Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Đại Hoàng

16:05 04/05/2017

Còn gọi là xuyên đại hoàng, tướng quân

Tên khoa học Rheum sp. Thuộc họ Rau răm Polygonaceae.

Đại hoàng (Rhizoma Rhei) là thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều loại đại hoàng như chưởng diệp đại hoàng Rheum palmatum L., đường cổ đặc đại hoàng Rheum tanguticum Maxim, ex Regel (Rheum paỉmatum L. var. tanguticum Maxim.) hoặc dược dụng đại hoàng Rheum officinale Baill. hoặc một vài loài Rheum khác, tất cả đều thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Vì vị thuốc màu rất vàng cho nên gọi là đại hoàng, vì có khả năng tống cái cũ, sinh cái mới rất nhanh chóng như dẹp loạn cho nên còn gọi là tướng quân.

A. Mô tả cây

Chưởng diệp đại hoàng-Rheum palmatum L. là một cây sống lâu năm, rễ thô, to, thân cao tới 2m, giữa rỗng, mặt thân nhẵn. Lá ở dưới to dài, có cuống dài, phiến lá hình tim cắt thành 3-7 thuỳ, mép thuỳ hơi có răng cưa hoặc hơi cắt, lá ờ phía trên thân nhỏ hơn. Cụm hoa mọc thành chùm khi còn non, hoa có màu tím đỏ. Cây này chủ yếu mọc hoang và một phần được trồng ờ Tứ Xuyên, Cam Túc (Trung quốc). Đường cổ đặc đại hoàng Rheum tanguticum Maxim ex Regel cũng là một cây sống lâu năm cao tới 2m, lá có phiến cắt rất sâu thành thùy. Tại Cam Túc có trồng một số Cây dược dụng đại hoàng (Rheum officinale Baill.) cũng là một cây sống lâu năm, nhưng thấp hơn, chỉ cao chừng l,50m. Lá mọc so le có cuống dài; phiến lá hình trứng phía cuống hình tim, đường kính 40-70cm, phiến không chia thuỳ mà chỉ cắt sâu chừng 1/4. Hoa màu xanh nhạt hay vàng trắng nhạt

Đại hoàng và tác dụng chữa bệnh của nó

 B. Phân bố, thu hái và chế biến

Những loài đại hoàng đang được di thực vào nước ta. Cây mọc tốt, ưa khí hậu mát ẩm, độ cao trên 1000m thì thích hợp hơn. Hiện ta phải nhập của Trung Quốc: Trước kia nhập cả của một số nước Châu Âu. Thường hái thân rễ của những cây đã sống trên 3 năm. Đào vào các tháng 9-10. Đào về rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần trên mặt đất, rễ nhỏ, cạo vỏ ngoài, củ to quá có thể bổ hai hay tư mà phơi cho dễ, dùng lạt xâu treo trong thềm nhà để cho khô dần hoặc có thể sấy nhẹ cho khô. Sau khi khô là dùng được (nếu dùng trong nước) hoặc cạo bỏ vỏ ngoài rồi đánh bóng nếu để xuất.

C. Thành phần hoá học

Trong đại hoàng có hai loại hoạt chất tác dụng trái ngược nhau.

1. Loại hoạt chất có tính chất thu liễm-là hợp chất có tanin (rheotannoglucozit).

2. Loại hoạt chất có tác dụng tẩy: Rheoanthraglucozit.

Thành phẩn chủ yếu trong các rheotanoglucozit là glucogalin. Khi thuỷ phân, glucogalin sẽ cho axit galic và glucoza. Ngoài ra còn có axit galic, catechin và tetrarin. Khi tetrarin chịu tác dụng của axit loãng sẽ cho glucozareosmin (rheosmin), axit xinamic và axit galic. Trong các reoantraglucozit, chúng ta thấy các chất chủ yếu sau đây:

- Cryzophanol (chrysophanol) C15H]0O4

- Aloe-emođin C15H10O5

- Rein (rhein) CI5Hg06

- Emođin hay rheum emođin C15H10O5

- Emođin-monometyl-ête C16H1205 Tỷ ]ệ các antraglucozit toàn bộ trong đại hoàng vào chừng 2-4,5%, trong đó một phần ờ trạng thái tự do, một phần ở trạng thái kết hợp. Theo Wasicky và Heinz thì trong đại hoàng tươi chủ yếu có antraglucozit ở dạng kết hợp mà không có ở dạng tự do. Tuy nhiên, theo 1. Kroeber (1923), tác dụng tẩy của đại hoàng không phụ thuộc hoàn toàn vào tỷ lệ antraglucozit thấp mà vẫn tác dụng tẩy mạnh, hoặc có loại đã lấy bớt antraglucozit đi rồi mà tác dụng vẫn còn.

D. Tác dụng dược lý

1. Kích thích sự co bóp của ruột: Tác dụng chậm, chừng 5-10 giờ sau khi uống mới thấy tác dụng, có khi lâu hơn. Phân mềm, vàng hay nâu sẫm, màu này một phần do màu của đại hoàng, một phần do chất mật tiết ra nhiều hơn. Thường không thấy đau bụng, tuy nhiên đôi khi thấy buồn nôn, chóng mặt hay nổi mẩn. Do tác dụng sung huyết đối với các mạch máu trĩ cho nên không nên dùng đối với người bị trĩ và cũng không nên dùng cho những người hay bị táo vì thường sau khi gây tác dụng nhuận tràng, đại hoàng hay gây táo bón mạnh hơn trước. Vì trong đại hoàng có chứa nhiều canxi oxalat cho nên không dùng lâu cho những người bị kết thạch thận oxalic hay sổ nước nang (catarrhe vesi- cal) vì nó có thể gây ra bệnh đái ra oxalat. Các chất màu thấm qua máu, nước tiểu và mồ hôi, sữa v.v... tất cả các chất bài tiết đều có màu vàng và nếu nước tiểu có phản ứng kiềm, nước tiểu sẽ có màu đỏ. Sữa mẹ có tác dụng tẩy đối vói con đang bú sữa mẹ.

2. Do các reotanoglucozit, đại hoàng có tính chất bổ, thêm vào tính chất gây co bóp nhẹ với liều thấp của các antraglucozit.

3. Còn có tác dụng diệt khuẩn (staphyllococcus, lỵ, thương hàn, tả).

E. Công dụng và liều dùng

Đại hoàng được dùng cả trong đông y và tây y. Theo tài liệu cổ đại hoàng vị đắng tính hàn, vào 5 kinh tỳ, vị, can, tâm bào và đại trường. Có tác dụng hạ vị tràng tích ứệ, tả huyết phận thực nhiệt hạ ứ huyết, phá trưng hà (kết báng ờ bụng) hàn thuỷ. Dùng chữa hạ lỵ, ứ huyết, kinh bế thuỷ thũng, thấp nhiệt gây vàng da, ung thũng đinh độc.

Hiện nay dùng với liều nhẹ làm thuốc giúp sự tiêu hoá, chữa kém ăn, ăn không tiêu, da vàng, hay đau bụng. Ngày uống 0,10-0,50gam dưới dạng sắc, bột, hay thuốc viên. Dùng với liều cao làm thuốc tẩy nhẹ, dùng cho người đầy bụng, đi lỵ, hoàng đản (da và mắt vàng). Ngày uống 3-10g.

Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác như chì thực, hậu phác, hoàng liên, mang tiêu v.v... Đơn thuốc có đại hoàng Chữa đau bụng, bí đại tiện, nôn mửa Đại hoàng cam thảo thang: Đại hoàng 7g, cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml. Uống lúc đói (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh). Chữa hắc lào. Đại hoàng 10, dấm 5ml, rượu 50ml. Ngâm trong 10 ngày, lấy ra bôi lên các vết hắc lào đã rửa sạch

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC