Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Côn Bố

10:06 02/06/2017

Laminaria japonica Aresch

Tên khác: Hải đới, nga chưởng thái.

Tên nước ngoài: Laminaire (Pháp).

Họ: Côn bố (Laminanaceae).

Mô tả

 Tảo có hình dạng dẹt màu nâu gồm một bộ phận hình trụ là thân và một bộ phận dẹt là lá, có những móc bám, thường mọc cuộn lại. Lá dài 50 - 60cm, rộng 5 - 6 cm, phần giữa dày, mép mỏng lượn sóng.

Nhiều loài khác cũng được sử dụng.

Phân bố, sinh thái

Tảo côn bố phân bố chủ yếu ở vùng biển cận nhiệt đới và ôn đới, trong đó có các vùng thuộc Đông - Bắc Á và hiện chưa thấy ở các vùng biển của Việt Nam. Ở Trung Quốc, người ta thường lấy được tảo côn bố ở các vùng biển thuộc tỉnh Liêu Ninh, Sơn Đông và Phúc Kiến.

Tảo côn bố sống ở vùng biển nước nông hoặc trung bình. Cơ thể tảo có dạng hình dài hẹp và dài, ở gốc có giác bám vào đá; toàn bộ các phần phía trên luôn phải chuyển động do sóng biển hoặc dòng hải lưu. Tảo sinh sản bằng bào tử hoặc bằng cách đẻ nhánh; thậm chí các phần dải bị gãy rời ra, trôi nôi trong nước biển về sau cũng phát triển thành cá thể mới.

Bộ phận dùng

Toàn cây tảo đã được phơi khô.

Thành phần hoá học

Tảo chứa 60% carboliydrat bao gồm algin, manitol 11,13%, galactan, các vitamin B2, c, p, caroten 19,36%, tocopherol, fucosterol (hàm lượng fucosterol cao nhất từ tháng, 2 đến tháng 6, B - caroten từ tháng 7 đến tháng 9. iod 0.34%, kali 4,36%, Fc, Ca. Ngoài ra. còn có laminin, laminarin, prolin và acid asparagic.

Theo Duan D. et al. (1995), côn bố có iso - pentenyl - adenosin, trans - zeatin và trails - zeatin ribosid [CA 124. ỉ996: 81643j].

Fucoidin có trong côn bố là polysaccliarid có thể phân tách thành 8 phân đoạn. Phân đoạn P4 là glycosid typ a [CA 121, 1994: 22639]g].

Theo Kojima Kaztio ct al. (1992). các acid béo là acid eicosapentanoic, acid palmitic, acid oleic, acid linoleic, acid octadecatetraenoic, acid arachidonic [CA 117, 1992: 149163t],

Theo Horic Y. et al. (1991), các chất xơ tan trong nước chiếm 14.3%, còn các chất xơ không tan trong nước là 21,7% [CA 115, 1991: 157467g].

Deng Huaichun et al. (1987) còn chứng minh tác dụng bảo vệ phóng xạ của polysaccharid trong côn bố [CA III, 1989: 20! 65v].

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng làm giãn cổ tư cung

Đã tiến hành so sánh hiệu quả của phương pháp dùng misoprostol viên đặt âm đạo với nong cổ tử cung dùng tảo nong là thân giả của một loại tảo được gọi là côn bố (cách chế tạo xem phần công dụng) trước khi soi tử cung để phẫu thuật. Bệnh nhân gồm 144 được chẩn đoán là có tổn thương trong tử cung, cần phải soi tử cung, được chia làm hai lô. Lô A gồm 72 ngưòi dùng misoprostol 200pg được đưa vào túi cùng âm đạo: lô B có 72 bệnh nhân dùng tảo nong (laminaria tent) đưa vào trong cổ tử cung.

Kết quả cho thấy, cả hai phương pháp dùng misoprostol và tảo nong đều có hiệu quả làm giãn cổ tử cung tương đương nhau, với đường kính trung bình cổ tử cung là 7,5 - 7,6 mm. Thời gian cần để cổ tử cung giãn khoảng 51 giây. Sự khác nhau giữa hai phương pháp không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, plnrơng pháp dùng misoprostol tốt hơn ở chỗ dễ áp dụng, giá thành thấp, thầy thuốc thao tác dễ, bệnh  nhân đỡ đau hơn, có cảm giác thoải mái và dễ chấp nhận hơn (Danvish et al., 2004).

2. Tác dụng hỗ trợ nạo thai

Năm 1998, Atlas et al. đã nghiên cứu so sánh ba phương pháp nạo phá thai ở 175 thai phụ, có thai được 16 đến 20 tuần tuổi, tự nguyện xin được nạo phá thai: 41 thai phụ được dùng viên đạn âm đạo prostaglandin E? (PGE2) (lô A); 72 thai phụ được đặt tảo nong (laminaria tent) 24 giờ trước rồi mới đặt viên âm đạo PGE2 (lô B) và 62 thai phụ được bôi gel PGE2 với liều 0,5 mg vào trong cổ tử cung trưóc khi đặt tảo nong, sau đó 24 giờ đặt viên đạn âm đạo PGE2 (lô C). Cả ba lô được phân bố đều về tuổi thai phụ, tình trạng thai nghén, số lần đã đẻ, chủng tộc và tuổi thai.

Kết quả cho thấy 95% thai phụ ra thai trong vòng 24 giờ. Thời gian trung bình ra thai ở lô A là 689 ±319 phút; lô B là 487 ± 321 phút và lô c là 547 ± 374 phút, sổ viên đạn PGE2 cần dùng để thai ra ở lô A là 3 (từ I đến 8); ở lô B là 1,3 (từ 1 đến 3) và ở lô c là 2,5 (từ 1 đến 9). Các thai phụ ở lô c bị đau nhiều nhất, thuốc giảm đau (morphin) phải dùng trung bình là 4 lần (từ 0 đến 10): ở lô B chỉ phải dùng trung bình là 2 lần (từ 0 đến 9) với p = 0,003. Tỷ lệ số người bị sốt nhẹ ở lô A là 29%, lô B là 68% và lô c là 54%.

Như vậy dùng tảo nong 24 giờ trước khi dùng viên đạn âm đạo (lô B) làm cho thời gian ra thai ngắn hơn, và số viên đạn đặt âm đạo PGE2 cân dùng ít hơn. Dùng gel PGE2 trong tử cung trước khi đặt tảo nong (lô C) làm tăng đau cho thai phụ, mà không thấy có hiệu quả và ưu điểm gì rõ rệt hơn (Atlas et al., 1998).

Năm 1999, một số tác giả khác (Macisaac et al., 1999) đã tiến hành so sánh hiệu qua và khả năng chấp nhận của thai phụ đối với cả ba phương pháp làm giãn cổ tử cung trước khi nạo phá thai với thử nghiệm ngẫu nhiên, mù kép và có kiếm tra placebo là dùng misoprostol uống liều 400fig (lô A), dùng misoprostol viên đạn đặt trong âm đạo 400ug (lô B) và dùng tảo nong 4 giờ trước khi nạo thai, số thai phụ được nghiên cứu là 106, với thai được 7-14 tuần tuổi.

Kết quả cho thấy, lô B dùim misoprostol trong âm đạo có độ giãn tử cung lớn nhất, trung bình đạt 28 mm; lô A dùng misoprostol uống, độ giãn cổ tử cung là 24,2 mm, kém hơn lô B có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; còn lô dùng tào nong, độ giãn là 25,9 mm, tuy có kém hơn lô B một chút, nlnrng không có ý nghĩa thống kê.

Những thai phụ được dùng tảo nong có tỉ lệ người cảm nhận thấy đau là 85,7% kể cả đau ít; ở lô dùng misoprostol uống, tỉ lệ đau là 28,9%; còn lô dùng misoprostol trong âm đạo, tỉ lệ đau là 34%. Tỉ lệ các thai phụ cần dùng thêm biện pháp khác để cổ tử cung giãn đủ mức để nạo thai, thời gian tiến hành lấy thai và số lượng máu mất không có sự khác nhau giữa ba lô. Không có sự khác nhau về tai biến trong thời gian 4 giờ chờ nạo thai, tai biến tiêu hoá rất hiếm xảy ra ở cả ba lô.

Nlur vậy, phương pháp dùng misoprostol trong âm đạo tốt hơn cách dùng uống. Cách dùng tảo nong cũng chấp nhận được để làm giãn cổ tử cung trước khi nạo thai ở thai phụ có thai được 7-14 tuần tuổi. Phương pháp dùng misoprostol trong âm đạo tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn hai phương pháp kia (Maclsaac et al., 1999).

Năm 2002, Paz et al. đã tiến hành so sánh 2 phương pháp nạo phá thai ở các thai phụ tự nguyện có tuổi thai vào ba tháng thử hai của thai kỳ (thai đã trên ba tháng). Tổng số thai phụ là 100 chia ra làm hai lô, mỗi lô 50 người. Sau khi đặt tảo nong trong 24 giờ lô A, các thai phụ được tiêm vào trong màng ối 40mg prostaglandin F2 alpha (PGE2a), còn lô B, đặt vào âm đạo 200fig misoprostol, cứ 12 giờ một lần. Sau 24 giờ lô A thai không ra là 14 (28%), còn lô B là 6 (12%). Thời gian trung bình thai ra ở lô A là 10,7 giờ, còn ở lô B là 13,6 giờ. số lần phải tiêm thuốc giảm đau (morphin) ở lô A là 1,6 lần, còn lô B là 0,8 lần. Những thai không ra pliải tiến hành nạo thai. Như vậy, sau khi dùng tảo nong, lô dùng misoprostol, hiệu quả ra thai tốt hơn và ít đau hơn so với lô dùng PGE2 (Paz et al., 2002).

Gần đây, năm 2005. Borgatta et al. đã nghiên cứu so sánh tác dụng gây sảy thai bằng nước muối ưu trương và misoprostol có đặt và không đặt tảo nong. Nghiên cứu đưọc tiến hành ở 58 thai phụ có thai được 17,5 - 22,5 tuần tuôi, tự nguyện được thử ngiệm. Tất cả các thai phụ đều được tiêm 60 ml dung dịch nước muối ưu trương vào trong, màng ối để cho thai chết. Sau đó đặt viên thuốc đạn misoprostol 200ug vào sâu trong âm đạo, cứ 6 giờ một lần cho đến khi ra thai. Kết quả cho thấy lô có đặt tảo nong. thời gian ra thai trung bình là 14,4 giờ, tổng liều misoprostol trung bình cần dùng là 628ug; tổng liều thuốc giảm đau cần dùng Si (morphin) là 41mg trong khi ở lô không dùng tảo nong, các thông số trên lần lượt là 11.4 giờ; 496ug và 26mg morphin. Như vậy là không dùng tảo nong lại tốt hơn dùng tảo nong. vi thời gian ra thai nhanh hơn, lượng thuốc misoprostol và morphin cần dùng đều ít hơn (Borgatta et al., 2005).

3. Tác dụng hỗ trợ trong đẻ khó

Đã nghiên cứu thử nghiệm xem phương pháp nào trong 3 phương pháp thúc đẻ ít phải mổ tử cung nhất ở thai phụ khó đẻ do cổ tử cung không mở. Các điều kiện thử là thai phụ tự nguyện, thai đơn, thai nuôi đỉnh, có độ mở cổ tử cung dưới 2 cm, tỷ lệ xoá dưới 75%.

Ba phương pháp đã dùng là dùng tảo nong và oxytocin tiêm tĩnh mạch (A); dùng gel PGE2 bôi vào trong cô tử cung, mỗi lần 0,5 ug, sau 6 giờ lại bôi một liều nữa, sau đó dùng oxytocin (B) và truyền dung dịch nước muối đẳng trương (NaCI 0,9%) vào bên ngoài màng ối, rồi dùng oxytocm (C). Đã thử nghiệm 321 thai phụ. Kết quả cho thấy, tỉ lệ không có kết quả phải mổ tử cung để lấy con ra ở nhóm A là 36%; nhóm B là 33% và nhóm c là 29%. Tuy nhiên thời gian trung bình đẻ thai ra ở nhóm B dài hơn hai nhóm kia (Giiinn et al., 2000). 

Bước hai chỉ tiến hành so sánh 2 phương pháp là dùng nước muối đẳng trương (phương pháp C) và dùng tảo nong (phương pháp A) rồi dùng oxytocin. Kết quả thu được là tỉ lệ không có kết quả, phải mổ tử cung để lấy thai ra ở nhóm c là 25.4%, còn ở nhóm A là 30,3%, nhưng sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Thời gian đẻ con ra ở lô c là 18 giờ, còn ở lô A là 21,5 giờ; còn tỉ lệ chết con và chết mẹ ở hai nhóm tương đương nhau.

Như vậy, phương pháp truyền dung dịch muối đẳng trương vào ngoài màng ối có thời gian đẻ ngắn nhắt hiệu quả cũng khá và không làm tăng tỉ lệ chết mẹ và chểt con so với hai nhóm kia. Phương pháp dùng tảo nong cũng có tác dụng, nhưng không hơn so với 2 phương pháp kia (Guinn et al„ 2000).

4. Tác dụng gây quá mẫn

Tảo nong thường được đặt vào trong cổ tử cung để làm giãn cổ tử cung nhằm phục vụ cho việc soi và phẫu thuật trong tử cung, nạo thai hoặc trị đẻ. Tuy nhiên, đã có trường hợp đặt tảo nong, thấy xuất hiện các phản ứng quá mẫn (hypersentivity) là do trước đó đã có lần đặt tảo nong. Các phản ứng gồm mày đay, phù mạch, rối loạn hô hấp. Tất cả các trường hợp xảy ra phản ứng quá mẫn đều phải lấy tảo nong ra và dùng hoặc là diplienlivdramin, prednison, hít thuốc giãn phế quản, hoặc tiêm dưới da epinephrin. Một phụ nữ bị phản ứng quá mẫn, sau đó đã thử phản ứng da với dịch chiết của côn bố, thấy phản ứng dương tính. Thai phụ được đặt tảo nong, nếu xảy ra phản ứng quá mẫn thường biểu hiện loại phản ứng tip 1, tức là phản ứng do 1gE. Vì vậy, các thầy thuốc khi đặt tảo nong cho thai phụ, cần hỏi thai phụ xem trước đây đã từng dùng táo nong chưa và khả năng quá mẫn để có thể dùng phương pháp khác thay tảo nong để làm giãn cổ tử cung và chuẩn bị các phương tiện để có thể xử trí kịp thời khi phản ứng xảy ra (Chanda et al., 2000).

5. Tác dụng phòng chống bướu cổ

Trong côn bố có một hàm lượng iod cao, lại ở dưới dạng iod hữu cơ, vì vậy được dùng phòng và chống bướu cổ đơn thuần. Côn bố cũng điều chỉnh lại chức năng tuyến giáp [Kee, 1999: 359 - 360],

6. Tác dụng làm hạ lipid huyết

Đã nghiên cứu tác dụng làm hạ lipid huyết và chống xơ vữa động mạch của polysacchariđ (PS) chiết xuất từ côn bố trên chim cút. Gây tăng lipid huyết và xơ vữa động mạch ở  chim cút bằng cách cho chim cút ăn một chế độ có nhiêu mỡ. Sau đó, chia làm hai lô. một lô đối chứng và một lô cho dùng polysaccharid trong hai tuần. Kết quả cho thấy, nồng độ cliolesterol tổng số (CT), triulycerid, lypoprotein tỉ trọng thấp (LDL) trong huyết thanh và chỉ sổ gan (index of liver) giảm rõ rệt; tỉ số HDL/CT (HDL: lipoprotein tỉ trọng cao) tăng mạnh; mức độ xơ vữa động mạch và tổn thương xơ mỡ giảm ở lô chim cút dùng PS so với lô đối chứng. Như vậy, PS của côn bố làm giảm rõ rệt lipid troim huyết thanh và phòng ngừa được sự hình thành xơ vữa động mạch (Li c, et al., 2005 ).

7. Tác dụng chống oxy hoá trong đái tháo đường

Trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng đều thấy stress oxy hoá đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh sinh của đái tháo đường tip 1 và tip 2, còn xanthin oxydase được coi như một trong những nguồn hình thành gốc tự do trong đái tháo đường.Trên chuột cống trắng thực nghiệm gây đái tháo đường bằng streptozocin, mức độ peroxy hoá lipid và hoạt tính của xanthin oxydase đều tăng, trong khi glutathion, glutathion reductase và glutatliion peroxydase đều giảm. Nếu cho chuột cống trắng uống cao chiết nước côn bố với liều 100 mg/kg trong 5 ngày sẽ làm giảm có ý nghĩa thống kê hàm lượng glucose huyết và sự tăng peroxy hoá lipid, còn Silutathion các loại đều phục hồi đến mức gần bình thường. Ngoài ra, cao côn bố chiết nước còn ức chế có ý nghĩa sự tăng hoạt tính của xanthin oxyđase trong gan chuột (Jin et al., 2004).

8. Tác dụng trên tế bào ung thư

Cao chiết côn bố bằng nước nóng được tiêm dưới da 5 ngày với liều 100 mg/kg cho chuột cống trắng đã cấy u báng bằng tế bào u sarcom - 180, thấy u báng giảm 13,6% so với lô chứng không dùng cao côn bố. Tác dụng này có lẽ là do thành phần polysaccharid có trong côn bố đã chiết ra được bằng nước nóng. Trong những nghiên cứu in vitro lại không thấy có tác dụng. Như vậy tác dụng ức chể tế bào ung thư của polysaccliarid phải thông qua vai trò của cơ thể [Chane, 1992: 156],

9. Tác dụng trên thận

Tác dụng của fucoidan là một chất được chiết xuất từ côn bố trên suy thận mạn tính thực nghiệm đã được nghiên cứu trên mô hình cắt bỏ thận gần hoàn toàn (subtotal nephrectomy) và mô hình gây tổn thương thận bằng làm lạnh thận ở chuột cống trắng. Kết quả cho thấy fucoidan có tác dụng bảo vệ thận ở cả hai mô hình. Fucoidan cho uống liều 100 mg/kg hoặc 200 mg/kg làm giảm có ý nghĩa thống kê sự tăng hàm lượng creatinin và nitrogen urea trong huyết thanh. Những thay đổi mô bệnh học của ống thận vả kẽ thận giảm rõ rệt khi dùng fucoidan so với lô không dùng thuốc và những thay đổi của các vùng màng nang cuộn mao mạch thận cũng giảm nhiều. Ở liều cao 200 mg/kg fücoidan có tác dụng mạnh hơn liều 100 mg/k" (Zhansi Q. et ai., 2003).

10. Tác dụng phòng ngừa sâu răng rà viêm lợi

Thử lâm sànu dung dịch côn bố thấy có tác dụng phòng ngừa được sâu răng và viêm lợi ở người. Đó là do khi ngậm dung dịch côn bố. chức năng tuyến nước bọt được cải thiện, thành phần muối khoáng trong dung dịch ngậm đưọc tối ưu hoá, làm tăng khả năng làm sạch khoang miệng và tăng sức đề kháng của các mô răng, cũng như làm giảm số lưowjng vi khuẩn gây bệnh ở răng (Vilova et al., 2005).

11. Tác dụng trên đường tiêu hoá

Magnesi alginat là một chất bán tổng hợp từ côn bố, sau khi uống, sẽ phản ứng với acid liydrocloric của dịch vị thành magnesi clorid và acid alginic, nên làm giảm độ acid của dịch vị. Mặt khác, acid alginic mới sinh sẽ tạo thành gel nổi lên trên bề mặt của dịch dạ dày, ngăn cản sự chuyển dịch từ dạ dày lên thực quản, nên maenesi alginat có tác dụng ngăn sự ợ chua [Từ điển Bách khoa dược học, 1999: 377].

12. Tác dụng trên huyết áp và trên máu

Côn bố có tác dụng hạ huyết áp. Dịch côn bố hoặc dung dịch acid alginic tẩm vào gạc đắp thì có tác dụng cầm máu. Nhưng thêm dịch côn bố vào máu mới lấy ra khỏi cơ thể lại có tác dụng chống đông máu như heparin. Hoạt chất có tác dụng chống đông máu trong côn bố bền với nhiệt độ. Chiết dịch côn bố bằng nước nóng vẫn có tác dụng chống đông máu [Kee, 1999: 359 - 360], 

13. Tác dụng chống ho, chống hen

Côn bố có tác dụng long đờm. giảm ho, giảm hen [Kee, 1999:299] có thể có liên quan đến công năng thanh đờm, nhuyễn kiên, lợi thuỷ của Côn bố.

14. Độc tính

Đã nghiên cứu độc tính cấp và độc tính trường diễn (dùng trong 6 tháng) của côn bố và fncoidan (là một chất được chiết từ côn bố) ở chuột cống trắng, thấy côn bố không có biểu hiện độc. Fucoidan được dùng đến liều 300 mg/kg cũng không thấy có biểu hiện độc có ý nghĩa. Tăng liều lên đến 900 mg/kg rồi 2500 mg/kg cùng không thấy độc, nhưng thời gian đông máu kéo dài có ý nghĩa thống kê (Li N et al., 2005).

Tính vị công năng

Côn bố vị mặn, tính hàn, trơn, không độc, vào ba kinh can, thận và vị, có công năng thanh nhiệt, tán kết tụ, nhuyễn kiên (làm mềm các u cục rắn), lợi thủy. Nhiều tài liệu đều ghi như vậy. 'Nhưng sách "Toàn quốc trung thảo dược hội biên" ghi: Côn bố vị mặn, hơi chua, tính hàn, có công năng thanh đàm, nhuyễn kiên, tán kết, hãnh thuỷ [TDTH, 1996, II: 796] và công năng, chỉ khái suyễn, bình can hoả [TDTH, 1996, II: 2295].

Công dụng

Côn bố được dùng để chữa bệnh bướu cô đơn thuần, tràng nhạc, thuỷ thũng, tích tụ hòn cục, sưng đau tinh hoàn; bệnh do thiếu iod vì trong côn bố có hàm lượng iod khá cao. Ngày dùng 4 - 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Tây y dùng trụ thân già của côn bố để nong rộng cổ tử cung gọi là tảo nong (laminaria test). Lấy bộ phận non như thân của côn bố, đem tiện thành từng thỏi hình trụ như bút chì, rồi phơi khô tiệt trùng, đóng vào ống thuỷ tinh đóng kín. Khi cần nong rộng cổ tử cung đề soi trong tử cung, phẫu thuật trong tử cung, gây sẩy thai hoặc để thúc đỏ, đặt thỏi côn bố vào cô tử cung. Khi gặp nước, thỏi côn bố hút nước, thể tích nở ra tăng lên đến 7-8 lần. làm mở rộng cổ tử cung ra.

Tây y thường dùng bột côn bố như một thuốc chữa iod hữu cơ, dùng khi thiếu iod và có tác dụng nhuận tràng do tác dụng cơ học. Còn được dùng để chế tạo acid alginic, iod và magnesi aghinat. Magnesi alginat là thuốc kháng acid (antacid).được dùng trong bệnh thừa acid dịcli vị, loét dạ dày, tá tràng, chống ợ chua.

Ở nhiều nước, côn bố là loại thực phấm thông dụng, được bán ở các cửa hàng thực phẩm. Các loại nem, nếu cuộn thêm một ít côn bố là một món ăn ngon. Ở Trung Quốc, côn bố cũng được dùng để điều trị bướu cổ ở một số vùng thiếu iod, nhất là vùng núi với liều hàng ngày là 9 - 21g; dùng làm thuốc chữa tăng huvết áp với liều hàng ngày 6 - 12g. Các công dụng; khác như dùng sạc tẩm dung dịch acid alginic (được chế tạo từ côn bố) rồi đắp lên chỗ chảy máu đế cầm máu; hoặc chế tạo côn bố làm thuốc nhỏ mắt được coi là có hiệu quả để phòng ngừa đục thuỷ tinh thể [Kee, 1999: 360]. Côn bố còn được dùng để chữa lao hạch, bướu cổ, chứng khó nuốt [Chang, 1992: 156].

Sách "Bàn thảo kinh sơ" ghi: côn bố trị được 12 chứng thuỷ thũng, lợi thuỷ đạo, trị ác sang, tràng nhạc. Sách của Mậu Hy Ung đời Minh ghi: côn bố nhờ thủy khí mà sinh ra cho nên vị mặn, tính hàn. Mặn làm mềm chất rắn, tính lại nhuận hạ; hàn thì trừ được nhiệt, tan kết, nên chữa được 12 thứ thuý thũng và tràng nhạc. Sách của Đông Viên ghi: thứ hạch trong cơ thể rắn như đá. không dùng côn bố không thể tan được (Nhuyễn Văn Quý et ai., 2002: 188).

Bài thuốc có côn bố

1. Chữa bướu cổ, khí kết tụ ở bàng quang, thủy thũng

Côn bố 60g, hành tươi một nắm (khoảng 50g), thái nhỏ, nấu nhừ; thêm gừng, vỏ quýt, uiam, hạt tiêu cho vừa, ăn với cơm gạo tẻ. Cách tốt hơn là ngâm côn bố với nước vo gạo một đêm để làm giảm độ mặn, rồi nấu nhừ cho thật mềm, thái nhỏ: sau đó mới nấu với hành trắng tươi, thêm gia vị như nước gừng, bột hạt tiêu, trộn đều. ăn với cơm.

2. Chữa cổ bị bướu hoặc u lồi cứng

Côn bố 40g, ngâm và rửa cho hết mặn, phoi khô, tán thành bột. Mỗi lần dùng 3 - 4g, thêm một ít giấm và rượu, lọc vào vải phin, ngậm và nuốt nước; khi thấy không còn vị gì nữa thì bỏ đi và thay bàng một liều khác.

3. Chữa tràng nhạc, nội hạch, sưng rắn hoặc dưới cổ phồng lên túi hơi

Côn bố, hải tảo (rong mơ Surgassuni sp.) hai vị bằng nhau, tán nhỏ thành bột. luyện với mật ong hoặc mật mía. viên to bằng hạt lạc to. phơi khô. Khi dùng, ngậm từng viên một, nuốt nước; khi cảm thấy không còn gì thì nhả ra, ngậm viên khác. Cũng có tliể ngậm trực tiếp bột đã tán nhỏ. mỗi lần 3 - 4g.

4. Chữa tuyến giáp trạng sưng to, kết hạch ở cổ, bẹn, nách hoặc sưng đau tinh hoàn

Côn bố, huyền sâm, cải rừng tía (Viola inconspicua Blume), bán biên liên (Lobelia chinensis Lour.) mỗi vị 12 - 20g. săc lấy nước uống [Lê Trần Đức. 1997: 1236).

5. Chữa u tuyến giáp

Dùng như bài thuốc số 2 [Chang, 1992: 157], Các bài thuốc chữa ung thư sau đây đều theo sách của Chang, 1992.

6. Chữa ung thư thực quản

Côn bố rửa sạch mặn, sao khô, tán bột 30u, bột mịn gạo tẻ lOOg, nước dãi con bò 100 ml. dịch thân hành cây bách hợp 100 ml. Tất cả trộn với mật ong. làm thành viên tròn, phơi khô. mỗi viên lg. mỗi lần uống 5 viên, ngày 2 lần.

7. Chữa u lympho ác tính (madignanl lymphoma)

Côn bố 30g. rong mơ 30g,  thiên nam tinh 90g. bán hạ 90g. xạ hương 6g. borneol 6g. hồng hoa 60g, mẫu lệ 60g. Tất cả các vị trên nghiền thành bột, rồi trộn với nước sắc của 250g bạch cập (Bletilla striata Reiclib.f.), làm thành bánh, đắp ngoài vào chỗ bị tổn thương [Cliaim. 1992:157],

8. Chữa ung thư nói chung

Côn bố 40g, lua mì 1000g. Sắc kỹ. ngày một thang, chia làm nhiều lần uống trong ngày [Chang, 1992:157].

Ghi chú: Côn bố có thể được dùng để ăn thay rau, nhưng ăn nhiều, người thường gầy gò, có thể là do ăn một lượng iod cao. Người bị chứng tỳ vị hư hàn, lạnh bụng, tiêu hóa kém không nên dùng côn bố, hoặc nếu dùng phải rất thận trọng [Lê Trần Đức, 1997:1236].

Côn bố có thể gây tai biến như nhức đầu, đánh trống ngực, là do côn bố có hàm lượng iod cao (0,34%). Cần thận trọng khi dùng cho người bị lao cấp hoặc viêm phế quản mạn tính [Kee, 1999:360].

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC