Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Củ Từ

11:07 08/07/2017

Dioscorea esculenta (Lour.) Burk. 

Tên khác : Khoai từ. 

Tên nước ngoài : Edible yam, karen potato (Anh); igname esculente, igname comestible (Pháp). 

Họ :    Củ nâu (Dioscoreaceae). 

 Mô tả

       Cây thảo leo, dài 4 - 5m, có củ thuôn dài, mọc thành chùm. Thân tròn, mảnh, có lông sau nhẵn, có gai ở gốc. Lá đơn, mọc đối, hình tim, đầu nhọn, dài khoảng 10 cm, rộng 10-17 cm, gân 9-13.

       Hoa đục thường mọc riêng lẻ, đôi khi tụ họp thành chùm dài đến 20 cm; bao hoa hình chén, mặt ngoài có lông; nhị 6, đính trên mép của đĩa, bao phấn hướng trong. Hoa cái hiếm thấy, xếp thành bông cong.

      Quả nang, có cánh; hạt cũng có cánh.

Phân bố, sinh thái

       Củ từ có nguồn gốc được cho rằng ờ vùng Đông Dương và Thái Lan, bời lẽ ở khu vực này, củ từ đã đưọc đưa vào trồng từ thời cổ xưa, hơn nữa ở đây cũng có sự đa dạng cao về nguồn gen của loài Dioscorea esculenta (Lour.) Burkill. Cho đến sau năm 1500 (đầu thế kỷ XVI), loài cây trông này đã phát triển rộng rãi ra toàn vùng nhiệt đới châu Á. Bao gồm một phần lãnh thổ Ẩn Độ, Trung Quốc, các quốc gia Nam Á, Đông Nam Á, các đảo lớn ở Thái Bình Dương, Tân Ghinê và sang đến tận vùng Caribê. Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia và Việt Nam là những quốc gia hiện trồng nhiều củ từ nhất trong khu vực.

      Ở Việt Nam, cù từ dường như được trồng rải rác khắp các tỉnh, từ vùng núi thấp xuống đến trung du và cả ở đồng bằng. Tuy nhiên các tỉnh ở miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định); Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh) thường xuyên trồng và trồng với diện tích lớn hơn các tỉnh khác.

      Củ từ là loại cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng cũng có thể chịu được khô hạn trong thời kỳ cây sắp cho thu hoạch. Cây thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình, với nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 23,5°C; lượng mưa 1300 - 2000 mm/năm. Cây không chịu được thời tiết lạnh và vì thế, cù từ trồng ở các tỉnh phía bắc đều cho thu hoạch trước mùa đông. Củ từ có thể sống được trên nhiều loại đất, song loại đất thích nghi và cho thu hoạch cao là đất pha cát nhẹ hoặc đất đỏ bazan.

      Là một loại cây trồng từ lâu đời, nên người ta đã tác động nhiều tới khâu chọn, tạo giống củ từ cho chất lượng và năng suất cao. Riêng ở vùng Đông Nam Á hiện nay đã đang trồng tới 4-5 giống (Cultivars) củ từ khác nhau. Nhưng xét về thực vật học, loài củ từ (Dioscorea esculenta (Lour.) Burkill) đã được chia ra thành 3 thứ (var.), đó là:

        D. esculenta var. spinosa (Roxb.) Prain et Burkill.

        D. escutenta var. jcisciculala (Roxb.) Prain et Burkill và D. esculenla var. esculenta (Roxb.) Burkill, song chỉ có loại thứ 3 này được sử dụng để lai tạo ra các loại giống củ từ trồng phổ biển hiện nay.

Cách trồng

Củ từ được trồng phổ biến ở nhiều địa phương. Cây ưa đất pha cát nhẹ, màu mỡ, tơi xốp, thoát nước. Củ từ được nhân giống bằng các củ con. Khi thu hoạch người ta chọn các củ giống nhỏ, không sâu bệnh để làm giống. Thời vụ trồng vào mùa xuân.

    Cách trồng: sau khi tìm đưọc đất, cày bừa đổ ải, vơ sạch cỏ lên luống cao 25 - 30 cm rộng 80 - 90 cm để trồng thành hai hàng. Sau đó bổ hốc với khảng cách 35 -40 cm, bón lót phân chuồng, trộn thêm ít tro bếp, trộn đều với đất, đặt mầm giống, lấp đất.

    Chăm sóc: thời kỳ củ mới nảy mầm, cây còn nhỏ cần làm cỏ, xới đất, vun gốc. Khi cây mọc cao khoảng 50 cm, cần cắm cọc làm giá thể leo. Cọc làm giá thể thường dùng nứa tép hay cây sặt, cắm hai bên mép luống, ngọn bắt chéo nhau tạo thành chữ "A", cỏ trường hợp cho cây leo lên hàng rào, hoặc để mọc tự do bò lan trên mặt luống. Tuy nhiên, củ từ trồng có giá thể leo sẽ cho năng suất củ cao hơn. Cây trồng cho thu hoạch ngay trong năm, vào cuối mùa thu đến đầu mùa đông.

Bộ phận dùng

 Củ.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng hạ lipid huyết

Chất nhầy (mucilage) của củ từ thuộc loại glucomannan được cấu tạo bởi các phân tử glucose và mannose liên kết với nhau thành sợi, có tác dụng làm hạ lipid huyết. Công trình này nghiên cứu nhiều loại chất nhầy có cấu trúc sợi khác nhau về mặt hoá học thì hoạt tính hạ lipid huyết như thế nào.

a) Đối lượng nghiên cứu: Nghiên cứu tác dụng hạ lipid huyết của 3 loại chất nhầy là: glucomannan, thành phần gồm D - glucose và D - mannose theo tỷ lệ 1: 2 - 3 được phân lập từ củ của cây củ từ Dioscorea esculenta (Lour.) Burkill, trong đó tỷ lệ mannose rất cao; galactomannan, thành phần gồm D - galactose và D - mannose, trong đó tỷ lệ mannose khá, được phân lập từ hạt của cây hồ lô ba Trigonella foenum - graeciun L., và arabinogalactan, thành phần gồm L - arabinose và D - galactose (không có mannose), được phân lập từ củ của cây khoai nước Colocasia escnlenla (L.) Scliott.

b) Phương pháp: Chuột cống trắng được chia thành 4 lô: ba lô dùng 3 loại chất nhầy với liều 4 mg/kg mỗi ngày, uống liền 8 tuần; lô đối chứng cho uống nước cất với cùng thể tích. Ngày cuối cùng sau khi uống thuốc đưọc 2 giờ, định lượng cholesterol toàn phần và triacylglycerol (trigiycerid) trong huyết thanh, trong gan và trong động mạch chủ. Đồng thời lấy gan, phân lập lấy tế bào gan. 

       Nghiên cứu sự tổng hợp và chuyến lipoprotein từ trong tế bào gan ra môi trường bằng kỹ thuật phóng xạ đánh dấu ở tất cả các lô.

c) Kết quả: Tất cả 3 loại chất nhầy đều làm giảm hàm lượng cholesterol toàn phần và triacylglycerol trong huyết thanh và cả trong gan, trong động mạch chủ. Trong 3 loại chất nhầy này, glucomannan có tác dụng mạnh nhất, galactomannan có tác dụng khá, còn arabinogalactan có tác dụng yếu hơn. Ở mẫu tế bào gan của các lô chuột dùng chấtt nhầy, sự tổng hợp và tiết các lipoprotein, chủ yếu là VLDL (very low density lipoprotein: lipoprotein tỷ trọng rất thấp) giảm có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

d) Nhận xét: Cả ba loại chất nhầy đều có tác dụng giảm lipid huyết. Nhưng chất nhầy nào có tỷ lệ mannose càng cao thì tác dụng càng mạnh. Glucomannan và galactomannan là những chất có tác dụng làm hạ lipid huyết mạnh hơn, cũng là các chất có độ nhớt lớn hơn và khả năng chiếm nước nhiều hơn (Boban et al., 2006).

2. Các enzym oxy hoá trong củ từ

     Trong củ mài có enzyin oxy hoá là peroxidase (POD) và polyphenoloxidase (PPO). Các enzyin này xúc tác nhiều phản ứng oxy hoá gây ra nhiều tác dụng sinh học. Nghiên cứu này có mục đích phân lập và xác định một số tính chất của 2 enzym này.

      Trước hết, cao enzym thô của củ mài được tiến hành sắc ký trao đổi ion trên cột DEAE - Sephadex A - 50 sẽ tách được 2 đỉnh protein chính. Một protein không liên kết chặt với cột, nên có thể rửa giải (elute) bằng cách thông thường, còn một protein liên kết chặt với cột, phải rửa giải bằng NaCI 1,0 mM. Cả 2 protein này đều có hoạt tính POD vả PPO. Protein không liên kết chặt được phân tích bằng cách lọc gel trên Sepliadex G - 200 thành 2 enzym POD và PPO có phân tử lượng biểu kiến theo thứ tự là 38,0 Kd và 95,5 Kd. Hoạt tính cùa PPO này bị ức chế hoàn toàn in vitro bởi PVP (polyninyl pyrrolidon) 5 mM. Protein liên kết với cột cũng gồm 2 enzym POD và PPO, nhưng hoạt tính PPO ở đây lại không bị ức chế bởi PVP, còn hoạt tính của POD lại bị ức chế hoàn toàn bởi DTT (dithiothreitol) (Okpuzor et al., 1998).

3. Tác dụng ức chế trên enzym tiêu hoá

       Các tác giả đã nghiên cứu tác dụng ức chế của dịch chiết tươi ba loại củ là củ từ, cù sắn mì và củ khoai nước trên 3 enzym tiêu hoá là amylase, trypsin và Chymotrypsin. Kết quả cho thấy củ khoai nước ức chế khá mạnh 2 enzym trypsin và Chymotrypsin; củ từ ức chế amylase và Chymotrypsin, nhưng mức độ yếu; còn củ sắn mì hoàn toàn không ức chế cả ba enzym. Tuy nhiên khi đã nấu chín, tác dụng ức chế enzym của củ từ và khoai nước giảm mạnh và có thể hoàn toàn không còn tác dụng ức chế (Prathiblia et al., 1995).

Tính vị, công năng

     Củ từ vị ngọt, the, dùng sống, tính hàn và hơi độc, nấu chín ăn thì ngọt không độc, có công năng bổ tràng vị. Sách "Cương mục" ghi: Củ từ vị ngọt, tính bình, có công năng bổ hư, ích khí lực, kiện tỳ vị, cường thận [TDTH, 1993,1: 1380].

Công dụng

     Củ từ nấu chín ăn thì ngọt, ngon, không độc, bổ trường vị, dùng thay lương thực. Người hư nhiệt ăn cù tử nấu chín thì khỏi bệnh. Củ từ có khả năng giải các loại chất độc ăn vào. Lấy củ từ, giã sống, vắt lấy nước uống thì nôn ra hết chất độc mà khỏi.

         Thường dùng làm thuốc tiêu độc, tiêu ứ huyết, trị ho, khô cổ họng, còn nếu nấu lấy nước uống, để chữa tê thấp, các bệnh về thận, làm cho thông tiểu tốt và để chữa phù.

          Ở Ẩn Độ, củ từ tươi được giã nát đắp để trị sưng tấy [Srivastava, 1989: 47] [Cliopra et al., 2001: 98]. Phần trên mặt đất là loại cỏ trâu bò rất thích ăn. Trong khi ra hoa, cỏ này có màu xanh, nếu trâu bò đang cho con bú được ăn sẽ làm tăng lượng sữa [Nadkami, 1999: 449].

          Ở Indonesia, củ từ được dùng làm thức ăn, chữa bệnh thấp khớp, sưng phồng và bệnh thận [Med herb index, 1995: 287]. Ở Thái Lan, cũng dùng củ nấu chín để ăn, nước sắc của củ đê điều trị bệnh thận và thấp khớp [Perry et al„ 1980: 127],

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC