Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cỏ Mẹ

16:05 31/05/2017

Littdemia crustacea (L.) F. Muell.

Tên đồng nghĩa: Vandellia crustacea Benth.

Tên khác: Mau thảo, dây lưỡi đòng.

Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Mô tả

Cây thảo cỏ rễ chùm, sống hằng năm. Thân bò, bén rễ ở những mấu dài 15 - 25 cm, có cạnh, phân nhánh ở gốc. Lá mọc đối, hình trái xoan, gốc hình nêm, đầu nhọn, mép cỏ răng cưa, hai mặt nhẵn, cuống dài 2 - 3 mm.

Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, màu tím, cuống cỏ lông rất nhỏ đài hơn đài, mọc đứng hoặc tõe ra khi nở; đài hình chuông, dài 4 - 5 mm, chia 5 thuỳ hình mác nhọn, nguyên hoặc có răng; tràng dài gấp đôi đài, môi trên nhẵn, chẻ đôi, môi dưới dài hơn môi trên, nhẵn, chẻ ba; nhị đính ở họng, chỉ nhị nhẵn, vượt ra ngoài tràng; bầu nhẵn, hình cầu.

Quả nang, nhẵn, hình trứng, đầu tù, hạt nhỏ, màu vàng, có mạng lưới không đều.

Phân bố, sinh thái

Chi Linđernia All. có 30 loài ở Việt Nam, 3 loài được dùng làm thuốc, trong đó có loài cỏ mẹ. Cỏ mẹ là loại cây thảo nhỏ sống một năm, phân bố rộng rãi khắp các tỉnh miền núi và trung du, từ Hà Giang, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên. Độ cao phân bố đến 1.500m (ở Sa Pa - Lào Cai). Cây còn có ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Philippin, New Caledony và úc châu.

Cỏ mẹ là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc lẫn trong đám cỏ thấp ở ven đường đi, ven đồi, trên nương rẫy hay dọc theo các lối đi ở ven rừng. Cây mọc từ hạt vào tháng 4 - 5, ra hoa quả trong mùa hè và tàn lụi vào cuối mùa thu. Trong trồng trọt, cỏ mẹ đưọc coi là các loại cỏ dại cần phải loại bỏ.

Bộ phận dùng

Toàn cây. Thu hái toàn cây. rửa sạch, dùng tươi; rễ rửa sạch phơi khô.

Thành phần hoá học

Chứa chất đắng chưa xác định thuộc nhóm alcaloid hay glucoid (Võ Văn Chi, 1997) có tác dụng gây nôn, lợi kinh, lợi mật, chữa bệnh trĩ viêm ruột, kiết lỵ (Phạm Hoàng Hộ, 2006).

Tính vị, công năng

Cỏ mẹ có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc.

Công dụng

Cỏ mẹ được dùng trị cảm mạo. lỵ trục khuẩn cấp và mạn tính, viêm ruột, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, viêm gan, viêm thận, thuỹ thủng, bạch đới. Liều dùng: 40 - 80g rễ sắc uống.

Dùng ngoài, rễ hoặc cành lá tươi đắp trị ung nhọt, đinh độc. vết thương, rắn cắn. ve đốt. Cây tươi giã nát còn được dùng đắp để trị eczema, bệnh ngoài da.

Ở Đông Nam Á, các phần trên mặt đất của cây được dùng trị mụn nhọt và nhứa, trộn với nghệ và đảo nóng với một ít nước và đắp để trị nhiễm khuẩn các móng tay.

Ở Malaysia, nước sắc lá được dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi đẻ. Ở Mollucas, cỏ mẹ là thuốc trị mụn nhọt và ngứa, mụn lở  kiểu herpes và mụn lở gâỵ bởi ve rừng. Ở Lào và Campuchia, cỏ mẹ được coi là có tác dụng gây nôn và tay, có tác dụng tốt điều trị các rối loạn về mật, bệnh lỵ, mất kinh và viêm gan. Ở Brunei, cỏ mẹ tán nhỏ trộn với nước còn được uống trị tiêu chảy và nôn.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC