Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Củ Dong

10:07 08/07/2017

 Maranta artmdinacea L.

Tên khác: Hoàng tinh, huỳnh tinh.

Tên nước ngoài: Arrow root (Anh).

Họ: Củ dong (Marantaceae).

Mô tả

      Cây thảo, mọc đứng, sống nhiều năm, cao 50 - 70 cm, có khi hơn. Thân rễ mập dài, hình trụ, màu trắng đục phủ bởi hai hàng vảy mỏng, hình tam giác nhọn. Lá mọc ốp vào nhau ở phía gốc, các lá ở phía trên có cuống dài, hình trái xoan - mũi mác, gốc tròn không cân, đầu nhọn; bẹ lá hẹp dài, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới cỏ ít lông.

      Cụm hoa mọc thành chùm chùy ở ngọn thân; lá bắc hình dải nhọn; hoa màu trắng; đài hình trái xoan - mũi mác; tràng hình ống, phình lên ở iìốc, chia ba thuý đều nhau; các nhị ở phía ngoài biển thành môi, các nhị lép ở trong ngắn hơn; bầu 1 ô do tiêu giảm.

      Quả nang, hình trứng thuôn, chỉ có một hạt, màu đỏ nhạt.

      Mùa hoa quả: tháng 4-6.

Phân bố, sinh thái

      Chi Mamnla L. có khoảng hơn 20 loài trên thế giới, chủ yếu tập trung ở vùng nhiệt đới Trung Mỹ và Caribê. Loài củ dong hiện chưa biết chính xác về nguồn gốc, song người ta vẫn cho rằng đó là loài bản địa của vùng Caribê, Ecuado và Guiana. Bởi vi quần thể hoang dại của loài này còn tìm thấy dưới tán rừng rụng lá, nửa rụng lá hoặc rừng xen cây lá kim, với độ tàn che khoảng 50% [F.G. Villamayor Jr. and J. Junkema, 1996, in Prosea, Ne9]. Củ dong hiện được trồng rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới. Trong đó, đáng chú ý nhất là vùng Caribê - Trung Mỹ, vùng, Tây Ấn Độ và các nước ở Đông Nam Á. Ở đào St. Vincent và Dominica có hai giống củ dona; được trồng là loại củ trắng (Creole) và loại củ đỏ (Banana). Giống củ trắng về sau được du nhập đi khắp nơi, trong đó có Việt Nam.

      Ở Việt Nam, củ dong được trồng gần như phổ biến khắp các vùng quê, ở cả miền Bắc lẫn miền Nam. Tuy nhiên, về nguồn gốc nhập nội loại cây này hiện không có tài liệu nào ghi chép. Cây thường được trồng ở vườn gia đình hay trên nương rẫy, nơi đất cao, thoát nước. Củ dong là cây ưa sáng, ưa ẩm. Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ không khí từ 25 - 300C lượng mưa từ 1.500 - 2.000 mm/năm hoặc hơn; pH của đất từ 5-8 [F.G. Villamayor Jr. and J. Jukema, 1996 in Prosea, N- 9]. Cây trồng chỉ thấy có hoa quả ở năm tuổi thứ hai. Người ta chưa rõ về khả năng nảy mầm của hạt, chỉ biết rằng cây có đặc điểm tái sinh dinh dưỡng tốt từ các nhánh con (củ con) và đó cũng là nguồn giống để trồng.

      Trên thế giới, củ dong được coi là loại cây tinh bột quan trọng. Mỗi năm riêng ở vùng Caribê - Trung Mỹ xuất khẩu hàng ngàn tấn bột của củ dong sang thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu. Bột củ dong có nhiều chất dinh dưỡng, thường được dùng làm các loại bánh, nấu chè... nhưng cây trồng này ở Việt Nam hiện mới dừng ở mức sàn phẩm địa phương.

Cách trồng

       Củ dong được trồng ở nhiều vùng trung du, miền núi và đồng bằng. Cây không kén đất, trồng được trên các loại đất nhẹ, tơi xốp, nhiều màu. Trồng bằng các loại củ nhỏ và phần đầu của củ có chứa các mầm ngủ. Khi thu hoạch, người ta chọn lấy các củ nhỏ không xây xát, không sâu, bệnh và bẻ lấy các đuôi củ để làm giống.

      Thời vụ trồng vào cuối đông hay đầu xuân. Có hai cách trồng: nếu ở đất dốc không thể cày bừa lên luống được, người ta cuốc hốc với khoảng cách 20 X 25 cm hay 30 X 30 cm. Đối với vùng cày bừa được thì lên luống cao 20 - 25 cm, mặt luống rộng 50 - 60 cm để trồng hai hàng lệch nanh sấu rồi cuốc hốc cách nhau 25 - 30 cm.

      Bón phân lót như phân chuồng hoai mục, phân vi sinh tổng hợp, các loại mùn núi, tro hun. tro bếp trộn thêm ít lân bỏ vào các hốc. Sau đó, đặt vào mỗi hốc 2-3 mầm, lấp đất dày 2-3 cm, dận chặt. Trong quá trình cây nảy mầm và phát triển, cần làm cỏ, xới xáo, vun gốc, để cho cây mau lớn đẻ nhánh nhiều, sau này củ nhiều, to cho năng suất cao. Thu hoạch củ vào tháng 10 - 12.

Bộ phận dùng

      Thân, rễ.

Thành phần hoá học

      Thân rễ chứa 10% tinh bột, 0.45% protid, 0,1% lipid. Theo tài liệu khác, thân rễ chứa 85,95% carboliydrat (Võ Văn Chi, 1997).

     Theo cuốn The wealth of India VI, 1962, thân rễ chứa 25 - 30% tinh bột. Có mẫu chứa 1,6% protein, 0,2% chất béo, 27.8% tinh bột, 2,1% dextrin và đường, 3,9% chất xơ. Có tài liệu nói đến có 40,3 mg% Ca, 20,2 mg% p [Phạm Vĩnh Viễn, Hoa mầu, tập 2, 1985].

Tác dụng dược lý

l. Bù nước và điện giải trong tiêu chảy cấp

Trên mô hình gây tiêu chảy do độc tố phẩy khuẩn tà làm tăng tiết dịcli ruột ờ chuột cống trắng, nước sắc củ dong đã được so sánh với dung dịch orezol. Kết quả cho thấy lô dùng nưóc sắc củ dong có tác dụng chống tiêu chảy tốt, có thể thay thế cho dung dịch orezol. Nước sắc củ dong có nhiều chất điện giải; ngoài ra, tinh bột củ dong, khi vào cơ thể sẽ thuỷ phân dần thành glucose, duy trì hệ thống vận chuyển glucose - natri, lại ít chịu ảnh hường tác dụng thẩm thấu của glucose. Cơ chế tác dụng chính là nước sắc củ dong làm tăng sự hấp thu nước và điện giải qua ruột vào tuần hoàn và ức chế tác nhân kích thích gây tăng tiết ở ruột [Rolston et al., 1990, Transactions of Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, vol 84(1): 156- 159].

 2. Theo James A. Duke, củ dong có rat nhiều tác dụng dược lý như chống độc, làm dịu, thanh lọc máu, lợi mật, hạ sốt, hạ cholesterol huyết, chống sung huyết và đòn ngã tổn thương [Duke J. A, 2002, Handbook of Med. Herbs, CRC Press, Boca Raton - London - New York - Washington DC, p.39].

Tính vị, công năng

      Củ dong có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiêu hoá.

Công dụng

      Bột củ dong rất mịn, dễ tiêu hoá nên được dùng làm thức ăn cho trẻ em và người yếu mệt. Khi có bệnh đường tiết niệu (như đái dắt, khó đái, nước đái đỏ hoặc bất thường), lấy 7 - 10g bột củ dong, đun sôi với nửa lít nước hoặc sữa đến chín bột, rồi uống. Khi bị kiết lỵ, lấy 15g bột củ dong hoà với 250ml nước ngọt mà uống. Nhân dân thường luộc củ dong để ăn, hoặc chế thành bột để làm thực phẩm hoặc tá dược. Ở Đông Á và Đông Nam Á, bột củ dong còn được dùng chữa bệnh đường tiết niệu hoặc rối loạn tiêu hoá [Perry Lm và Metzger J., 1980, Med. Plants of East and Southeast Asia, MIT Press, Cambridge - Massachusetts - London, p.257].

      Ở Ấn Độ, người ta dùng củ dong chống sung huyết, đòn ngã tổn thương, làm dịu [Kirtikar et al., 1998, Ind. Med. Plants, Dehra Dun - India], cũng dùng làm chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá cho trẻ em, người tàn tật, người dưỡng bệnh trong thời gian lại sức. Thường chế thành các thực phẩm chế biến sẵn như bánh bích quy, bánh ngọt, bánh pút đinh để tráng miệng hoặc làm mứt [Chopra et al., 1998, Supplement to Glossary of* ind. Med. Plants, NISC New Delhi, p.65]. Ở Indonesia, củ dong được dùng chữa tiêu chảy, còi xương hoặc viêm ruột.

      James A. Duke có tập hợp rất nhiều công dụng của củ dong như suy nhược, thời kỳ lại sức sau khi ốm; khó tiêu, viêm ruột - đại tràng, đau dạ dày, tiêu chảy, lỵ, viêm túi mật; bệnh đường hô hấp như ho, đau họng, giọng khàn, viêm phế quản, viêm phổi; bệnh đường tiết niệu như khó đái, đái đục, viêm niệu đạo; bệnh ở da như viêm da, viêm quầng, cháy nắng, côn trùng đốt, bong gân, đòn ngã tổn thương và một số bệnh khác như viêm mắt, tăng cholesterol, sốt [Duke J. A., 2002, Handbook of Med. Herbs, CRC Press, Boca Raton - London - New York - Washington DC, p.39].  

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC