Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Củ Dền

12:06 02/06/2017

Beta vulgaris L.

Tên đồng nghĩa: Beta maritima L

Tên khác: Củ cải đường 

Tên nước ngoài: Red beet, sugar beet, beetroot (Anh), betterave (Pháp).

Họ: Rau muối (Chenopodiaceae).

Mô tả

 Cây thảo nhỏ, sống 1 - 2 năm. Rễ phình thành củ nạc, hình cầu, màu đỏ thẫm. Thân ngắn, mọc đứng hoặc ngả, có cạnh, phân nhánh. Lá mọc rất sít nhau và toả ra ở gần gốc, lá ở gốc to hơn lá ở ngọn, phiến dày nhẵn, màu lục sáng hoặc đỏ tía, mép uốn lượn,, gân nổi rõ; cuống lá có phiến men theo.

  Cụm hoa mọc thành bông đứng, dài 10 - 16 cm, phân nhánh; hoa màu lục nhạt, tụ họp 1 - 2 cái ở mấu mỗi nhánh, bao hoa có 5 phiến hình màng, lúc đầu xòe ra sau uốn cong vào trong nhiều hay ít- nhị 5, chỉ nhị ngắn, nhọn, bao phấn hình bầu dục; bầu nửa hạ.

 Phân bố sinh thái

Củ dền hay còn gọi là củ cải đường vốn có nguồn gốc ờ vùng Địa Trung Hải, đã được nhập nội vào Việt Nam nhưng không rõ cụ thể từ bao giờ. Theo Võ Văn Chi, 1997 thì trước kia đã từng trồng thử ở Ninh Bình nhưng kết quả không khả quan, sau đó họ nhập một giống khác (Beta vulgaris L. var. rubra (L.) Moq.) trồng ở Đà Lạt - Lâm Đồng đã cho thu hoạch. Củ dền là cây ưa sáng, ưa ẩm. Cây trồng ở Đà Lạt đã tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới vùng núi cao hoặc cận nhiệt đới. Cây trồng bằng hạt có thể ra hoa ngay cuối năm thứ nhất hoặc ở năm thứ hai. Cây sẽ cho thu hoạch củ sau 12 đến 18 tháng (có khi tới gần hai năm) kể từ ngày trồng.

Cách trồng

  Củ dền là cây nhập nội, mới chỉ được trồng thử ở một vài nơi. Cây ưa khí hậu ẩm mát ở vùng núi cao.

  Củ dền gieo trồng bằng hạt. Thời vụ gieo hạt vào vụ thu đông. Đất trồng cần cày bừa kỹ để ải, vơ sạch cỏ, diệt trừ các loại mầm bệnh và trứng sâu có trong đất. Sau đó lên luống cao 20 - 25 cm, rộng 90 - 120 cm để trồng 3-4 hàng. Bón đầy đủ phân lót rồi bổ hố hay rạch hàng để gieo hạt.

  Quá trình cây trưởng thành phải bón thúc 3-4 lần, làm cỏ, xới đất, vun đất, phòng trừ sâu bệnh,...

Bộ phận dùng

   Củ, hạt và lá.

Thành phần hoá học

   Trong củ chứa 12 - 20% đường (Stephan Nicolov, 2006). Để sản xuất đường người ta chỉ cần thái củ thành lát, đem ngâm với nước nóng, khi để nguội dịch chiết, đường đã kết tinh [The wealth of raw material in India, 1948].

   Gần đây, trong một nghiên cứu để chứng minh nhóm hoạt chất có tác dụng hạ tiểu đường, Masayuki Yoshikawa et al ở trường Đại học Dược Kyoto (M. Yoshikawa, 1996) đã phân lập, xác định cấu trúc và chứng minh tác dụng hạ đường huyết của các saponin betavulgarosid I, II, III và IV.

   Ngoài ra các tác giả cũng đã phân lập được các betavulgarosid VI, VII và VIII. Từ betavulgarosid I và III khi thuỷ phân với 2% H2SO4 trong một giờ, các tác giả đã thu được hợp chất O.

  Khi thuỷ phân toàn bộ, thu được acid oleanoic. Khi thuỷ phân betavulgarosid I bằng kiềm, các tác giả đã thu được betavulgarosid II.

  Theo Phạm Hùng Hộ (2006), ở Việt Nam, giống trồng ở Đà Lạt có tên khoa học là Beta vulgaris var. rubra (L.). Mog. chứa chất màu đỏ là betanidm.

   Các tác giả Trung Quốc (Trung dược đại từ điển, 1975) lại ghi nhận trong củ dền chứa các chất betain, cholin, vulgaxantliin, acid ferulic. cateol và men transglutaminase.

   Theo Andrew Chevallier (Dược thảo toàn thư, 2006) ngoài saponin, tanin trong củ dền còn có lavonoid và tinh dầu mà thành phần chính là methyl salicylat.

   Còn Nadkarnis M (1976) lại ghi nhận trong củ dền chứa alcaloid có tên là betin.

   Ngoài ra, còn tìm thấy trong củ dền còn chứa các hormon sinh dục nữ, phytosterol, chất béo và các acid arnin [Cây thuốc Đông Nam Á, 1980].

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chhongs oxy hóa

   Stress oxy hoá và viêm có liên quan đên sự phát triển béo phì. Củ dền là một thành phần trong thức ăn chứa các sắc tố betalain có hoạt tính chống oxy hoá. Tác dụng itntro của củ dền và lát cắt mỏng đã được nghiên cứu trên chuyển hoá oxy hoá và sự chết tế bào theo chương trình ờ bạch cầu trung tính từ người béo phì. Mười lăm phụ nữ béo phì (45 ± 9 tuổi, BMI > 30 kg/m2) và 9 đối chứng khỏe mạnh (phụ nữ, 29 ± 11 tuổi, BMI = 22 2 ± 1,6 kg/m2) đã được nghiên cứu. Các sản phẩm khảo sát được dùng dưới dạng cô đặc, được vận chuyển và tiêu hoá trong một đường dạ dày ruột nhân tạo. Sản phẩm oxy hoá do bạch cầu trung tính, trong đáp ứng với pliorbol 12 - myristat 13 - acetat, được xác định bởi phát quang hoá học phụ thuộc luminol và thử nghiệm oxy hoá lưu tốc kế tế bào với diclorofluorescin. Đo hoạt tính của caspase - 3, một dấu hiệu của sự chết tế bào theo chương trình, bằng sự phân cắt chất nền sinh fluor AC - DEVD - AMC - bạch cầu trung tính từ người béo phì có sự sản sinh ROS cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng. Các sản phẩm củ dền ức chế sự chuyển hoá oxy hoá của bạch cầu trung tính phụ thuộc vào nồng độ. Cũng nhận thấy tác dụng hỗ trợ sự chết tế bào theo chưong trình của củ dền ở phạm vi nồng độ 0,1 - 10% trong nuôi cấy 24 giờ của bạch cầu trung tính được kích thích. Các chế phẩm thiên nhiên này có hoạt tính chống oxy hoá và chống viêm và có thể là chất phụ trợ quan trọng trong điều trị béo phì (Zielinska Przyjemska M. et ai., 2009).

  Củ dền được dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ làm thuốc chống đái tháo đường trong y học cổ truyền. Hoạt tính chống oxy hoá và khả năng ức chế acetylcholinesterase của củ dền đã được nghiên cứu. Ngoài ra, cũng xác định hàm lượng của prolin. Hoạt tính chống oxy hoá được đánh giá bằng các thử nghiệm chống oxy hoá khác nhau. Các kết quả được so sánh với các chất chống oxy hóa thiên nhiên và tổng hợp. Các kết quả cho thấy, củ dền có thể cung cấp một nguồn thiên nhiên các hoạt tính chống oxy hoá và kháng acetylcholinesterase và là nguồn cung cấp prolin (Sacan o. et al., 2010).

2. Tác dụng bảo vệ gan

Các hợp chất vitexin 7 - O - beta - D - gkicopyranosid và vitexin 2" - O - beta - D - glucopyranosid được phân lập từ phần trên mặt đất của củ dền có hoạt tính bảo vệ gan với các tỷ lệ 65,8% và 56,1%, tương ứng xấp xỉ với hoạt tính của silibinin (69,8%) được dùng làm đối chứng dương tính (Kim I. et al., 2004).

   Cao ethanol rễ củ dền cho uống có hoạt tính bảo vệ gan đối với tác dụng độc hại gan gây bởi carbon tetraclorid ở chuột cống trắng. Tính độc hại gan và tác dụng dụng phòng được đánh giá bằng các thông số trong huyết thanh là cholesterol, triglycerid, alanin amino transferase và phosphatase kiềm (Aganval M et al., 2006).

3. Tác dụng chống ung thư

  Trong các nghiên cứu trước đã xác minh cao củ dền, có tên thương mại là betanin, là một thuốc hoá dự phòng ung thư mạnh trong cả thử nghiệm hoạt hoá sớm kháng nguyên Epstein barr in vitro và trong thử nghiệm gây ung thư da và ung thư phổi chuột nhắt trắng hai giai đoạn in vitro. Ở đây, nghiên cứu khả năng hoá dự phòng ung tlnr trong ba mô hình gây u thực nghiệm bằng hoá chất trên chuột nhắt trắng. Sau khi gây u bằng 390 nmol chất 7, 12 - dimethylbenz (a) antliracen (DMBA) trong 100 microlit aceton kèm theo chiếu tia tử ngoại B (UV - B) với liều 3430 J/m (2) để gây u da và to lách ở chuột nhắt trắng, u da và to lách bị ức chế có ý nghĩa khi chuột uống 0,0025% betanin. Với cùng liều, betanin cũng có tác dụng bảo vệ trong mô hình ung thư da chuột nhát sau khi đắp tại chỗ 390 nmol chất (±) - (E) - 4 - methyl - 2. [(E) - hydroxyamino] - 5 - nitro - 6 - inethoxy - 3 - hexanamid (NOR - 1) trong 100 microlit aceton và được thúc đẩy bởi sự đắp tại chỗ 1,7 nmol chất 12 - O - tetradecanoylphorbol - 13 - acetat (TPA). Trong mô hình hai giai đoạn gây ung thư gan ở chuột nhắt trắng với N - nitrosodiethylamin (DEN, 30 mg/kg) là chất khởi đầu và phenobarbital là chất thúc đẩy, việc cho uống 0,0025% betanin cũng gây tác dụng ức chế rất có ý nghĩa cả tỷ lệ trường hợp có ung thư và số lượng ung thư gan. Các phát hiện này cùng với các báo cáo ban đầu gọi ý betanin là chất màu thiên nhiên được tiêu thụ một cách thường xuyên là một chất hoá dự phòng ung thư có hiệu quả trên chuột nhắt trắng. Nhận xét đáng chú ý nhất là tác dụng hoá dự phòng ung thư thể hiện ở một liều rất thấp dùng trong nghiên cứu (Kapadia G.J. et al., 2003).

  Tác dụng ức chế in vitro của cao rễ củ dền trên sự cảm ứng sớm kháng nguyên của virus Epstein - Barr (EBV - EA) với việc dùng tế bào Raji cho thấy củ dền có hoạt tính cao hơn capsanthin. Thử nghiệm in vivo đánh giá hoạt tính chống thúc đẩy phát triển khối u ở da và phổi chuột nhắt trắng cho thấy tác dụng ức chế khối u có ý nghĩa (Kapadia GJ.etal., 1996).

   Phân đoạn phenolic p2 thu được từ cao Beta vulgaris subsp. cicla chứa: vitexin - 2" O - rhamnosid, 2" - xylosylvitexin, isorliamnetin 3 - gentiobiosid và rutin. B2 gộp toàn bộ và các thành phần đơn độc được thử nghiệm về khả năng chống oxy hoá, hoạt tính chống nguyên phân trên tế bào ung thư vú người MCF - 7 và về độc tính đối với lympho bào và đại thực bào. P2 ức chế sự tăng sinh tế bào MCF - 7 (ICso = 9 ng/ml) mà không gây sự chết tế bào theo chương trình, không thể hiện độc tính với tế bào lymplio và có độc tính thấp với đại thực bào. Vitexin - 2" O - rhamnosid ức chế mạnh sự tổng hợp ADN ở tế bào MCF - 7, trong khi 2" - xylosylvitexin và isorhamnetin 3 - gentiobiosid là các chất hoạt hoá sự phối hợp các chất hoạt hoá và chất ức chế giữ được tác dụng chung là ức chế (Ninfali p. et al. 2007).

4. Các tác dụng khác

  Tác dụng của cao cây củ dền được nghiên cứu trên nồng độ urea và creatinin huyết thanh và mô thận ở chuột cống trắng bình thường và chuột gây đái tháo đường bằng streptozotocin. Cho chuột uống cao hàng ngày với liều-2 g/kg trong 28 ngày, bắt đầu vào thời gian 14 ngày sau khi chuột được gây đái tháo đường. Vào ngày 42, lấy mẫu làm xét nghiệm mô thận và máu. Kết quả cho thấy các thay đổi thoái hoá ở mô thận chuột đái tháo đường, nhưng ở chuột được cho cao Beta vulgaris var. cicla (là loại củ cải có lá ăn được như rau), hình thái mô thận gần tương tự như ở chuột đối chứng. Nồng độ urea và Creatinin tăng ở nhóm chuột đái tháo đường, nhưng cao Bela vulgaris var. cicla đã làm giảm có ý nghĩa nồng độ urea và Creatinin huyết thanh (Yanardag R. et al„ 2002).

   Bốn amid phenolic phân lập từ Beta vulgaris var. cida là N - trans - feruloyl tyramin, N - cis - feruloyl tyramin, N - cis - feruloyl - 3 - o - methyldopamin, N - trans - feruloyl 3 - o - methyldopamin, đã thể hiện hoạt tính ức chế mức độ vừa trên sự sản sinh oxyd nitric được hoạt hoá bởi LPS một cách phụ thuộc vào liều ở tế bào RAW 264.7 (Kim Y. et al„ 2003).

Tính vị, công năng

  Củ của cây củ dền vị ngọt, hơi đắng, tính hàn; có công năng thông tâm, khai vị, mạnh tỳ, hạ khí, bổ nội tạng, làm mát máu, thông huyết mạch, chống đau đầu, sườn hông căng tức, giải phóng nhiệt độc, cầm máu, sinh tân. Hạt củ dền vị đắng, có công năng thanh nhiệt, lương huyết, làm ra mồ hôi. Lá có công năng tiêu sưng viêm, lợi tiểu.

   Sách "Tân hoa bản thảo cương yếu Trung Quốc" ghi: củ dền vị ngọt, tính bình, có công năng thông kinh mạch, hạ khí, khai bế ngực, thông kinh [TDTH, 1997, tập 3: 176].  Hạt có công năng thanh nhiệt, lương huyết [TDTH, 1996, tập 2: 1952].

   Ở Ấn Độ, hạt củ dền được cho là có vị đắng, có công năng lợi tiểu, long đờm, kích dục, lợi trung tiện, điều kinh, chống viêm. Củ vị ngọt, có công năng long đờm, chống viêm, chống rối loạn tâm thần. Lá có công năng bổ, lợi tiểu, chống viêm, giảm thống [Kirtikaret al., 1998, vol.3: 2077].

Công dụng

   Củ dền là loại rau bổ dưỡng và tạo năng lượng, kích thích ăn ngon miệng, giải nhiệt, lợi tiểu, chữa kiết lỵ và đại tiện ra máu. Còn có tác dụng tốt cho người thiếu ngủ, người bị bệnh thần kinh, lao, ung thư, rất có ích khi có dịch cảm cúm.

   Hàng ngày dùng một cốc dịch củ (200 - 300g củ tươi, nghiền nát rồi ép lấy nước) uống, trong một tháng có tác dụng bổ dưỡng.

   Để chữa bệnh ôn nhiệt sốt cao, giã khoảng 200g củ dền tươi, vắt lấy nước cốt uống để giải khát, hạ sốt. Cũng dùng như trên khi bị kiết lỵ, đại tiện ra máu. Để giải nhiệt mùa hè, dùng l00 g củ hoặc cây củ dền luộc rồi ăn. Để chữa nhọt độc sưng tấy, lấy l00g củ dền tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp ngoài.

   Nhân dân vẫn dùng củ dền như các loại rau củ khác để xào hoặc nấu canh ăn. Có thể xào với thịt, nấu canh thịt hoặc hầm với xương. Cũng dùng luộc ăn, chấm mắm hoặc xì dầu. Củ dền thường được nấu chín ăn, nhưng có thể nạo ra ăn cùng với các loại rau sống khác.

  Để có dùng khi không phải mùa có củ dền tươi, có thể thái lát mỏng, phơi khô, nghiền thành bột cất để dùng dần.  Ở Trung Quốc, lá củ dền được dùng để cầm máu và để điều trị lỵ. Rễ củ để chữa ho, lợi trung tiện [Perry et al., 1980: 76].  Ở Indonesia, rễ củ dền để lợi tiểu, còn lá để cho trâu bò ăn [Med. Herb index, 1995: 33]. Ở Châu Âu, rễ củ dền được dùng để thông mật, ảnh hưởng đến chuyển hoá và làm hạ cholesterol huyết [Thomas sc. Li, 2000: 9].

   Ở Ấn Độ, rễ củ dền tươi 200g sắc lấy 150ml nước uống vào lúc đi ngủ hoặc sáng sớm vào 1 giờ' trước khi ăn sáng để chữa táo bón hoặc trĩ. Nước sắc củ, thêm một ít rượu vang, bôi để chống ngứa, bệnh cám da, vảy da đầu và rửa chỗ loét ngoài da chảy nước [Nadkarni, 1999:197].

   Thân và lá củ dền có tính sát trùng, làm mát để chữa bỏng và các chỗ thâm tím ngoài da; lấy thân và lá rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ bị bệnh; đắp vào thái dương để chữa đau mắt. Thân và lá còn có tác dụng bảo vệ gan (loại củ dền màu trắng được cho là có tác dụng tổt hơn). Lá được dùng thay rau ăn, nhưng thường dùng loại củ dền trắng. Hạt cũng làm mát và ra mồ hôi [Srivastava, 1989: 18]. Dùng củ dền có lợi cho sức khỏe vì có nhiều vitamin như vitamin A, B, C, PP; có nhiều chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng Fe và Zn (2 mg/kg) khá cao [Chopra et al., 46].

Ghi chú:

- Củ dền có tỉ lệ đường cao, cần thận trọng với người bị đái tháo đường.

 - Người thao tác với gỗ (thợ mộc) dùng củ dền dễ bị đau bụng, ỉa chảy.

 - Không dùng củ dền cho phụ nữ có thai [Thomas sc. Li, 2000: 73].

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC