Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cô La

11:06 01/06/2017

Cola nitida (Vent.) Schott ex End I.

Tên đồng nghĩa: Sterculia nitida Vent.

Tên khác: Sảng tây.

Họ: Trôm (Sterculiaceae).

Mô tả

Cây nhỡ hay cây to, cao 2 - lOm, có khi hơn. Lá mọc so le, hình trứng, dài 15 - 25 cm, rộng 6-10 cm, gốc thuôn, đầu tù hoặc nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn; cuống lá phình ở gốc.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm nhỏ, gồm toàn hoa đực hoặc hoa đực xen với hoa lưỡng tính, lá đài 5 răng màu trắng đốm tía; không có cánh hoa; nhị 10, xếp thành hai hàng; bầu hình trứng; có 5 - 6 lá noãn.

Quả gồm 2 - 6 đại hoá gỗ xếp thành hình sao, đại dài 8 - 12 cm, rộng 4 - 8 cm, mặt ngoài xù xì, mờ ở mặt lưng; hạt to 5 - 10, hơi có cạnh, xếp thành hai hàng, màu trắng, hồng hay đỏ nhạt khi còn non. Cây đa dạng gồm nhiều loài và thứ.

Phân bố, sinh thái

Chi Cola Schott et Endl. thuộc họ Sterculiaceae, trên thế giới có khoảng 125 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi, trong đó có 3 vùng được xác định là nơi tập trung sự đa dạng cao của chi này. Đó là Sietta Leone - Liberia, Nigeria - Camơrun và Gabông. Tuy nhiên trong cả chi hiện mới có 4 loài được đưa vào trồng, phổ biến nhất là Cola nitida (Vent.) Schott et Endl. và c. acuminata (P. Beauv.) Schott et End!.; sau đó đến hai loài C. anomala K. Schum và C. veriicillata (Thonn.) Stapf ex A. Chev.

Loài cô la (C. nitida (Vent.) Schott et Endl.) vốn mọc tự nhiên ở các rừng mưa nhiệt đới ở vùng Tây Phi, bao gồm từ Sierra Leone đến Bê Nanh và Ghana, về sau cây được trồng nhiều tại các quốc gia này và lân cận. Đến đầu thế kỷ 19 cô la được nhập trồng tại Ấn Độ, Indonesia Malaysia; sau đó đưa sang cả Australia và Nam Mỹ [C. L. M. van Eijnatten and Roemantyo, 2000 in: PROSEA Na 16 - Stimulants].

Ở Việt Nam, theo một số tác giả (Võ Văn Chi, 1992; Nguyễn Tiến Bân, et al., 2003) cô la đã từng thấy trồng ở tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng (Bảo Lộc) và thành phố Hồ Chí Minh (Thảo cầm viên), về nguồn gốc, có lẽ cây được người Pháp lấy giống từ châu Phi đưa vào trồng.

Côla thuộc loại cây gỗ nhỏ đến gỗ nhỡ, trung sinh. Khi cây còn nhỏ (mới nảy mầm đến 2 năm tuổi) ưa bóng và chụi bóng, sau trở thành cây ưa sáng. Cây sống được trên nhiều loại đất: feralit vảng đỏ, đất đỏ bazan và đất có thành phần sét cao lẫn với cuội cát. Đặc điểm chung của các loại đất này có hàm lượng mùn từ trung bình trở lên, tơi xốp, dễ thẩm nước và có thể hơi chua. Cô la ưa khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm; nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng mạnh từ 23 - 30°C; lượng mưa trên 1500 mm/năm.

Cây mọc từ hạt sau 6-7 năm bắt đầu có hoa quả. Mùa hoa quả có thể thay đổi tuỳ theo vùng trồng. Ở Nigeria, cô la nở hoa vào tháng 7-8; quả già tháng 11 - 12; ở Java (Indonesia) cây trồng cũng có hoa chủ yếu vào mùa mưa (tháng 8 - 9), thậm chí còn thấy hoa rải rác quanh năm. Hoa cô la nở trong phạm vi 3 - 4 ngày, nhưng sự thụ phấn chỉ xảy ra ở trong ngày thứ nhất hoặc thứ 2. Tỷ lệ hoa thụ phấn kết quả đạt khoảng 33% và sau 120 - 135 ngày quả già. Hạt cô la có thể nằm vùi trong đất hoặc dưới lớp thảm mục 6-8 tháng mới nay mầm. 

Cây trồng được bằng hạt. Hạt gieo ở ườn ươm sau 1 - 2 năm mới đánh ra trồng; cũng có thê nhân giống bằng cách chiết cành. Cự ly trồng từ 7 - 9m/cây; sau 6 năm đã có cành lá xum xuê và bắt đầu ra hoa quả, các năm sau nhiều hoa quả hơn. Năng suất mỗi hécta có thể cho tim hoạch từ 500 - 1000 kg hạt tươi; thời gian cho sản phẩm kéo dài tới 52 năm.

Cô la là một cây trồng quan trọng ở châu Phi. Tổng sản lượng cô la trong những năm 60 của thế kỷ trước vào khoàng 175.000 tấn/năm. Trong đó riêng Nigeria đã cung cấp 120.000 tấn; 50.000 tấn là của Sierra Leon và Bê Nanh và khoảng 3.000 tấn là của các nước Trung và Nam Mỹ. Vào những năm 80 sau đó sản lượng toàn thế giới đã đạt tới 200.000 tấn/năm. Hầu hết hạt cô la của châu Phi được xuất khẩu sang thị trường châu Âu (C. L. M. vail Eijnatten and Roematvo. 2000).

Mặc dù cô la đã được nhập trồng ở Việt Nam đã lâu, nhưng đến nay loại cây trồng này vẫn chưa được phát triển rộng rãi không rõ vì lý do gì (?).

Cách trồng

Cô la có nguồn gốc ở các nước châu Phi nhiệt đới. Hiện cây được phát triển ở nhiều nước châu Phi đồng thời đã di thực đi nhiều nước nhiệt đới khác như Indonesia, Brazil. Cô la cũng đã được nhập nội vào nước ta từ năm 1945, đã trồng thí điểm ở một số nơi, cây sinh trưởng, phát triển tốt. Song đến nay cây vẫn chưa được mở rộng và phát triển.

Cây được nhân giống bằng, hạt ở vườn ươm. khi cây cao 70 cm - 1 m đánh ra trồng.

Thời vụ gieo hạt và trồng cây cola tốt nhất là vào mùa xuân, vì lúc này thời tiết ấm áp, lại có mưa xuân.

Có thể trồng cô la như trồng cây công nghiệp. cây ăn trái... Chỉ cần chọn nơi đất cao ráo, thoát nước. Không cần phải chăm sóc nhiều, khá năng chống chịu của cây rất cao.

Khi trồng cần đào hố sâu. bón lót một ít phân chuồng hay phân xanh, mùn núi cộng với ít lân. tất cả được trộn đều, sau đó đặt cây giống xuống lắp đất chặt và tưới nước ngay. Khoảng chênh cây chừng 6 - 8m một cây.

Chăm sóc: lúc cây còn nhỏ cần xới, xáo, vun hốc thỉnh thoảng tưới nước cho đủ ấm, hàng năm bón thúc một hai lần bằng phân đạm, hay nước phân chuồng.

Cô la cây lâu cho quả từ khi trồng đến khi cho quả phải mất 12-15 năm mới có quả, nhưng thời gian cho quả lại kéo dài đên 50 - 60 năm.

Thu hoạch khi quả gần chín, hái về tách lấy hạt rồi đem ngâm nước vài ngày, sau đem đãi rửa thật sạch hết lớp vỏ nhầy, nếu dùng tại chỗ người ta giữ hạt nơi ẩm. hoặc đổ trong thùng. Sọt có lá chuối lót trong cho hạt luôn luôn được ẩm.

Bộ phận dùng

Hạt.

Thành phần hóa học

Theo Stephanov (1988) và Phạm Hoàng Hộ (2006) trong hạt tươi cô la cafein liên kết với đường và tamil dưới dạng glucosid colanin, trong quá trình phơi sấy phân huỷ từ từ thành cafein, đường glucosa và colatanin, nên tác dụng gây phấn khích dịu hơn và bền hơn cafe. Còn cathechin chuyển thành phlobaphen có màu đỏ. Hạt cô la cũng chứa theobromin, anthocyanin chất béo, đường, tinh bột (Andrew c, 2006; Võ Văn Chi, 1997) và [The Wealths of raw material India, 1981].

Tác dụng dược lý

Hạt cô la có tác dụng kích thích thần kinh, làm mạnh tim, trợ cơ, lợi tiểu, tăng lực, kích dục. bổ dạ dày. Với liều vừa phải, cô la là một vị thuốc trợ sức tốt đối với người làm việc trí óc và chân tay, vận động viên và có khi được dùng cả với ngựa đua. Khi dùng, liều cao thì nguy hiểm vì thực sự cô la chỉ che lấp sự mệt nhọc chứ không có tác dụng làm hết sự mệt nhọc, và vì vậy có thể thấy kích thích quá độ, sau đó thì gây mệt kéo dài [Võ Văn Chi, 1997: 306; Đỗ Tất Lợi. 1999: 924 - 926; Duke J.A. et al., 2002:323],

Trong quá trình một bệnh nhiễm khuẩn, các bạch cầu hạt trung tính bị hoạt hoá và sản sinh các chất oxy hoá và elastase vào trong môi trường ngoài tế bào. Chất ức chế alpha - 1 - proteinase, một chất ức chế protease bị khử hoạt tính bởi các chất oxy hoá, là chất ức chế nội sinh chủ yếu của elastase có tác dụng hạn chế hoạt tính quá mức của elastase.

Các kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng của cao chiết hạt cô la không chứa cafein bảo vệ chất alpha - 1 - proteinase khỏi bị khử hoạt tính bởi các chất oxy hoá như các dạng oxy phản ứng, và đánh giá tác dụng trực tiếp của cao chiết này trên elastase sản sinh bởi bạch cầu hạt trung tính, trên gốc tự do livdro peroxyd và trên hệ myelopero- xydase - hydro peroxyd qua các hệ không tế bào, đã chứng minh cao chiết hạt cô la không chứa cafein có tác dụns quét gốc hydro peroxyd và do đó bảo vệ chất ức chế alpha - 1 - proteinase chống lại acid hvpoclorơ được sản sinh bởi hệ mveloperoxvdase - hydro peroxvd. Các thí nghiệm cũng chứng minh cao chiêt hạt cô la có khả năng hạn chế hoạt tính của elastase.

Mặt khác, việc nghiên cứu tác dụng của cao chiết hạt cô la trên chuyển hoá của các bạch cầu hạt trung tính cô lập, được kích thích bởi 4ß - pliorbol - 12 - myristat - 13 - acetat. hoặc N - íbrmyl - inethỉonyl - Icucinc - pheiivlalanin đã chứng minh cao chiết hạt cô la có tác dụng làm giảm sự giải phóng elastase từ các bạch cầu hạt trung tính, và do vậy hạn chế tác dụng có hại gây bởi enzym này (Daels - Rakotoarison et al., 2003).

Cao chiết từ hạt Cola nitida được nghiên cứu sàng lọc về tác dụng kháng vi khuẩn Mycobacterium trên một chủng sinh trưởng chậm Mycobacterium hovis ATCC 35738 ở liona độ 1000 ug/ml bằng phương pháp bức xạ kế, và trên 6 chủng sinh trưởng nhanh của Mycobacterium vaccae ATCC bằng phương pháp pha loãng vi lượng trong canh nuôi cấy.

Cao chiết methanol từ lá và vỏ thân cô la không có hoạt tính ở nồng độ cao nhất lOO0 ug/ml. Chỉ có cao chiết methanol từ vỏ rễ cỏ la có tác dụng ức chế mạnh đối với cả M. hovis và các cliủnu A/. vuccae. Nồng độ ức chế tối thiểu của cao vỏ rễ cô la đối với M. bovis lá 125ug'/ml, và đối với 6 chủng ATCC của M.vaccae xê dịch từ 500 ug/ml tới trên 1000ug/ml. Rifampicin, chất đối chứng dương tính, có hoạt tính ức chế mạnh đối với M. bovis ở nồng dộ thử nghiệm 5ug/ml và lOug/ml; và 4ng/ml đến 8ug/ml đối với 6 chủng M. vaccae (Adeniyi B. A. et al., 2004). 

Đã đánh giá vai trò của hạt cô la trong nguyên nhân mắc bệnh giống như bệnh sốt rét ở người khỏe mạnh. Mỗi người trong 48 người tình nguyện đã không uống hạt cô la hoặc cà phê trong tháng trước được cho uống 35g côla trong 3 nhày liên tiếp. Đã nhận xét thấv 16 người tình nguyện (33 3%) có ký sinh trùng sốt rét trong máu lúc bắt đầu nghiên cứu, trong khi 32 người (66,7%) không có ký.sinh trùng.

Bốn ngày sau, 10 người (20,8%) đã không có ký sinh trùng ở ngày đầu nay lại thay có ký sinh trùng. Những người đã có ký sinh trùng trước khi Uống cô la đã có sự tăng có ý nghĩa mật độ ký sinh trùng. Phân tích thống kê cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa sự tăng ký sinh trùng và việc uống cô la. Những người tình nguyện có các triệu chứng lâm sàng như khó ngủ, mất tập trung, chóng mặt và yếu ớt thường thấy ở người bệnh sốt rét (Alaribe A. A. et al., 2003).

Các kết quả nghiên cứu cơ chế tác dụng kháng hướng sinh dục của cô la và tác dụng sinh học của cao chiết cô la trên các tế bào tuyến yên được nuôi cấy cho thấy cô la chỉ ức chế sự giải phóng hormon tạo hoàng thể (LH) và không có tác dụng trên sự giải phóng hormon kích nang trứng (FSII). Trên thực tế. cao cô la làm giảm sự giải phóng LH trong môi trường nuôi cấy mà không ảnh hưởng đến lượng LH chứa.trong tế bào tuyến yên.

Cao chiết cô la tạo thành các phức chất với glycoprotein bazơ (nhưng không kết hợp vowsi glycoprotein acid) và ngăn cản các chất này vào trong các tế bào (Benie T. et al.. 2004).

Công dụng

Từ rất lâu người dân châu Phi đã dùng hạt cô la để làm chất kích thích giúp cho lao động chân tay trong thời gian dài mà không mệt bằng cách nhai hạt. Ở Mỹ hạt cô la được dùng chế các đồ uống, và tạo thành chất cốt bổ của một số nước uống không có rượu [Sastri B. N. et al., 195o, II: 306 - 307],

Cô la được dùng trong các trường hợp mới yếu dậy hoặc mệt mỏi do lao dộng chân tay hoặc trí óc quá sức, suy nhược thần kinh, cảm cúm, khó tiêu. buồn nôn. Ngày dùng l - 4g hạt dưới dạng bột, cao lỏng, cao mềm. cồn thuốc, rượu vang thuốc [Võ Văn Chi, 1997: 306; Đỗ Tất Lợi. 1999: 924 - 926; Duke J. A. et al., 2002: 323],

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC