Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cỏ hàn Tín

10:07 07/07/2017

Cỏ Hàn Tín có tên đồng nghĩa: Scutellaria leucodasys Miq.

Tên khác: Hàn tín thảo, nhĩ cát thảo, hoàng cẩm Ẩn, thiên hướng hoa.

Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả Cây thảo, sống lâu năm, cao 25 - 40 cm. Thân phần dưới mọc bò, bén rễ ở những mấu; phần trên đứng thẳng, hơi có cạnh, nhẵn hoặc có ít lông, thường màu tím. Lá mọc đối, hình trứng, dài 1 - 1,5 cm, rộng 0,7 - 1,2 cm, gốc bàng hoặc hơi hình tim, đầu nhọn, mép có răng tròn đều, mặt trên màu lục có ít lông.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm lệch bên, dài 7 - 10 cm, gồm nhiều vòng, mỗi vòng có 2 hoa; lá bấc nhỏ, hoa nhò, màu tím; đài hình chuông, có lông rậm, có răng tròn gần đều; tràng có ống hơi cong, có lông ở mặt ngoài, mặt trong nhẵn, chia hai môi, môi trên xẻ 3 thuỳ, thuỳ giữa lớn hơn, hình tròn, hai thuỳ bên ngắn, hình tam giác; môi dưới ngắn hom, xẻ cánh; nhị thò ra ngoài tràng; bầu nhẵn. Quả ít gặp.

Phân bố, sinh thái

Chi Scute/Uiria I trên thế giới có khoảng360 loài, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ châu Mỹ đến châu Á, châu Phi và nhiều đảo lớn ở Thái Bình Dương. Ngoài ra còn có vài chục loài ở vùng ôn đới ấm thuộc châu Á và châu Âu. Ở Việt Nam, thuộc chi này đã phát hiện được 15 loài, trong đó có loài hoàng cầm Ấn hay còn gọi là Cỏ hàn tín kể trên.

Cỏ hàn tín phân bố rải rác ở hầu hết các nước thuộc vùng Nam Á (Ấn Độ, Xrilanca) đến vùng Pônii - Nam Á (Indonesia: Java. Sumatra: Philippin, Thái Lan), Trung Quốc, New Guinea và một số quốc đảo khác. Ở Việt Nam, loài này đã phát hiện thấy ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Lâm Đồng.... Cỏ hàn tín thuộc loại có sống 1 hay nhiều năm. Cây mọc ở các tỉnh phía bắc có thể tàn lụi vào mùa đông. Cây ưa ẩm, hợi chịu bóng; thường mọc ở ven đồi, rừng núi đá vôi (ở miền Bắc) hoặc ven rừng ấm, gần bờ suối ở cửa rừng. Tại tinh Quảng Ngãi (huyện Đức Phổ) còn lấy cây mọc lẫn trong các lùm bụi ở bờ nương rẫy với độ cao chi vài chục mét so với mặt biển.

Cỏ hàn tín sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm: ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên từ hạt tốt. Mặc dù vậy trữ lượng của cây trong tự nhiên không đáng kể. Nếu có nhu cầu sử dụng lớn thì cần phải trồng. Cây trồng bằng cách gieo hạt có thể cho thu hoạch 11 cây trong năm đầu tiên.

Bộ phận dùng

Toàn cây. Thường dùng tươi hoặc băm nhỏ phơi khô.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng virrus

Đã nghiên cứu tác dụng kháng virus của 21 vị thuốc vẫn được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc trên các loại virus herpes simplex lip I ( I IS V - I: herpes simplex virus type I) và virus hợp bào hô hấp (RSV: respiratory syncytial virus) phân lập được ở người. Cao cỏ hàn tín không có tác dụng trên HSV - I nhưng có tác dụng khá kháng virus KSV với nồng độ ức chế IC50 là 32 Cùng với các hợp chất polyphenol có trong cỏ hàn tín, các hợp chất khác trong cao cũng có thể có vai trò trong hoạt tính kháng virus RSV (L-i Y et aI. 2004).

2. Tác dụng độc tế bào

Các Aavonoid chiết được từ toàn cây cỏ hàn tín có tác dụng độc tế bào, là tác dụng thường được nghiên cứu ban đầu để sàng lọc các thuốc chống ung thư (Bae et al„ 1994).

Tính vị, công năng

Cỏ hàn tín vị đắng, hơi cay, có mùi thơm, tinh mát hơi ấm, có công năng thanh nhiệt, binh can, thừa cân, hoạt lạc, tán huyết, chi thông. Sách "Toàn quốc trung thảo dược hội biên" ghi: Cỏ hàn tín vị cay, hơi đắng, tinh bình. Sách "Tuyền châu bản thảo" ghi: vào ba kinh tâm, can và phế, có công năng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tán ứ, bình can [TDTH. 1997, III: 736]

Công dụng

Cỏ hàn tín được dùng chữa đòn ngã tổn thương, sưng tấy, lưng khớp đau. Lấy 80g cây tươi, giã nát, lấy nước cốt, hoà rượu uống. Còn được dùng chữa phụ nữ đẻ xong, chân tay đau mỏi, áp xe phổi, viêm ruột, lỵ. Ngày 10 - 15g dược liệu phơi hoặc sấy khô, hoặc 20 - 30g tươi, sắc nước uống ngày một thang. Dùng ngoài điều trị viêm da mủ, lở ngứa ngoài da, đòn ngã tổn thương, vết thương chảy máu. Lấy cây tươi, rửa sạch, giã nát đắp. Khi bị rắn cắn. côn trùng đốt, dùng cỏ hàn tín tươi 60g giã nát, lấy nước cốt thêm mrớc uống, bã đắp lên chỗ tổn thương.

Ở Trung Quốc, nước sắc cỏ hàn tín được dùng trong bài thuốc dân gian để điều trị tổn thương do chấn thương, trong khi thuốc đắp để chữa bệnh ngoài da. Thuốc cũng gây trung tiện, bổ và làm tiêu cục xuất hvết dưới da [Ide Padua et al.. 1999: 441]. Một tài liệu khác ghi: Cỏ hàn tín cũng được dùng để chữa sưng đau do chấn thương, bổ té, đập đánh, suy nhược do làm lụng quá độ, chữa ho, xuất huyết ngoại thương, tứ chi tê sau khi sinh đẻ, rắn độc cắn. Dùng khô, mỗi lần 8-12g, dùng tươi 12 - 32g sắc uống. Dùng ngoài, lấy cây tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ tổn thuơng.

Ghi chú: Thuốc có tiểu độc, ngtrời có thai dùng phải thận trọng. Có tài liệu còn ghi: cấm dùng cho phụ nữ có thai [Lê Quý Ngưu và cs., 1995: 190].

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC