Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cửu Lý Hương

16:06 02/06/2017

Senecio scandens Buch. - Ham. ex D. Don

Tên đồng nghĩa: Senecio chinensis DC. 

Tên khác: Cúc bạc leo, cửu lý minh.

Tên nước ngoài: Climbing grounsel (Anh), séneçon grimpant (Pháp).

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cây thảo leo, dài 2 - 5m. Cành mành mọc uốn éo, có rãnh và lông ngắn. Lá mọc so le, hình mùi tên, dài 4 - 9 cm, rộng 2-3 cm, gốc xẻ cánh, đầu nhọn dài, mép hơi có răng không đều; cuống lá dài 4 - 10 mm, có tai nhỏ.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, tỏa rộng thành hình chuỳ, gồm nhiều đầu rộng 1 cm; lá bắc hình chỉ, những lá phía dưới ngắn hơn những lá phía trên, tất cả đều có lông; hoa đực hình lưỡi có 12 cái: hoa lưỡng tính nhiều; mào lông mềm màu trắng: tràng hoa cái có 3 răng, tràng hoa lưõng tính hình ống dài có 5 thuỳ. nhị 5, bao phấn có tai; bầu hình trụ.

Quả bế, hình trụ - thoi, dài 2,5 mm, có 5 cạnh và lông nháp.

Mùa hoa: tháng 10 - 12. 

Phân bố, sinh thái

Chi Senecio L., trên thế giới có rất nhiều loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam có 17 loài, trong đó 4 loài đã được dùng làm thuốc [Nguyễn Tiến Bân et al., 2005; Võ Văn Chi, 1997 và Viện Dược liệu, 2005],

Cửu lý hương phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên, một số vùng núi cao thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận và Đà Nẵng (Bà Nà). Trên thế giới, Cửu lý hương có ở Trung Quốc. Lào, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Ấn Độ và Mianma.

Cửu lý hương là loại cây ưa sáng, ưa ẩm, thường mọc rải rác xen lẫn nhiều loại cây cỏ khác ở ven rừng, bờ nương rẫy,... nhất là những vùng rừng núi đá vôi, độ cao đến hơn 1000m (ở phía Nam). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra, hoa nhiều vào mùa thu. về mùa đông có hiện tượng tàn lụi một phần các thân cành trên mặt đất. Cây tái sinh tự nhiên tốt từ hạt và từ các phần còn lại sau khi bị cắt.

Cửu lý hương có nhiều hoa màu vàng đẹp, có thể trồng làm cành.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Cây cửu lý hương chứa flavoxanthin, chrysan- themaxantliin, hydroquinon, acid vanillic, acid pyromiicic. Ngoài ra, còn có senecionin, seneciphyllin [Trung dược từ hải I, 1993, Võ Văn Chi, 1997],

Tính vị, công năng

Cửu lý hương có vị hơi đắng, tính mát. có tác dụng thanh can hoả, sáng mắt, thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng.

Công dụng

Cửu lý hương được dùng chữa viêm kết mạc cấp tính, mắt sưng đau, mụn nhọt sưng lở, viêm da, viêm họng. Liều dùng mỗi ngày 40 - 80g, cây tươi, hay 20 - 40g cây khô, sắc uống.

Dùng ngoài, lấy lá và hoa tươi giã đắp chỗ sưng đau. hoặc nấu nước xông rửa mắt và tắm rửa chỗ nổi man, viêm da.

Ở Trung Quốc, cửu lý hương được dùng trị đinh nhọt, tiêu nhọt độc. Dùng cây tươi giã vắt lấy dịch trộn với mật lợn, làm thành cao là thuốc chữa mụn nhọt có hiệu quả, hoặc nấu nước đắp rửa trị rắn cắn.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC