trong cải ma lùn. Đồng cỏ B có tỷ lệ cải ma lùn cao hơn. Định lượng iod trong cỏ khô (có cả cải ma lùn) thấy hàm lượng iod trong cỏ của trang trại A và B theo thứ tự là 87 và 121 ug/kg. Điều đó chứng tỏ iod trong cải nia lùn có vai trò chống bệnh bướu giáp trong thời kỳ chu sinh (perinatal) của bê (Seimiya et al., 1991).

Tính vị, công năng

Cải ma lùn, vị cay, tính mát, vào 3 kinh phế, thận, và tỳ, có công năng thông đờm, ngừng ho, hoạt huyết, giúp tiêu hoá, tiêu tích, lợi tiểu, ốthũng trứớng. ứ nước ở nội tạng.

Sách "Bản thảo thập di" ghi: vị cay, tính ấm; sách "Quí dương dàn gian thảo dược" ghi: vị cay, tính mát; sách "Tử xuyên trung dược chí" lại ghi: vị đắng cay, tính mát; còn sách "Toàn quốc trung thảo dược hội biên" và sách "Tlurờng dụng Trung thảo dưọc thư sách" đều ghi: vị ngọt, nhạt, tính mát; có công năng thanh nhiệt, lợi mật hoạt huyết, thông kinh [TDTH, 1997, III - 1318],

Công dụng

Cải ma lùn toàn cây được dùng chữa cảm, sốt, đau bụng, tiêu hoá bất thường; ho, viêm khí quản mạn tính; phong thấp cấp, viêm gan, lợi niệu. Còn dùng chữa huyết hư, kinh bế. mụn nhọt. Liều dùng 15 - 30g hoặc 30 - 60g tươi, sắc lấy nước uống trong ngày. Để chữa sốt nóng mùa hè, người nóng, miệng khát, môi khô. sắc lấy nước để uống thay trà. Dùng ngoài tuỳ lượng. lấy cây tươi, giã đáp.

Hạt cải ma lùn (còn gọi là đình lịch) được dùng chữa hen suyễn, thông đờm, chữa phù, thũng trướng, ứ nước trong nội tạng. Ngày dùng 6 - 16g, sắc nước uống.

Ở Ấn Độ, toàn cây được dùng để lợi niệu, thuốc kích thích và chữa bệnh thiếu vitamin c (Scorbut); hạt để nhuận tràng và chữa hen [Chopra et al., 2001: 174; Kirtikar et al„ 1998. I - 147], Ở Indonesia, toàn cây tươi nghiền nát, lấy một ít 11 ước cho trẻ uống khi bị ỉa chảy (Pcrry et al., 1980: 112). Ở Trung Ọuốc, cải ma lùn được dùng chữa ho, long đờm, lợi tiểu và giải độc [Kee, 1999: 277],

Bài thuốc có cải ma lùn

1. Chữa bệnh cổ trướng

Hạt cải ma lùn (đình lịch) sao (hoặc toàn cây) 12g. trần bì 12g, vỏ rễ cây dâu (lấy lớp trắng) 24g, gừng sống 3 lát. Sắc lấy nước uống chia 3 lần uống lúc đói. Có thề dùng riêng cải ma lùn. sao và tẩm 7 lần. Sau đó, sao khô, tán nhỏ, mỗi lần uống 2-3 thìa hoà vào rượu uống lúc đói, ngàv 3 lần [Nam dược thần hiệu].

2. Chữa các chứng phù do viêm gan thể giữ nước, viêm phổi gây tràn dịch màng phổi, ho suyễn ngực căng tức, phù tim mặt sưng, thở gấp; viêm thận cấp đái ít

Cải ma lùn, mạch môn chế bỏ lõi, ý dĩ sao, xa tiền (mã đề), ngưu tất, mộc thông, dành dành, huyền sâm, mỗi vị 12g. sắc đặc, chia 2-3 lần uống trong ngày [Lê Trần Đức. 1997: 598].

3. Chữa hbệnh thủy thũng mạn tính, phù toàn thân

Đinh lịch (hạt cải ma lùn) 3 lạng, nhục quế 1 lạng. Sao vàng tán thành bột, rây, chế thành viên bằng hạt đậu xanh (0,lg). uống mỗi lần 10 viên với nước nóng hoặc rượu [Nam dược thần hiệu].

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC