Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cỏ Mục Túc

16:05 31/05/2017

Medicago sativa L.

Tên khác: Linh lăng, cỏ mê đi ca gô.

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống hàng năm hoặc nhiều năm, cao 0,3 - 0,8m, gốc hoá gỗ. Thân hình trụ nhẵn, mọc đứng, phân cành nhiều. Lá kép mọc so le, 3 lá chét hình trái xoan ngược hay thuôn, mép khía răng ở gần đầu lá, hai mặt nhẵn; lá kèm nhọn dài, có răng ở gốc.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu ngọn thành chùm dài hơn lá; hoa to, nhiều, màu tím hoặc xanh lơ. Ọuâ đậu nhẵn hoặc hơi có lông, mọc đứng thẳng, cong 2-3 vòng hình xoắn ốc, mở giữa; hạt nhiều.

Mùa hoa quả: tháng 6-9.

 Phân bố, sinh thái

Chi Medicago L. ở Việt Nam có 2 loài đều là cây nhập nội. cỏ mục túc vốn có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải, sau được du nhập trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cây được Bộ Nông trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nhập giống từ Cu Ba. vào năm 1968 hoặc 1969, đem trồng đầu tiên tại 2 nông trường bò sữa Ba Vì (Hà Tây) và Mộc Châu (Sơn La). Câv trồng với mục đích làm thức ăn cho trâu bò, đồng thời cũng có tác dụng phủ đất và cải tạo đất.

Cỏ mục túc là câv ưa sáng, ưa ẩm. Tại Nông trường Ba Vì, năm 1970 và 1971, cỏ mục túc đã được trồng đại trà thành từng ô hoặc thành từng băng (luống rộng) xen lẫn với cỏ trồng (cỏ Goatêmala) hoặc cỏ mọc tự nhiên. Với cách bố trí như vậy, con bò sẽ ăn được cả 2 - 3 loại cỏ trong một ngày chăn thả.

Cỏ mục túc gieo trồng bằng hạt (là chính) hoặc bằng cách giâm cành. Cây có sức sống dai. chịu được sự giẫm đạp của gia súc mà vẫn có thể tái sinh tốt.

Bộ phận dùng

Toàn cây (bỏ rễ), phơi khô hoặc dùng tươi.

Thành phần hoá học

Cỏ mục túc chứa protein 19,90 - 22,71%, chất béo 1,41 - 2,87%, chát xơ 21,54 - 30,13%. Các acid am ill là arginin 3,5/16g, liistiđin 1,5/I6u, lysin 4.2/16iz. tryptophan, phenylalanin 4.1/16”. methionin 1,3/16ii. threonin 5/16”, leucin 7,9/1611, isoleiicin 4,3/16”. valin 4,9/16g, các thành phan vô cơ: 2,80, p 0,74, K 4,1 1, Na 0,35. Mil 0,44%. Các nguvên tổ khác là Ba, Cr, Co, Cu, Fe, Mil, Mo, Ni. Ag, St, Ti. Va và Zn.

Cỏ mục túc giàu vitamin A. F. và chứa p - caroten 6.24, thiamin 0,15. riboflavin 0,46, niacin và a - tocopherol 15,23mg/100g, acid pantothenic, biotin, acid folic, cholin, inositol, pyridoxin, vitamin Bi: và vitamin K. cỏ tươi chửa vitamin c l,78mg/g, nhưng đề khô thì mất đi 80%. Các sắc tố là p - caroten, xantlioplivl và chất diệp lục. Các xanthophyl hao uồm lutein, violaxantliin. crvptoxanthin, zeaxantllin và neoxantliin, có chất flavon là tricin. Các acid hữu cơ là acid citric, acid malic, acid oxalic và acid malonic. Các acid có hàm lượng thấp là acid succinic, acid tumaric, acid shikimic, và acid quinic. cỏ mục túc chứa 30% ester (chủ yếu là myricyl stearat và 70% para(ìn) (nonacosan và hentriacontan) và một phân đoạn alcol uom 11 - triacontanol và 11 - octocosanol. Phân đoạn acid béo giàu glvcerid chứa acid oleic 31,0%, acid linoleic 16.9%. Phân đoạn phosphatid gồm lecithin 0,08, ccphalin. Các acid béo trong phân đoạn pliospliatid chiếm 13,3% gồm acid oleic 36.8%, acid linolcic 14,7%, acid linolenic 35,2%.

Các enzym có trong cỏ mục túc là amylase, emulsin, coagulase, peroxidase, lipase, invertin, pectinase. (Sastri et al., The Wealth of India, vol. VI, 1962,313 - 319).

Lá chứa một saponin rất độc (I), được xác định là triglucosid của acid medicagenic, các chất monogalactosyl, digalactosyl và sulfoquinovosyl 0,8% diglycerid, có trong glyceroglycolipid, một isoflavan là sativin. Lá còn có p - methyl - D - glucosid (Võ Văn Chi, 1997).

Hạt chứa acid sialic, 7 - methoxy - 3, 5, 8, 3', 4' - pentahydroxyflavon (II). Ngoài ra, có (-) homostachydrin (Võ Văn Chi, 1997).

Hoa chứa myrcen, limonen và linalol.

Rễ chứa medicarpin - D - glucosỉd và một saponin khi thuỷ phân cho hederagenin, glucose và arabinose.

Ngoài ra, cò mục túc còn có coumesterol, acid benzoyl mesotartric, acid benzoyl (S) (-) malic, a - tocopherol, một isomer của tocopherol, một saponin dự kiến là acid 2p - hydroxy - 3P - (P - L - rhamnosyl - p - D - glucosyl - Ị3 - D - glucosyl - oxy) - olean - 12 - en - 23, 28 - dioic, chất medicagol, 3', 4’, 7 - trihydroxyflavon. [Rastogi et Mchrotra, Compendium of Indian Medicinal Plants, vol.I, 1999, vol.II, 1999].

Theo tài liệu khác, cỏ mục túc chứa lucemol, sativoi, coumestrol, formononetin, tricin, citrullin, hispidecin, soyà - saponin, ononitol, L - galactoheptulose, delphinidin, petunidin, malvidin, Iinalol, homostachydrin, acid sialic [Trường Đại học Dược Trung Quốc, Trung dược từ hải, II, 1996, 648],

Chất sativin có tính kháng nấm đối với Cladosporium cucumerinum.

Công dụng

Chủ yếu được dùng làm thức ăn cho gia súc, vì trong cành và lá chứa hàm lượng protein cao (gần 30%) và một số vitamin. Được biết cây cũng được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm của thổ dân vùng Trung cận đông và Địa Trung Hải.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC