Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Chóc máu

11:06 01/06/2017

Salada chinensis L.

Tên đồng nghĩa: Tonsella prinoides Willd., T.chinensis (L.) Spreng.,

Tên khác: Sa lạp nước, sa lạp mộc, chóp máu.

Họ: Dây mối (Celastraceae).

Mô tả

Cây bụi leo, cao 2 - 3m. Cành non nhẵn, màu đỏ nhạt, cành già sần sùi, màu xám đen nhạt. Lá mọc đối, hình thuôn - mũi mác, dài 3 - 8 cm, rộng 1,3-4 cm, gốc nhọn, đầu gần tròn hoặc có mũi tù ngắn, mép khía răng, mặt trên bóng và có màu lục đen nhạt khi khô, mặt dưới màu lục nâu, có gân nổi rõ, cuống lá dài 4 - 7 mm, có rãnh ở mặt trên.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm ít hoa màu trắng vàng nhạt; đài có 5 răng hình tam giác tù, đính nhau ở gốc, khía răng nhỏ; tràng 5 cánh mép nguyên, tròn đầu, móng hẹp; nhị 3 bọc lấy một đĩa mật dày, chỉ nhị ngắn, dẹt, bao phấn có các ô choãi ra ỏ' gốc; bầu 3 ô, mỗi ô có hai noãn.

Quả mọng, hình quả lê sau hình cầu, cao và rộng 8-10 mm, màu đỏ; hạt 1, không có cánh.

Mùa hoa: tháng 12 - 1; mùa quả: tháng 2 - 4.

Phân bố, sinh thái

Chi Salacia L. ở Việt Nam có 14 loài, phần lớn có dạng sống là cây bụi; phân bố rải rác khắp vùng núi thấp, trung du và hải đảo.

Loài chóc máu kể trên có vùng phân bố tương đổi rộng, bao gồm các tỉnh Lạng Sơn (Đồng Đăng); Bắc Giang (Lạng Giang: Kép); Quảng Ninh (Quảng Yên); Ninh Bình (Đồng Giao); Nghệ An (Quỳnh Lưu); Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Đà Nang; Ninh Thuận (Ninh Hài); Đắk Nông (Đẳk Mil); Đồng Nai (Biên Hoà) và Kiên Giang (Phú Quốc). Trên thể giói, loài này có ỏ' Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippin.

Chóc máu là cây ưa sáng, chịu được hạn và năng nóng. Chỉ với các điểm phân bố đã biết trên đây, cho thấy cây có biên độ sinh thái khá rộng. Cây có thể thích nghi được vói nhiều tiểu vùng khí hậu nhiệt đới ờ nước ta. Chóc máu thường mọc rải rác trong các quần hệ thứ sinh, như ở rừng non - đang phục hồi, đồi hay các trảng cây bụi trên đất thấp và bờ nương rẫy. Cây có khả năng sống dai, chịu hạn tốt do có bộ rễ cọc khoẻ, mọc sâu trong đất tới 1,5 - 2m. Tuỳ theo màu sắc cùa đất nơi cây mọc, sẽ tác động một phần tói màu của vỏ rễ. Có thể là màu vàng - nếu mọc trên đất feralit vàng - đỏ; hoặc là màu vàng xám - nếu mọc trên nền đất thấp chua và có nhiều cát.

Chóc máu ra hoa quả nhiều hàng năm. Thịt quả chín ăn được. Cây tái sinh tự nhiên tốt bằng hạt và mọc cây chồi sau nhiều lần bị chặt phát. Tuy nhiên nguồn trữ lượng tụ’ nhiên của chóc máu ở Việt Nam rất hạn chế. Muốn có nguyên liệu làm thuốc cần phải trồng.

Hiện tại ở nước ta chưa có tài liệu công bố về trồng trọt loại chóc máu, nhưng chắc chắn có thể trồng được bằng hạt và bằng hom cành có dùng chất kích thích ra rễ.

Bộ phận dùng

Rễ

Thành phần hoá học

Rễ chứa leucopelargonidin, các đimer và tetramer của chúng.

Vỏ rễ chứa 2 chất thuộc nhóm 1,3- diceton, chất béo, dulcitol, mangiferin, 1 - friedelen - 3 - on, friedelan -1,3- dion - 7a - ol, phlobatanin và tanin glycosid.

Thân chứa nhựa gutta, một dimer cùa leucopelargonidin. Lá chứa nhựa gutta.

Thân và rễ chửa leucopelargonidin (điểm chày 226°C) cùng vói dimer (điểm chảy 180°C) và tetramer, dulcitol, nhựa gutta là đồng phân mạch hở cùa cao su tự nhiên (điểm chảy 57°C) và dimer cùa pelargonidin đưọc lấy từ thân. Hai chất cuối cùng cũng được lấy từ lá.

Cây chóc máu chứa các chất friedel - 1 - cn - 3 - on, friedelan - 1 - 3 - dion - 7a -1, friedelan -1,3- dion - 24 - ol. Các chất friedeian -1,3- dion, friedelan -1,3- dion, acid friedelan -1,3- dion - 24 - oie và 24, 25 - oxidofriedelan -1,3- dion, 7, 24 - oxidofriedelan -1,3- dion cũng được chứng minh có trong vỏ rễ.

[Trường đại học Trung Quốc. Trung dược từ hải III, 1997, 219; Sastri et al., The Wealth of India IX, 1972; Ram Rastogi et al., Compendium of Indian Medianal Plants IX, 1972; Ram Rastogi — et al., Compendium of Indian Medicinal Plants I, 1991,356,111, 1999, 600],

Tác dụng dược lý

1.Tác dụng dọn gốc tự do, chổng oxy hoá

Một số thành phần hoá học phân lập được từ rễ cây chóc máu như Triterpen kiểu norfriedelan, lignan và catechin có tác dụng dọn gốc tự do, chống oxy hoá (Kishi et al., 2003).

2. Tác dụng ức chế alphagỉncosiđase và aldose reductase

Mangiferin đưọc phân lập từ rễ cây chóc máu và một sổ loài Salacia khác như S. reticulata, S. oblonga có tác dụng ức chế hoạt độ cùa alphaglucosidase là các enzym chuyển lioá carbohydrate (như sucrase, maltase, isomaltase, alpha - amylase) và aldose reductase. Trong đó, mangiferin ức chế sucrase, isomaltase và aldose reductase (các enzym này đưọc phân lập từ chuột cống trắng) với nồng độ ức chế 50% (IC50) theo thứ tự là 87, 216 và 1,4 |ig/ml (Yoshikawa et al., 2001). Do ức chế alpha - glucosidase nên tinh bột và các đường đôi không chuyển thành đường đơn là glucose để hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu được. Kết quả là glucose huyết không tăng nhiều sau khi ăn tức là có tác dụng chống tăng glucose huyết. Do ức chế aldose reductase, nên glucose trong mô tể bào tăng (là do glucose huyết tăng) nhưng không chuyển glucose thành sorbitol được. Nếu sorbitol trong mô tăng sẽ gây ra nhiều tai biến do đái tháo đườrm như đục thuỷ tinh thế, bệnh võng mạc, gây rối loạn collagen, đặc biệt là các thể bệnh thần kinh.

Theo Rastogi, uống nưóc sắc của rễ và thân (thưòng dùng vỏ thân) có tác dụng chống đái tháo đường [Rastogi et al., 1999,1: 357].

Tính vị, công năng

Rễ chóc máu vị chát, tính ấm, có công năng khư phong, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.

Sách "Tân hoa bản thảo cương yếu" cũng ghi: rễ, vỏ thân chóc máu vị chát, tính ôn, có công năng khư phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.

Công dụng

Rễ chóc máu được dùng chữa viêm khớp, phong thấp, đau lưng, mỏi cơ bắp, cơ thể suy nhược. Liều dùng 20 - 40g sắc uống trong ngày.

Ở Ẩn Độ [Chopra et al., 2001: 89] và Philippin [Perry et al., 1980: 179], nước sắc rễ chóc máu được dùng để điều trị vô kinh (amenorrhea) và thống kinh (đau khi thấy kinh) và được cho là có khả năng gây sẩy thai. Ở Indonesia [Medicinal herb index, 1995: 148], rễ để làm săn se, chữa thống kinh và gây sẩy thai. Quả mọng có thể ăn được.

Bài thuốc có chóc máu

Chữa phong thấp, viêm khớp, đau hmg, nhức mỏi gân cơ:

Rễ chóc máu, rễ cây khuy áo nhẵn (Pittosporum gỉabratum Lindl.), dây máu, mỗi vị 15 - 20g, sắc nước uống mỗi ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC