Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cúc Lục Lăng

14:06 02/06/2017

Laggera alata (D. Don) Sch. Bip. ex Oliv.

Tên đồng nghĩa: Blumea alata (D. Don) DC. Erigeron alatum D. Don

Tên khác: Linh đan hôi, cúc hoa xoắn, cúc đời, la ghe cánh.

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

    Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,8 - 1 m. Thân mập, cứng, phân nhánh nhiều, có rãnh dọc và có cánh, cánh rộng 4-5 mm, không khía răng, màu lục sẫm. Lá mọc so le không cuống, hình mác, dài 2 - 8 cm, rộng 0,5 - 2 cm, gốc thuôn, đầu tù hoặc nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông mịn áp sát và tuyến tiết. 

   Cụm hoa mọc ở đầu ngọn và kẽ lá; lá bắc nhọn xếp thành nhiều hàng; hoa màu trắng, cao 6-7 mm; hoa cái nhiều; hoa lưỡng tính 8-12; mào lông màu trắng, rụng sớm; tràng hoa cái có 4 răng nhọn, tràng hoa lưỡng tính có 5 thuỳ; nhị 5; bầu nhẵn.

   Quả bế hình trụ, có lông, có 10 cạnh, dài 4-5 mm. Mùa hoa quả: tháng 10-1.

Phân bố, sinh thái

  Chi Laggera Scli. - Bip phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới, ôn đới ấm và một số loài có ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, chi này có 4 loài, 2 loài làm thuốc trong đó có loài cúc lục lăng trên. Trên thế giới, cúc lục lăng phân bố khá rộng rãi từ phía đông Ấn Độ sang Mianma, Trung Quốc, xuống phần bắc Lào, Thái Lan và Malaysia. Ở Việt Nam, loài này đã ghi nhận được ở hầu hết các tỉnh miền núi giáp biên giới phía bắc, như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Bắc Cạn... và ở phía nam bao gồm: Kon Tum (Kon Plông), Đắc Lắc (Đắc Min cù), Lâm Đồng (Lang Bian, Đức Trọng).

   Cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc ở bãi cỏ ven đồi, nương rẫy rũ, dưới tán rừng thông... độ cao phân bố: 100 - 1300m. Hàng năm câ con mọc từ hạt vào tháng 3-4; sinh trưởng nhanh trong vụ xuân - hè; có hoa khoảng tháng 7-8; đến tháng 9-10 sau khi quả già, toàn cây tàn lụi. Cây trồng dược băng hạt.

   Bộ phận dùng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

   Ekundago Olun et al. (1989) chứng minh tinh dầu lá chứa 34 thành phần trong đó các thành phần chính là:

  - Mẫu ở lfe: thymoquinol dl - Me ether 11,17% và eudesmol 12,55%.

  - Mẫu ở Abudan: thymoquinol di - Me ether 29,17%, a - humulen 14,2% và B - caryophyllen 10,14%.

    (CA I 12, 1990: 155282 y)

  Theo Zdero L. et al. (1989), cúc lục lăng chứa 2 chất thuộc nhóm eudesman (CA 112, 1990: 95488 H).

Tác dụng dược lý

1. Thử độc tính cấp

Cao khô toàn cây cúc lục lăng được tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng với liều 1000 mg/kg chuột vẫn không chết. Cao được chế bằng cách, lấy toàn cây cúc lục lăng phơi khô, tán thành bột thô, rồi chiết bằng ethanol 50%. Dịch chiết dược bốc hơi rồi cô dưới áp suất giảm đến thể chất cao khô. Cao này cũng được nghiên cứu tác dụng lợi tiểu sau đây [Dliawan et al., 1977: 208].

2. Tác dụng lợi tiểu

   Cho chuột cống trắng uống cao khô cúc lục lăng với liều 250 mg/kg một dung dịch có 5mg cao/ml (thể tích uống là 5 ml/100g chuột), lô đối chứng cho uống nước với cùng thể tích 5 ml/100g,  rồi cho vào lồng chuyển hoá, mỗi lồng một con chuột. Kết quả cho thấy cao 5 ml/100g có tác dụng lợi tiểu [Dliawan et al., 1977: 208].

3. Tác dụng chống viêm

   Tác dụng chống viêm của các hợp chất phenolic tổng số được chiết từ toàn cây cúc lục lăng đã được đánh giá trên một số mô hình viêm cấp tính và viêm mạn tính in vivo.

    Trong các mô hình gây viêm cấp thực nghiệm, các chất plienolic tổng số ức chế có ý nghĩa phù tai ở chuột nhắt trắng do bôi xylen vào tai chuột; ức chế có ý nghĩa phù chân chuột cống trắng do tiêm vào dưới da gan bàn chân chuột caragenin để gây viêm; và ức chế tính thấm mạch do acid acetic gâv ra ở chuột nhắt trắng.

    Trên mô hình gây rỉ dịch màng phổi do carragenin ở chuột cống trắng, hợp chất phenolic tổng số của cúc lục lăng, ức chế có ý nghĩa dịch rỉ viêm màng phổi, ức chế sự di cư bạch cầu, làm giảm nồng độ lysozym và malonyldialdeliyd trong huyết thanh; làm tăng hàm lượng Superoxyd - dismutase (SOD) và glutathion peroxydase (GSH - PX) trong huyết thanh; đồng thời cũng làm giảm hàm lượng protein tổng số, nitric oxyđ (NO) và prostaglandin E2 (PGE2) trong dịch rỉ màng phổi (Vu et al., 2006a).

    Trên các mô hình thí nghiệm viêm mạn tính, hợp chất phenolic tổng số của cúc lục lăng ức chế có ý nghĩa u hạt thực nghiệm do cấy viên bông vê tròn ở chuột cống trắng. Những kết quà nghiên cứu trên mô hình cấp tính và mạn tính chỉ rằng, hợp chất phenolic tổng số có tác dụng chống viêm mạnh. Cơ chế tác dụng chống viêm đã xác định đượcc là do sự ức chế tạo thành prostaglandin, do ảnh hưởng đến hệ chống oxy hoá và do ức chế sự giải phóng lysozom. Ngoài ra hàm lượng các hợp chất phenol tổng số trong cúc lục lăng, và cấu tạo các hoạt chất chính trong cúc lục lăng cũng đã được phân lập và xác định (Wu et al., 2006a).

    Nghiên cứu độc tính cấp thấy rằng,  đã dùng hợp chấ phenolic tổng số đến liều 8,5 g/kg thể trọng, thuốc vẫn dung nạp tốt, không thấy có biểu hiện độc ở chuột nhắt trắng ( Wu et al-, 2006a).

4. Tác dụng bao vệ gan

  Tác dụng bảo vệ gan của flavonoid tổng số phân lập được từ cúc lục lăng đã được nghiên cứu trên tổn thương do carbon tetraclorid (CCI4) ở tế bào gan chuột cống trắng mới sinh và ở chuột cống trắng bị tổn thương gan do CCL4.

  In vitro, Flavonoid tổng số ở nồng độ 1-100 mg/ml cải thiện được tỷ lệ tế bào gan sống khi nuôi cấy có thêm CCL4 và ức chế được sự thoát ra khỏi tế bào gan hai enzym là aspartat - amino - transferase (AST) và alanin - amino - transferase (ALT) do CCL4

   In vino cho chuột cống trắng uống với liều 50, 100 và 200 mg/kg làm giảm có ý nghĩa hàm lượng AST, ALT, protein tổng số và albumin trong huyết thanh chuột, cũng như làm giảm hàm lượng liydroxyprolin và acid sialic trong gan. Xét nghiệm bệnh lý mô học thấy rằng sự tổn thương gan được cải thiện ở lô điều trị với flavonoid tổng số. Đồng thời, hoạt tính dọn gốc tự do như gốc 1,1- diplienyl - 2 - picrylhydrazl (DPPH) và gốc superoxyd của flavonoid tổng số cũng đã xác định được (Vu et al., 2006b).

    Để hiểu cụ thể cơ chế tác dụng bảo vệ gan cùa flavonoid tổng số trong cúc lục lăng, 9 hợp chất trong fIavonoid đã được xác định và nghiên cứu chứng minh tác dụng bảo vệ gan trong các thí nghiệm in vitro và in vivo. Kết quả cho thấy, tác dụng bảo vệ gan của flavonoid tổng số trong cúc lục lăng có liên quan với tác dụng chống oxy hoá và tác dụng chống viêm. Tác dụng trung hoà các loại oxygen phản ứng (reactive oxygen) do cơ chế phi enzym (không có liên quan đến enzym) và tác dụng tăng cường hoạt tính của các enzym oxy hoá ở gan có nguồn gốc tự nhiên, có thể là các cơ chế chính về tác dụng của các flavonoid trong cúc lục lăng trên tổn thương gan do CCI4 (Wu et al., 2006b).

   Tính vị, công năng

  Toàn cây cúc lục lăng vị đắng và cay, tính hơi ấm, có mùi thơm; có công năng tiêu thũng, tán ứ, tiêu độc, giảm đau. Sách "Bản thảo cầu nguyên" ghi: cúc lục lăng vị cay ngọt, tính bình; sách "Tân hoa bản thảo cương yếu" ghi: vị cay, đắng, tính hàn; sách "Phúc kiến dân gian thảo dược" ghi: vị đắng, hơi cay, tính ấm; sách "Nam Ninh thị dược vật chí" ghi: vị cay, đắng, tính hơi ấm; sách "Mân Đông bản thảo ghi: cúc lục lăng vào ba kinh là phế, tỳ và bàng quang; có công năng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, tiêu thũng, khư phong trục thấp, chỉ thông, thị thống kinh [TDTH, 1997, III: 509].

Công dụng

Toàn cây cúc lục lăng được dùng trị cảm cúm, ho kéo dài; đau khớp xương, đau lưng; viêm thận, phù thũng, vô kinh, đau bụng trước khi sinh. Liều dùng hàng ngày 15 - 30g (dùng tươi 30 - 60g), sắc chia 2 lần uống. Dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm mô tế bào, tràng nhạc, đau do đòn ngã, bỏng, eczema, rắn cắn. Lấy một lượng vừa đủ cây tươi, giã đắp ngoài, hoặc đun lấy nước tắm rửa. Ở Ấn Độ và Madagascar, cúc lục lăng được dùng làm thuốc kháng khuẩn, tẩy uế; lá để cầm máu khi bị các vết thương chém chặt [Chopra et al„ 2001: 149; Srivastava, 1989: 82],

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC