Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cúc Gai Dài

17:06 02/06/2017

Silybum marianum (L.) Gaertn.

Tên đồng nghĩa: Carduus marianus L.

Tên khác: Cúc gai, kế sữa, nhũ kế.

Tên nước ngoài: Mary thistle, milk thistle, Lady's thistle (Anil); chardon Marie, chardon Notre Dame, chardon argenté (Pháp).

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cây thảo, sống hai năm, cao 0,3 - lm, có thể hơn. Rễ hình trụ, to và dài. Thân mọc thẳng, phân nhánh nhiều. Lá mọc so le, không cuống, ôm thân, màu lục bóng, mặt trên thường điểm những đốm trắng dọc theo các gân, mặt dưới nhạt, mép có khía răng không đều dạng gai nhọn và màu vàng; các lá ở gần gốc to bản, chia thuỳ không đều.

Cụm hoa mọc ở ngọn thành đầu tròn, đường kính 3-8 cm; lá bắc ngoài và lá bắc giữa có phần phụ hình tam giác màu lục, tạo thành một gai to, môi bên lại mang 4-6 gai nhỏ ngắn ở gốc; hoa đều màu tím tía hay tím hồng, cánh hoa 5, nhị 5, bầu 1 ô có hai lá noãn. Quả bế, màu đen bóng, hơi có viền vàng.

Mùa hoa quả: tháng 5-8.

Phân bố, sinh thái

Chi Silybnm Adans trên thế giới chỉ có 2 loài s marianum (L.) Gaertn. và s. eburneimi Coss. et Durr Loài s. mariamun (L.) Gaertn. được Viện Dược liệu nhập hạt giống từ Hungary, vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước. Do ở đầu các răng cưa của mép lá và lá bắc ở cụm quả có gai nhọn dài, nên cây thuốc này được Viện Dược liệu đặt tên là "Cúc gai dài" nhằm tránh nhầm lẫn với các loài cúc khác.

Cúc gai dài vốn có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải của châu Âu, sau cây phát tán tự nhiên và được trồng cả vùng Nam Âu. Bắc Phi, Trung Đông và cả ở Bắc Mỹ.

Ở Việt Nam, khi mới nhập hạt giống về, Viện Dược liệu đã gieo trồng thử ở Trại thuốc Văn Điển (ngoại thành Hà Nội) và Trại thuốc Sa Pa - Lào Cai (đều thuộc Viện Dược liệu). Kết quả, cây trồng ở cả 2 nơi đều ra hoa, nlurng chỉ có ở Sa Pa cây cúc gai dài sinh trưởng phát triển tốt, hoa đậu quả cho hạt chắc, còn cây trồng ở Trại thuốc Văn Điển có hạt thường lép. Vì thế về sau. cúc gai dài chi còn trồng giữ giống ở Trại thuốc Sa Pa - Lào Cai (Viện Dược liệu).

Cúc gai dài thuộc loại cây thảo sống 1 - 2 năm. Cây ưa sáng, ưa ẩm và sinh trưởng phát triển tốt ở vùng núi có nền khí hậu mát mẻ quanh năm. Cây trông ở Sa Pa (Lào Cai) đã tỏ ra thích nghi với nên nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 15,2°c, lượng mưa khoảng 2800 mm/năm. Mùa hoa đúng vào thời kỳ có nhiệt độ cao nhất ở  Sa Pa, nghĩa là vào tháng 5 - 6 (22 - 24°C). Trên một cụm hoa. các hoa ở dưới nở trước các hoa ở trên. Dự đoán sự thụ phấn xảy ra vào khoảng từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Lưu ý rằng, cây trồng ở Sa Pa - Lào Cai, đến năm thứ 2 mới ra hoa quả.

Hạt cúc gai dài là nguyên liệu để sản xuất thuốc chữa bệnh về gan. Cây dễ dàng trồng bằng hạt. Tuy nhiên, từ khi nhập vào Việt Nam chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về kỹ thuật trồng: về giống nhất là lựa chọn vùng trồng thích hợp cho hàm lượng silimarin trong hạt cao. Đây là những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

Bộ phận dùng

Toàn cây hoặc quả.

Thành phần hoá học

Chi Silybnm Adans là một chi nhỏ, gồm 2 loài có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và phân bố tự nhiên ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi. trong đó loài cúc gai dài được nghiên cứu kỹ hơn so với loài s. eburnenni Coss. Et Durr.

Đã xác định sự có mặt của 89 chất hữu cơ và 23 nguyên tố vi lượng trong loài s. imiriumim (L.) Gaertn. và đó cũng là số lượng chất đã biết có trong chi Silyhnm Adans. Các nhóm chất thiên nhiên có mặt trong cúc gai dài bao gồm: dầu béo, flavonolignan, flavonoid, pliytosterol, polyacetylen triterpenoiđ, lignan, tanin, acid am in và một số chất khác.

Nhóm flavonolignan được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất và là nhóm hoạt chất quan trọng. Cho đến nay đã phân lập và xác định cấu trúc được 16 flavonolignan thuộc 3 nhóm đồng phân, trong đó có 4 cặp đồng phân lập thể. Các chất này là đặc trưng hoá học của chi.

Silybinm là chất đầu tiên được biết có kiểu cấu trúc kết hợp bởi taxifolin và alcol coniferylic và nhóm chất mới này được gọi là nhóm flavonolignan [Pelter A et al., 1968].

Việc xác định cấu trúc không gian của silybin là một quá trình lâu dài và khó khăn. Arnone et al. (1979) đã chứng minh silybin là một hỗn hợp 2 đồng phân lập thể với tỷ lệ 1: 1 do quan sát thấy tín hiệu cộng hưởng từ của H - 7' và nhóm metlioxy bị chia thành 2 nhóm pic có cùng cường độ khi đo phổ trong benzen - d(). Sau đó có 2 nhóm nghiên cứu là Kim Nam Cheol et al. (2003) và Lee D.Y.W et al. (2003) đã thành công trong việc tách riêng chúng nhờ HPLC pha đảo điều chế và xác định cấu trúc lập thể của chúng là silybin A và silybin B.

Silydianin được B. Janiak et ai. phân lập lần đầu tiên vào năm 1960. Chất này cũng là một flavonolignan và là đồng phân của silybin. Hai chất này khác nhau ở cách liên kết của taxifolin với alcol coniferylic.

Cùng với silybin và silydianin, một flavonolignan khác là silychristin cũng được Wagner H et al. phân lập và xác định cấu trúc vào năm 1971. Đến năm 1976 chính Wagner H đã khẳng định cấu trúc. Nhưng đến năm 1982 Zanarotti A đã xác định cấu hình ở các vị trí a và p của vòng dihydrofuran được xác định là aR và và ps. Gần đây Smith et al. (2005) đã phân lập và xác định cấu trúc được thêm 1  đồng phân lập thể của silychristin và đặt tên là silychristin B.

Năm 1979, Arnone A et ai. phân lập được isosilybin, một đồng phân khác của silybin. Nhưng mãi đến 2003, Lee. D. Y và Kim Nam Cheol lại tách thành hai đồng phân lập thể và xác định là isosilvbin A và isosilybin B.

Năm 1972, deliydrosilybin được các tác giả Ấn Độ phân lập và xác định cấu trúc. Đến 1975, Takemoto thông báo 2 chất flavonolignan mới trong hạt cúc gai là 2, 3 - dehydrosilymarin (tên khác của deliydrosilybin) và 2, 3 dehydrosilychristin. Sau đó vào năm 1981, Kaloga M. et al. đã phát hiện thêm một flavonolignan khác là isosilychristin.

Từ giống cúc gai dài hoa trắng (ít gặp hơn hoa tím) Szilagyi I et al. (Hungari, 1978) lần đầu tích phân lập được silandrin (3 - deoxyisosilybin) và silymonin (3 - deoxysilydianin). Sau đó vào năm 1984, Wagner H et al. tìm thấy 3 chất flavonolignan mới là silyhermin, neosilyhermin A và neosilyliermin B. Năm 2004. phân lập được sosilandrin trong cúc gai hoa trắng mà không thấy trong cúc gai hoa tím.

Ngoài ra là các acid béo, triglycerid, đường glucose và pentose và các nguyên tố đa và vi lượng.

Năm 2006, Trịnh Thị Điệp đã nghiên cứu trên cúc gai di thực vào nước ta và đã chứng minh trong quả già chứa từ 16 - 20% dâu béo. 1,56 - 2,30% flavonolignan và đã pliân lập và xác địnli được cẩu trúc 14 hợp chất trong đó có 4 chất thuộc nhóm flavonoid là quercetin, quercitrin; 2, 3 dihydrokaempferol và 3, 4’, 5, 7 - tetrahydroxy - 3' - methoxyflavanon. 8 hợp chất thuộc nhóm flavonolignan là: silybin; 2, 3 dehydrosilybin; 2, 3 dehydrosilychristin, silychristin, isosilychristin, silydianin, pinoresinol và 2, 3 dehydrosilydianin. Hai hợp chất thuộc nhóm sterol là ß - sitosterol và daucosterol.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây độc gan

Có rất nhiều công trình nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của cao cúc gai, silymarin, cũng như từng flavonolignan như silybin, isosilybin, silychristin, silydianin chống lại các tác nhân gây độc hại gan.

Nhiều công trình đã gây tổn thương gan và xơ gan bằng carbon tetraclorid (CC1Ạ Silymarin chống lại được tổn thương gan chuột cống trắng do CCI4 (Favari et al., 199) là do bảo vệ được màng tế bào gan (Murriel et a!., 1990a), làm giảm sự peroxy hoá lipid màng tế bào gan ở chuột cống trăng (Batako, 2001 ) và chuột nhắt trắng (Letteron et al., 1990). Khi dùng liều CCl4 cao và kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan. Silymarin làm giảm được xơ gan (Mourelle et al., 1989) là do ức chế hoạt tính của ATPase (Murriel et al., 1990b) và chống lại sự giảm hồng cầu do CCI4 (Mourelle et al., 1991).

Nấm Amanita phaìỉoides và các hoạt chất trong nấm như a - amanitin, phalloidin, amatoxin là những tác nhân gây tổn thương gan rất mạnh. Thực nghiệm đã chứng minh silymarin (Desplaces et al., 1975) và silybin (Choppin et al., 1978) đều có tác dụng bảo vệ gan, chống lại nhiễm độc do phalloidin. Khi tiêm tĩnh mạch muối natri liemisuccinat của silybin (liều 50 mg/kg thể trọng) cho chó đã bị gây độc bằng liều dưới liều chết của nam Amanita phalloïdes (85 mg/kg thể trọng) làm giảm được các enzym gan trong máu (Floersheim et al., 1978). Sự thu nạp của amatoxin (dimethyl phalloidin) và tế bào gan chuột cống trắng bị ức chế 79%, nếu gan cô lập đã được xử. lý với silybin ester ở nồng độ 100 |ig/ml (Faulstich et al., 1980). Tác dụng điều hoà tính thấm màng tế bào và màng ty thể của silymarin có liên quan đến tính ổn định của màng chống lại sự thâm nhập của độc tố từ ngoài vào (Munter et al., 1986). Silymarin tác động mạnh nhất lên hệ thống vận chuyển phalloidin vào trong tế bào gan. Tưong tự như vậy, silybin cũng ức chế sự vận chuyển amatoxin vào trong tế bào gan (Faulstich et al., 1980).

Silymarin cũng bảo vệ được gan chống lại nhiễm độc gan do ethanol ở chuột nhắt trắng (Song et al., 2006) hoặc chuột cống trắng. Nguyên nhân một phần là do thuốc làm giảm sự peroxy hoá lipid ở gan (Valenzuela et al., 1985). Nghiên cứu trên 12 khỉ đầu chó (baboon) cho ăn một chế độ ăn thích hợp nhưng có thêm ethanol trong 3 năm, một lô dùng silymarm và một lô không dùng. Kết qủa cho thấy silymarin làm chậm sự phát triển xơ gan do ethano ở khỉ (Lieber et al„ 2003).

Dùng paracetamol liều cao cũng gây ra tổn thương gan cho chuột nhắt trắng và chuột cống trăng. Silymarin và silybin đều có tác dụng bảo vệ gan, chống độc gan do paracetamol (Murriel et al., 1992) làm giảm sự peroxy hoá lipid và ức chế sự tiêu hao glutathion ở gan chuột (Campos et al., 1989).

Silymarin và silybin còn có tác dụng bảo vệ gan, chống lại nhiều tác nhân khác gây tổn hại gan như plienylliydrazin (Valenzuela et al., 1985; 1987), tert - butyl hydroperoxyd (Valenzuela et al., 1986; Joyeux et al., 1990), galactosamin (Tyiityulkova et al., 1983), anthracyclin (Clilopcikova et al., 2004), các hydrocarbon thom nhiều vòng khác (Meiss et al., 1982), microcystin (Mereish et al., 1991), lialothan (Siegers et a!.. 1983). Cơ chế tác dụng đã được chứng minh là do chống sự peroxy hoá lipid, ức chế sự tiêu hao glutathion, hoặc phục hồi lại được sự tổng họp protein, làm giảm hoạt tính enzym gan đã bị tăng do các chất gây tổn thương  gan.

2. Tác dụng chống xơ hóa gan

Các tế bào hình sao của gan có vai trò trong quá trình xơ hoá gan. Khi bị tác động bởi các tác nhân gây xơ hoá (ví dụ như dùng lâu dài ethanol hoặc CCI4), chúng tăng sinh và chuyển dạng thành các nguyên bào sợi, dẫn đến lắng đọng các sợi collagen trong gan (Fuchs et al., 1997). Silybin ở nồng độ 100 nmol/lít làm giảm 75% sự tăng sinh của tế bào hình sao cô lập từ gan chuột cống trắng, làm giảm sự chuyển dạng của chúng thành các nguyên bào sợi và giảm thành phần các chất ở gian bào cần thiết cho quá trình xơ hoá (Fuchs et al., 1997).

Trên mô hình gây tổn thương gan mạn tính bang CCl4 hàm lượng collagen trong gan chuột cống trắng tăng lên gần 4 lần so với lô đối chứng sinh lý. Silymarin với liều uống 50 mg/kg mỗi ngày trong 5 ngày, làm giảm hàm lượng collagen gan 55% so với lô đối chứng bệnh lý (Favari et al., 1997). Trong một thí nghiệm khác, sự tăng hàm lượng colauen và procollagen III, do tắc đường dẫn mật ở chuột cống trắng, bị giảm 30% ở lô dùng Silymarin với liều 50 mg/kg mỗi ngày nhưng liều dùng 25 mg/kg lại không có tác dụng (Boilik ct al„ 1997). Nhờ vậy, silymarin chỉ có thể ức chế sự hình thành collagen ở liều cao (Mourelle et al„ 1989).

3. Tác dụng kích thích tái tạo gan

Một trong những cơ chế giúp giải thích tác dụng kích thích tái tạo mô tế bào gan của Silymarin là gây tăng tổng hợp protein ở gan bị tổn thương. Các nghiên cứu in vivo và in vitro trên gan chuột đã bị cắt một phần cho thấy silybin làm tăng một cách có ý nghĩa sự hình thành ribosom. sự tổng hợp ADN cũng như tổng hợp protein. Đặc biệt là silibinin chỉ thế hiện tác dụng này ở gan bị cắt một phần, mà không xảy ra ở chuột bị u gan hoặc dòng tế bào bị u ác tính (Sonnenbichler et a).. 1986).

Silibinin làm phục hồi lại đáp ứng miễn dịch tế bào sau khi cát một phần gan (Horvath et al.. 2001 ). Silimarm kích thích tổng hợp ARN ở huyết thanh và mật (Lorenz et al., 1984). Silybin, một flavonolignan làm tăng tổng hợp ARN ribosom ở gan chuột cống trắng và trong tế bào nuôi cây lên 20%. thông qua hoạt hoá enzvm AT

Đây có thể là cơ chế chính của tác dụng kích thích tái tạo tế bào gan của silybin.

4 Tác dụng trên lipid và lipoprotein trong huyết tương và gan

Gan đóng một vai trò rất quan trọng trong điều hoà và chuyển hoá lipoprotein trong huyết tương, liên khi gan bị tổn thương thường dẫn đến rối loạn lipoprotein huyết. Bằng thực nghiệm cho thấy, do silymarin bảo vệ được chức năng gan, nên điều hoà được lipoprotein trong huyết tương. Đồng thời, silymarin còn có tác dụng trực tiếp trên chuyển hoá cholesterol, ức chế sinh tổng hợp cholesterol (Skottova et al., 1998a). Silybin kích thích tổng hợp phosphatidyl cliolin và làm tăng hoạt tính enzym cholinphosphat cytidyltransferase ở gan chuột cả trong điều kiện bình thường hoặc sau khi bị nhiễm độc bằng galactosamin (Schriewer et al., 1979).

Silymarin có tác dụng chống tăng cholesterol huyết, một phần nhờ ức chế sự hấp thu cholesterol ở chuột cống trắng được cho ăn chế độ giàu cholesterol (Skottova et al., 2003). Tác dụng làm giảm cholesterol Iniyểt của silymarin tương đương với probucol, nhưng khác probucol ở chỗ, silymarin còn gây tăng HDL - cholesterol (cholesterol liên kết với lipoprotein tỷ trọng cao, là loại cholesterol tốt) và làm giảm hàm lượng cholesterol gan (Krecman et ai., 1998; Sobolova et al„ 2006).

Silibinin ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở tế bào gan. Hoạt độ enzym 3 - hydroxy - 3 - lĩiethylglutaryl coenzym A (HMG - CoA) reductase, một enzym đóng vai trò chủ yếu trong tổng hợp cholesterol cũng bị si ly bin diliemisuccinat. Ở chuột cống trắng, nồng độ cholesterol và phospholipid trong mật giảm có ý nghĩa khi tiêm trong màng bụng silybin với liều 100mg/kg thể trọng mỗi ngày trong 7 ngày (Wassuato et al., 1991). Silybin làm giảm rõ rệt sự tăng lipid toàn phần và triglycerid ở gan chuột cống trắng do carbon tetraclorid gây ra (Mourelle et al., 1989). Silymarin làm tăng sự liên kết của LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp) vào tế bào gan, nên làm giảm nồng độ LDL trong huyết tương (Skottova et al„ I998a). Đồng thời silymarin còn làm tăng, sự oxy hoá LDL, trong đó chất gây ra oxy hoá LDL chủ yếu là do silybin, còn các flavonolignan khác như silychristin và silydianin đóng góp không đáng kể vào tác dụng này (Skottova et al„ 1999).

5. Tác dụng chống oxy hóa

Các tác nhân gây tổn thương gan thường là những chất gây ra trạng thái tăng oxy hoá trong cơ thể, làm tăng peroxy hoá lipid màng tế bào, tạo ra các anion superoxyd và nhiều loại gốc tự do khác. Đồng thời làm giảm tiềm năng chống oxy hoá của cơ thể như làm giảm glutathion, giảm hoạt tính glutathion reductase, giảm enzym Superoxyd dismutase.

Bằng thực nghiệm, đã chứng minh silymarin có tác dụng chống oxy hoá (Cavallini et al.. 1978); các cao giàu phenolic của cúc gai làm giảm stress oxy hoá do chế độ ăn có nhiều đường (Skottova et al., 2004); silymarin có tác dụng bảo vệ chống lại stress oxy hoá ở não chuột cống trắng (Nencini et al.. 2006) cũng như stress oxy hoá do H202 Ở tế bào sừng của người và nguyên bào sợi chuột nhắt trắng (Svobodova et al., 2006). Tác dụng chống oxy hoá của silybin trong các hệ hoá sinh khác nhau là do cấu trúc của chất này (Varca et al., 2006).

Các flavonolignan của cúc gai dài có tác dụng chống peroxy hoá lipid ở tế bào gan và microsom gan của chuột cống trắng (Bosisio et al., 1992); silymarin và các flavonolisnan cúc gai làm giảm peroxy hoá lipid ở ty thể và microsom của tim chuột cống trắng (Psotova et al., 2002) cũng như ở tiểu cầu người (Koch et al., 1985).

Silybin và dehydrosilybin ức chế hoạt tính xúc tác của cytochrom P450 1A1 ở tế bào sừng và tế bào u gan của người (Dvorak et al., 2006); silybinin cũng có tác dụng ức chế cytochrom P450 ở microsom gan người (Beckman et al., 2000); nlnrng silymarin lại không có ảnh hưởng đến cytochrom P450 2E1 (Migiiez et al., 1994).

Silybinin ức chế sản sinh gốc anion Superoxyd và nitric oxyd (NO) ở tế bào Kupffer chuột cống trắng cô lập với nồng độ cần để ức chế được 50% IC50 là 80 |imol/lít (Dehmlov et al.. 1996a). Silybin ức chế giải phóng anion Superoxyd được tạo nên do phorbol myristat acetat ở bạch cầu trung tính và ức chế hoạt tính enzym xanthin oxydase (Varrga et al., 2001).

Một trong các cơ chế bảo vệ gan của cúc gai dài là khả năng dọn gốc tự do. Silybinin dihemisuccinat quét dọn được các loại oxyaen phản ứng (reactive oxygen) (Mira et al., 1994) và ức chế sự chuyển hoá acid arachidonic ở tế bào của người (Delimlov et al., 1996b). Silymarin và siilybin trung hoà được các gốc oxygen (Pascual et al., 1993), cũng như các gốc hydroxyl (Mira et al., 1987); silibinin cũng dọn được các gốc tự do ở hồng cầu người trong thí nghiệm in vitro (Altoray etal., 1992).

Khả năng chống oxy hoá của silymarin còn do thuốc làm tăng hoạt độ của Superoxyd dismutase (SOD) ở hồng cầu người (Altoray et al., 1992), làm tăng hàm lượng glutathion nội bào trong gan, ruột, thận và dạ dày chuột cống trắng (Skottova et al„ 2004; Valenzuela et al.. 1989). Trên chuột nhắt trắng, silymarin kích thích hoạt tính enzym alutathion - s - transferase ở gan, phối, dạ dày, da và ruột non theo cách phụ thuộc liều (Zhao et al., 1999). Trên người bị xơ gan do rượu, silymarin cũnng làm tăng rõ rệt hoạt độ enzym SOD (Feller et al., 1988).

6. Tác dụng trên hệ miễn dịch, chống viêm, dị ứng

Silymarin và các flavonoügnan của cúc gai dài có tác dụng điều hoà miễn dịch và ức chế miễn dịch. Sau khi cắt gan một phần, silybinin có phối hợp với vitamin E phục hồi lại đáp ứng miễn dịch tế bào (Horrvath et al., 2001), chức năng của bạch cầu đa nhân của người được điều hoà dưới tác dụng của silybin (Mmenzio et al., 1988). Trong những trạng thái có sự thay đổi của hệ miễn dịch, silymarin có thể làm cho một số thông số của hệ miễn dịch phục hồi lại gần với bình thường (Amirgliofran et al.. 2000; Wilasrusmee et al., 2002b).

Khi hoạt hoá yếu tố NF - kappa B bằng pliorbol ester, lipopolysaccliarid, acid okadaic hoặc ceramid, silymarin phong bế được yếu tố gây hoại tử u TNF (tumor necrosis factor), làm giảm hàm lượng oxygen phản ứng và peroxy hoá lipid (Manna et al., 1999). Silybinin ức chế chức năng của tế bào Kupffer ở gan, làm giảm sự sản sinh ra anion Superoxyd, nitric oxyd (NO), ức chế lipoxygenase và prostaglandin synthetase. Nồng độ silybinin cần để giảm anion superoxvd và NO là IC50 = 80 umol/lít. trong khi IC50 để ức chế 2 enzym chỉ cần 15 umol/lít (Dehmlow et al., 1996a). Silybmin có tác dụng ức chế miễn dịch ở chuột nhắt trắng bị tổn thương gan, gây ức chế yếu tố hoại tử u TNF, làm giảm interferon 7, IL - 4,  IL - 2 giảm tổng hợp NO và ức chế sự hoạt hoá yếu tố NF - kappa B trong gan (Schumann et al., 2003) .

Nghiên cứu ở chuột nhắt trắng đực dòng BALB/C, tiêm trong màng bụng silymarin với các liều 10, 50 hoặc 250 mg/kg/ngày trong 5 ngày cho thấy, silymarin ức chế chức năng lympho bào T ở các liều thấp, nhưng ở liều cao 250 mg/kg lại kích thích quả trình viêm (Johnson et al., 2003). Silymarin có tác dụng chống viêm trên nhiều mô hình viêm cấp thực nghiệm và ức chế sự di cư của bạch cầu ra ngoài mạch máu (De La Puerta et aí., 1996). Silymarỉn cũng có tác dụng chống viêm cấp tính và tác dụng chống viêm khớp thực nghiệm ở chuột cống trắng. Một trong những cơ chế của tác dụng chống viêm là do ức chế 5 - lipoxygenase (Gupta et al„ 2000). Enzym 5 - lipoxygenase xúc tiến chuyển hoá acid arachidonic thành các leukotrien gây ra các phản ứng viêm, dị ứng và phản xạ.

Từ 1979, đã phát hiện được silymarin là một chất ức chế 5 - lipoxygenase (Fiebricli et al.. 1979a), sau đó thấy silybin cũng có tác dụng này (Lin et al., 1989). Những nghiên cứu về tác dụng bảo vệ dạ dày, chống loét dạ dày có.thể có liên quan đến tác dụng ức chế lipoxygenase của silymarin (Alarcon et al., 1995; 1992). Cũng đã xác định được silymarin có tác dụng ức chế hoạt tính của enzym prostaglandin synthetase (Fiebrich et al., 1979b) là enzym xúc tác sự chuyển hoá của acid arachidonic thành prostaglandin, tức là silymarin có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin trong đó có prostaglandin EỊ là một chất gây viêm mạnh (Kang et al., 2004).

7. Tác dụng chống đái tháo đường

Cao chiết bằng nước của phần trên mặt đất cây cúc gai dài đã được nghiên cứu trên glucose huyết của chuột cống trắng bình thường và chuột bị đái tháo đường do streptozotocin (STZ). Với liều uống của cao là 20 mg/kg dùng 1 lần hoặc hàng ngày trong 15 ngày, glucose huyết ở cà 2 lô đều giảm có ý nghĩa, nhưng insulin huyết lại không bị ảnh hưởng. Như vậy cao cúc gai dài có tác dụng làm hạ glucose huyết ở chuột bình thuờng. có tác dụng chống tăng glucose huyết ở chuột bị đái tháo đường, nhưng không ảnh hưởng đến insulin huyết (Maghrani et al., 2004).

Trên chuột cống trắng bị tăng glucose huyết do alloxan, silymarin làm giảm glucose huyết, tăng gkitathion tụy, glutathion huyết và chống peroxy hoá lipid (Soto et al„ 1998). Silymarin phục hồi lại hoạt tính của các enzym chống oxy hoá như Superoxyd disnuitase, glutatliion reductase và catalase đã bị giảm do alloxan. là một trong những cơ chế tác dụng (Soto et al.. 2003). Silymarin cũng làm phục hồi chức năng tuyến tụy đã bị tổn thương do alloxan thông qua việc đưa nồng độ insulin huyết, glucagon huyết và glucose huyết trở về gần trị số bình thường (Soto et al., 2004).

Ở chuột cống trắng dòng Wistar, silibinin bảo vệ được tuyến tụy nội tiết bị tổn thương do cyclosporin A nên giảm tiết insulin (Von Sclionfeld et al„ 1997). Silymarin cũng bảo vệ được tế bào beta tuyến tụy, chống lại độc tính đo 1L - I ß và interferon y là các cytokin gây tăng sản xuất nitric oxyd (NO) và giảm tiết insulin (Matsuda et al., 2005).

Trên lâm sàng, thí nghiệm trên bệnh nhân bị đái tháo đường típ II tức là đái tháo đường không phụ thuộc insulin với các bệnh nhân bị xơ gan do đái tháo đường, silymarin làm giảm sự tăng insulin huyết do xơ gan, nhưng lại làm giảm glucose huyết, làm giảm nhu cầu cần dùng thêm insulin và làm giảm cả hàm lượng malondialdehyd huyết, một thông số phản ánh sự peroxy hoá lipid tăng ở người bị xơ gan (Velussi et al., 1997). Silybin - beta - cyclodextrin, một chế phẩm bán tổng hợp từ silybin cũng có tác dụng tốt trên bệnh nhân bị đái tháo đường, bị bệnh gan do nghiện rượu (Lirussi et al., 2002).

8. Tác dụng chống ung thư

Trong thời gian gần đây, silymarin và các flavonolimian đã được nghiên cứu nhiều trên tác dụng chống ung thư nhờ các phương pháp phân lập tế bào ung thư, xây dựng các mô hình gây ung thư vá các thông số đánh giá ung thư được hoàn thiện.

Silymarin và silibinin đều có tác dụng ức chế sự tổng hợp ADN và sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt LNCaP và DU 145 (Bhatia et al.. 1999). Trên mô hình gây ung thư tuyến tiền liệt bằng testosteron, silymarin và silibinin ức chế sự phát triển ung thư và sự chết tế bào theo chương trình (apoptosis) (Tyagi et al., 2002). Silibinin có tác dụng chống ung thư tuyến tiền liệt là do ức chế sự phân bào và các thông số sinh tử của tế bào như thụ thể của yếu tố phát triển biểu mô EGFR (epidermal growth factor receptor), thụ thể của yếu tố phát triển kiêu insulin tip I (insulin - like growth factor receptor I) và veil to nhân kappa B. Cũng đã thấy silibinin ức chế sự phát triển u tuyến tiền liệt, nhưng lại không thấy có biểu hiện độc (Singh et ai.. 2004a). Silibinin ức chế yếu tố sao chép biểu mô ở các tế bào ung thư tuyến tiền liệt (Tlielen et al., 2004a).

Tác dụng chống ung thư tuyến tiền liệt còn do silibinin ức chế hoạt tính enzym teloinerase và sự tiết kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (Thelen et al., 2004b). Cơ chế chính về tác dụng chống ung thư tuyển tiền liệt của silymarin và silibinin là do thuốc làm thay đổi sự tiến triển của chu kỳ tế bào, ức chế sự phân bào, ức chế sự tiết các yếu tố giúp cho sự tạo mạch máu của tế bào u. Trên chuột nhắt trắng bị ghép mô tuyến tiền liệt tiến triển của người, silibinin ức chế được sự phát triên u so với lô đối chứng không dùng thuốc (Singh et al., 2004c; 2006). Silvmarin và silibinin làm ngừng chu kỳ phân chia tế bào ở các pha GI và pha G2 sang pha M (Deep e( al., 2006).

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy silymarin có tác dụng chống ung thư da (Singh et al., 2002). Dùng ngoài da, silymarin làm giảm số tế bào sản xuất ra hydrogen peroxyd do tia tử ngoại và chống lại được các stress oxy hoá ở da chuột nhắt trắng (Katiyar. 2002). Silymarin phòng ngừa được ung thư da là do tác dụng chống viêm, chống oxy hoá và điều hoà miễn dịch (Katiyar, 2005). Silymarin có tác dụng bảo vệ chống lại sự chết của tế bào theo chương trình (apoptosis) do chiếu tia tử ngoại ở các tế bào u melanin ác tính của người (tế bào A375 - S2) với liều silymarin là 500 umol trong 12 giờ và cường độ tia tử ngoại là 2,4 J/cm2 trong 5 phút (Li et a]., 2004; 2006). Có tài liệu nêu silibinin có hiệu quả hai mặt. có thể bảo vệ, có thể tăng cường sự chết tế bào có chương trình đối với tế bào sừng ở người (Dhanalakshnii et al.. 2004). Dù sao cũng đã xác định rõ là silibinin có tác dụng phòng ngừa ung thư da (Siníih et al., 2005).

Đối với ung thư gan, silybin và deliydrosilybin có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào u gan của người, có thể thông qua ức chế tác dụng xúc tác cytochrom P450 1A1 (Dvorak et al., 2006). Ở chuột cống trắng, Silymarin ức chế sinh ung thư gan do chất N - nitrosodiethylamin (Ramakrishnan et al., 2006). Cũng đã xác định được hiệu quả chống lại ung thư tế bào gan của người do silibinin (Varghese et al„ 2005). 

Silibinin cũng gây ức chế sự chết tế bào theo chương trình ở tế bào ung thư phổi của người (Sliarma et al., 2003). Để nghiên cứu khả năng chống tăng sinh và chống ung thư của silibinin, các tế bào ung thư phổi A549 đã được xử lý với silibinin ở các nồng độ khác nhau cho đến 100 umol. Kết quả cho thấy, silibinin làm giảm hoạt tính của enzym metalloproteiruise - 2, làm giảm hoạt hoá plasminouen urokinase và làm tăng chất ức chế mô của metalloproteinase - 2 (Chu et al., 2004). Trên chuột nhắt trắng không có tuyến ức dòng BALB/c được ghép mô ung thư phổi tế bào không nhỏ (non - small cell) A549 của người, silibinin dùng uống ức chế được sự phát triển của mô u. Nếu phối hợp silibinin vói doxorubicin, hiệu quả điều trị được tăng cừờng và độc tính do doxorubicin giảm nhiều (Singh et al„ 2004b).

Silibinin kích thích các chất ức chế kinase phụ thuộc cyclin (cyclin - dependent kinase inhibitors), gây ra sự ngừng chu kỳ phân chia tế bào và sự chết tế bào theo chương trình ở tế bào ung thư ruột kết của người dòng HT - 29 (Agarwal et al., 2003). Cho chuột cống trắng đực dòng F344 uống chất azoxviliethan (AOM) sẽ gây ra ung thư ruột kết (đại tràng). Silymarin trộn với thức ăn với tỷ lệ 100, 500 và 1000 phần triệu rồi cho chuột ăn trong khi hoặc sau khi gây ung thư trong 4 tuần lễ, tỷ lệ chuột bị ung thư ruột kết giảm tuỳ theo liều dùng; liều càng cao, tỷ lệ ung thư càng giảm (Kolino et al., 2002).

Thử trên các tế bào ung thư bàng quang của người, silibinin làm ngừng ở pha GI của chu kỳ phân chia tế bào. Nếu ở liều cao hơn, cả pha G2 sang pha M cũng bị ức chế (Tyagi et al., 2004b). Silibinin làm giảm protein sống, giảm RNA thông tin, hoạt hoá enzym caspase và sự chết tế bào theo chương trình ở các tế bào u nhú (papilloma) dòg RT4 của bàng quang người (Tyagi et al., 2003).

Silymarin và silibinin có tác dụng ức chế sự tống hợp DNA và ức chế sự phát triển tế bào ung thư vú dòng MCF - 7 và MDA - MB 468 ở người (Bhatia et al., 1999). Cũng thử trên 2 dòng tế bào ung thư vú trên, đã nghiên cứu dùng phối hợp silibinin nhiều nồng độ (25 - 100 Ị.nnol) với doxorubicin (10-75 nmol, cisplatin 0.2 - 2 nmol hoặc carboplatin 2 - 20 n<ỉ). về tác dụng ức chế sự phát triển tế bào, tác dụng hợp đồng mạnh nhất là silibinin 100 nmol và doxorubicin là 25 nmol đối với cả hai dòng tế bào MCF - 7 và MDA - MB 468. Nhưng tỷ lệ phối hợp khác của cả 3 thuốc với Silymarin đều có tác dụng hợp đồng khá mạnh (Tiagi et aL 2004a).

Silymarin và silybin còn có tác dụng chống các loại ung thư khác. Silibinin có tác dụng độc tế bào, ức chế dòng tế bào u thần kinh đệm ở chuột cống trắng qua tác dụng trên thụ thể của yếu tố phát triển biểu bì (epidermal urowtli factor receptor) (Qi et al., 2003). Silibiniii cũng ức chế sự tổng họp DNA và ức chế sự phát triển tế bào ung thư cổ tử cung của người dòng A43 I (Bhatia et al., 1999). Ở chuột cống trắng được 5 tuần tuôi cho uống nước có pha 20 phần triệu chất 4 - m'iroquinolin I - oxid (4 - NỌO) trong 8 tuần sẽ xuất hiện ung thư lưỡi 64% sau 26 tuân nữa. Bắt đầu 1 tuần trước khi cho uống nước có 4 - NQO, cho chuột ăn chế độ ăn có 500 phần triệu silymarin trong 10 tuân, sau đó ăn chế độ ăn bình thường trong 24 tuần nữa. Đến tuần thứ 34, lỷ lệ ung thư lưỡi là 20% giảm hơn 3 lần so với lô đối chứng không dùng silymarin (Yanaida et aL 2002).

Silymarin và các flavonolignan của cúc gai dài có tác dụng hiệp đồng tác dụng chống ung thư và làm giảm độc tính của một so thuốc chữa ung thư. Silybin có tác dụng hiệp đồng làm tăng hiệu quả trong điều trị ung thư phụ khoa (Scambia et al., 1996). Cao cúc gai có tác dụng bảo vệ, làm giảm độc tính trên thận của cisplatin ở chuột cống trắng (Karims et al., 2005), silibinin cũng có tác dụng chống độc trên thận do cisplatin (Gaedeke et al., 1996) . Như đã nêu ở trên, silymarin và các flavonolignan dùng đơn độc, có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong thí nghiệm in vivo và in vitro. Khi phối hợp với cisplatin hoặc carboplatin, là những hoá trị liệu chữa ung thư, làm cho tác dụng chống ung thư tuyến tiền liệt được tăng cường. Cispiatin dùng đơn độc ở nồng độ 2 ug/ml ức chế sự phát triển tế bào ung thư 48%; nếu phối hợp với 50 - 100 nmol silibinin, tỷ lệ ức chế tăng lên đến 63 - 80%. Cũng tương tự như vậy, carboplatin ở nồng độ 20 ng/ml tỷ lệ ức chế là 68%, còn khi phối hợp với silibinin, tỷ lệ ức chế là 80 - 90%. Đánh giá trên chu kỳ phân chia tế bào cũng thấy, dùng phối hợp làm ngừng pha G2 sang pha M mạnh hơn khi dùng đơn độc (Dhanalakshmi et al„ 2003).

9. Tác dụng khấng khuẩn

Silybin có tác dạng kháng khuẩn mạnh hơn silymarin, nhưng cả hai chỉ có tác dụng trên vi khuẩn Gram dương, không thấy có tác dụng trên vi khuẩn Gram âm và các vi nấm. Xác định cơ chế tác dụng thấy silybin ức chế sự tổng hợp protein và RNA của vi khuẩn Gram dương (Lee et al., 2003).

10. Dược lý lâm sàng chữa viêm gan, xơ gan

a) Viêm gan do rượu: Trong một thử nghiệm lâm sàng ở 163 bệnh nhân bị viêm gan do rượu, silymarin được dùng trong 6 tháng thấy hoạt độ enzym gan trong huyết thanh giảm, chức năng gan đưọc cải thiện (Salmi et al., 1982). Một thử nghiệm lâm sàng khác ở 116 bệnh nhân bị viêm gan do rượu, trong đó có 58 bệnh nhân bị xơ gan. Mỗi bệnh nhân được uống 420 mg silymarin mỗi ngày trong 3 tháng thấy chức năng gan ở lô dùng silytnarin được cải thiện hơn so với lô không dùng silymarin (Trincliet et ai., 1989). Một thí nghiệm dùng legalon, mỗi viên có 70 mg silymarin. mỗi ngày dùng 6 viên trong 6 tháng, thấy hàm lượng bilirubin, procollagen IN và hoạt độ các enzym ALT. AST trong huyết thanh giảm và tăng hoạt độ glutatlũon peroxydase (Felier et al., 1989) và cải thiện được về mô bệnh học so với lô dùng thuốc vờ [WHO, 2002, II: 300 - 306], Tuy nhiên, tổng hợp 13 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên 915 bệnh nhân bị bệnh gan do rượu và viêm gan do virus B hoặc c thấy cúc gai không cải thiện được tỷ lệ chết và biến chứng do bệnh gan. tuy có cải thiện được một số thông số về chức năng gan. Các tác giả thấy rằng, phương pháp nghiên cứu còn chưa có chất lượng, chưa chuẩn hoá tốt ở nhiều thử nghiệm (Rambaldi et al„ 2005). Một tổng quan, tập hợp các nghiên cứu lâm sàng dùng cúc gai dài điều trị cho bệnh nhân bị viêm gan do rượu cũng thu được kết quả tương tự (Bail et al., 2005).

b) Xơ gan Silymarin và các flavonolignan của cúc gai đã được đánh giá trong nhiều thử nghiệm lâm sàng. Trong một nghiên cứu ở 170 bệnh nhân bị xơ gan, trong đó xơ gan do rượu là 91 được chia ngẫu nhiên thành 2 lô, lô dùng Silymarin mỗi lần 140 ma,, ngày 3 lần trong 2 năm và lô placebo. Lô placebo có 83 bệnh nhân, 10 người bỏ cuộc, số chết là 37 trong đó có 31 chết do bệnh gan. Lô dùng thuốc có 87 bệnh nhân, 14 nguời bỏ cuộc, 24 người chết với 18 chết do bệnh gan. Như vậy là silymarin có hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân xơ gan do rượu với p = 0,01, còn tính chung cho tất cả bệnh nhân xơ çan, tác dụng có thấp hơn một ít với p = 0,036, vẫn có ý nghĩa thống kê so với lô placebo. Không thấy có tai biến do thuốc trong thử nghiệm (Ferenci et al., 1989). Sau khi điều trị bằng silymarin, hoạt độ enzym gan, hàm lượng bilirubin và polypeptid của collagen tip III trong huyết thanh đều giảm xuống (Feher et al., 1989). Dùng cúc gai cho bệnh nhân xơ gan do rượu là có lợi (Boerth et al„ 2002). Tuy nhiên, một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù kép trên 125 bệnh nhân xơ gan, cho uống silymarin với liều hàng ngày 450 ine trong 2 năm, thay tỷ lệ sống của lô điều trị bằng Silymarin không hơn so với lô dùng thuốc vờ (Peres et a(., 1998).

Để đánh giá tác dụng ức chế xơ hoá gan của silymarin, đã thử trên 277 bệnh nhân bị viêm gan mạn tính. Khi gan bị xơ hoá thì hàm lượng procollagen III trong huyết thanh tăng. Dùng silymarin với liều 420 mg mỗi ngày trong 4 tuần thấy procollagen III giảm (Held, 1992). Trên 108 bệnh nhân bị viêm gan mạn tính do rượu, silymarin đưọc dùng vói liều 400 mg hàng ngày trong 5 tuần lề thấy hàm lượng procollagen III và hoạt độ enzym gan trong huyết thanli giảm đi (Held, 1993). Thử naliiệm trên 60 bệnh nhân bị xơ gan do đái tháo đường được chia ngẫu nhiên thành 2 lô, lô placebo vả lô dùng silymarin vói liều 600 mg mỗi ngày troim 6 tháng. Ket quả cho thấy hàm lượng glucose huyết, malonyldialdehyd tronu huyết thanh và nhu cầu insulin hàng ngày giảm có ý nghĩa so với lô placebo (Velussi et al„ 1993; 1997). c) Viêm gan do virus Đà có nhiều công trình nghiên cứu dùng silymarìn để điều trị viêm gan do virus trên lâm sàng (Mayer et al., 2005). Trong một nghiên cửu ngâu nhiên, mù kép trên 57 bệnh nhân bị viêm gan do virus, bệnh nhân được uống mỗi nuàv 420 111!» siíymarin trong 3 tuần. Ở lô dùng silymarin, 40% bệnh nhàn có nồiiii độ bilirubin huyết trỏ' lại bình thường so với I ỉ % ờ lô dim” placebo; 82% bệnh nhân ở lô dùng thuốc có AST trona huyết thanh trỏ' về bình thường so với 52% ở lô placebo. Tuy nhiên không có sự khác nhau về sổ bệnh nhân có đáp ửiitt miễn dịch ỏ' cả 2 lô (Magiiiilo et al„ 1978). Một thử nehiệm lâm sàng ờ các bệnh nhân bị viêm gan virus B. Lô bệnh nhân được điều trị bang Silymarin phục hồi sức khỏe nhanh 1)071, và thời gian để có đáp ínm miễn dịch nsan hơn so với lô chỉ được chàm sóc nâng đỡ (30.4 ìmày so vói 41,2 ngày); các biến chứníỉ đi kèm với bệnh ở lô dùng sílvmarin (dùnu, mỗi ngày 420 nu») giảm hơn lô placebo (Plomteux et al., 1977). Trong một thử nghiệm lâm sàng mù kép, có đối chửng với placebo trên 36 bệnh nhân bị bệnh viêm gan mạn trong đó có một sổ đã XO' gan, bệnh nhân được điều trị bằng 420 mg silymarin mỗi ngày trong 3 tháng. Kết quả cho thấy không có sự khác nhau có ý ngliĩa về hàm lượng bilirubin và enzym ean troníỉ huyết thanli "ilia 2 lô. Tuv nhiên, có sự câi thiện về mô học tot lion ỏ' lô dùng silymarin so với lô placebo (Kiesewetter et al.. 1977). Để đánh giá về nhận thức và sử dụng các chế phẩm ciìa cúc uai dài cĩia người bị bệnh viêm aan virus c mạn tính đã phân tích V bạ và phònu vấn trực tiếp 500 cựu binh Hoa Kỳ bị viêm uan virus c mạn tinh (!ô A) so với 250 người khác đến khám bệnh (lô B) ở 3 bệnh viện gần càng New York. Kết quả clio thấy, số người sir dụna tlụrc vật trị liệu ờ lô A là 21,0% (trong đó dùng chế phẩm của cúc gai dài ià 12,2%, dừng nhân sẫm là 4,6%, và dime các chế phẩm tlụrc vật khác là

 

 

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC