Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cỏ ba lá bò

17:06 02/06/2017

Trifolium repens L.

Tên khác:           Bạch xa trục thảo, chẽ ba bò, cô chĩa ba.

 Họ:      Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây thảo nhẵn, sống lâu năm, cao 10-50 cm. Thân ngầm mọc bò ngang và bén rễ ờ những mấu. Rễ có nhiều nốt sần. Lả kép mọc so le, có cuống rất dài, gồm 3 lá chét hình trái xoan ngược, không cuống, gốc thắt lại, đầu tròn bang, mép nguyên hoặc hơi có răng, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá trên một cuống dài thành đầu khá lớn hình cầu; hoa nhiều màu trắng hoặc hơi hồng; đài hình ống có răng không đều; tràng có cánh cờ dài gấp 2-3 lần đài.

Qủa đậu chửa 3-4 hạt.

Mùa hoa: tháng 5-10.

 Phân bố, sinh thái

Chi Trifolium L. phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm hoặc cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, hiện biết có 3 loài, trong đó có loài cỏ ba lá bò, có tài liệu cho rằng loài này được nhập nội từ châu Âu, sau trở nên hoang dại hoá. về phân bố đã ghi nhận được cụ thể như: tỉnh Lào Cai (rải rác khắp huyện Sa Pa, Bát Xát và Bắc Hà); Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ); Hà Giang (Quản Bạ. Đồng Văn)... 

 Cỏ ba lá bò là loại cây thảo sống nhiều năm, ưa ẩm, ưa sáng và ưa vùng có khí hậu mát quanh năm. Cây thường mọc thành đám dày đặc và có thể lấn át các loại cò nhỏ khác, ở ven đường đi, chân đồi, bãi đất hoang quanh làng bản. Cò ba lá bò sinh trưởng mạnh trong mùa xuân - hè; sau khi ra hoa và có quả già, cây vẫn xanh tốt trong mùa đông lạnh kéo dài. Cây tái sinh tự nhiên tốt bằng hạt và đẻ nhánh ờ các mấu.

Với khả năng đẻ nhánh nhiều và bò lan nhanh, cỏ ba lá bò được sử dụng làm cây phủ đất và cải tạo đất, do rễ có nốt sần cố định đạm.

 Bộ phận dùng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Cỏ ba lá bò chứa trifolin, hyperin, myricetin - 3 - o - galactosid, myricetin - 3 - o - glucosiđ, linamarin, lotaustralin, coumarin, hydroxy - coumarin, acid melilotic, acid glyceric.

 Hoa chứa tinh dầu bao gồm a - pinen 0,3%. camphen 0,4%, p - pinen 0,]%, p. menthen 0,3%, limonen 3,0%, a - terpinen 0,3%, p. cymen 0,7%, p - caryophyllen 1,1%, p - sesquiphellandren 0,2%, trans - linalol oxyd 1,4%, cis - linalol oxyd 1,3%, linalol 5,4%, linalyl acetat 0,7%, a - terpineol 0,6%, a - terpinyl acetat 1,0%, cỉtronellol 0,5%, nerol 0,3%, và geraniol 1,2% [Trường đại học Dược Trung Quốc I, Trung dược từ hải, 1993, Ram p. Rastogi et al. II, Compendium of Indian Medicinal Plants, 1999: 636; Võ Văn Chi, 1997: 258].

 Tác dụng dược lý

1.Tác dụng độc với ngựa

Trong cây có glucosid sinh ra acid cyanhydric (cyanogenetic glucoside) hàm lượng tới 6% trong đó có lotaustratin và pinitol. Các glucosid này khi thuỷ phân sẽ giải phóng ra acid cyanhydric (HCN) gây độc, đặc biệt là độc cho ngựa [Chopra et al., 2001: 248],

2.Tác dụng chống u và ung thư

Cao chiết nước của hoa cỏ ba lá bò cỏ tác dụng chống ung thư.

 a)Cao thử: Cao chiết hoa cỏ ba lá bò bằng nước, tiệt trùng, rồi bào quản dưói 4˚C trong thời gian ít nhất 100 ngày. Người ta cho rằng thành phần có tác dụng chống ung thư là một protein đã bị thoái biến trong quá trình bảo quản, thành phần này không phải là aicaloid;

b)Đổi tượng thử: Chuột cống trắng gây 1 đùi bằng tế bào sarcoma - 45 và gây 1 bằng Ehrlich (Ehrlich's ascite) bằng tiêm phúc mạc;

c)Kết quả: Chuột được uống hoặc tiêm phúc mạc cao hoa cỏ ba lá bò - có tác dụng ức chế sự phát triển cùa u đùi, nhưng không có tác dụng trên II báng khi so với lô đối chửng không dùng thuốc [Chang, 1992: 126],

3.           Tác dụng kiểu estradiol, chống ung thư và chống oxy hóa

Cũng giống một số loài thuộc chi Trifolium khác như T. pratense, hoa và đốt nang hoa của cỏ ba lá bò có chứa một số isoflavon có tác dụng kiểu estrogen. Hoạt tính của 100g dưọc liệu khô tiro-ng đương với 0,55 - 0,565 mg estradiol. Ngoài ra còn có caroten, vitamin trong hoa, nên hoa còn có tác dụng chống oxy hoá và chống ung thư [Chang, 1992: 126] [Foster et al., 2000: 87],

 Tính vị, công năng

Cỏ ba lá bò vị hơi ngọt, tính binh, có độc tính, có công năng thanh nhiệt, lương huyết, an thần; chù trị trĩ sang xuất huyết, động kinh [TDTH, 1993,1: 193],

Sách "National Collection of Medicinal Herbs", chúng tôi cho rằng, đây là tên tiếng Anh của sách "Toàn quốc Trung thảo dược hội biên" ghi: cỏ ba lá bò vị đắng, tính hàn, có công năng chống viêm, lợi tiểu, hạ sốt, minh mục (làm sáng mắt) [Chang, 1992: 126],

Công dụng

Nhân dân ta thường dùng cỏ ba lá bò để chữa sốt cao, người bứt rứt, khó ngủ, hoặc trẻ em sốt, co giật, sưng viêm, lở ngứa. Ngày dùng 20 - 30g, sắc lấy nước uống, hoặc lấy cây tươi, rửa sạch, giã, vắt lấy nước cốt uống.

 Cỏ ba lá bò là loại cỏ giàu protein, được dùng làm thức ăn cho gia súc như trâu bò. Tuy nhiên, cây độc với ngựa vi có nhiều glucosid cyanogenetic, sinh ra acid cyanhydric.

 Người bản xứ châu Mỹ dùng lá cỏ ba lá bò chữa cảm lạnh, ho, sốt và khí hư. Y học dân gian châu Âu dùng hoa cỏ ba lá bò pha chè uổng để chữa thấp khớp và chữa bệnh gút. Cây có chứa nhiều isoflavon có tác dụng kiểu estrogen, trong đó có genistein. Ngoài tác dụng estrogen, còn có tác dụng phòng ngừa ung thư và tác dụng chống oxy hoá [Foster ct al„ 2000: 86 - 87].

Theo sách "Quí châu dân gian dược vật", để chữa động kinh dùng 30g cỏ ba lá bò sắc nước uống hàng ngày; nhưng để chữa trĩ sang xuất huyết, cũng dùng 30g cỏ ba lá bò, nhưng dùng hỗn hợp rượu và nước, thể tích bằng nhau để sắc [TDTH, 1993, I: 193],

Bài thuốc có cỏ ba lá bò

Chữa ung thư:

Để chữa ung thư vú, dùng hoa cỏ ba lá bò hãm với nước sôi, uống hàng ngày. Đối với các loại ung thư khác, dùng bài thuốc sau: hoa cỏ ba lá bò, lá cây hoa tím khiêm (Viola verecunda A. Gray), rễ cây chút chít nhăn (Rumex crispus L.), mỗi vị 15 - 20g sắc nước uống mỗi ngày một thang [Chang, 1992: 126], Hạt cỏ ba lá bò cũng có thể dùng thay hoa để chữa ung thư [Chang, 1992: 127].

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC