Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Đ

Đại

13:05 19/05/2017

Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey

Tên đồng nghĩa: Plumeria acutifolia Poir.

Tên khác : Bông sứ, sứ cùi, hoa chăm pa, hoa đại, miến chi tử.

Tên nước ngoài: Temple tree, pagoda tree, frangipani plant (Anh); frangipanier (Pháp).

Họ: Trúc đào (Apocynaceae).

Mô tả

Cây nhỡ, cao 3-7m. Thân đứng, phân cành sớm, lưỡng phân hoặc tam phân. Cành mập, nhẵn, dễ gẫy, màu xám nhạt, mang nhiều vết sẹo lá. Lá to dày, mọc so le, nhưng thường tụ tập ở đầu cành, hình mác, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt, gân hình lông chim, đầu các gân phụ nối với nhau thành đường gân mép rất rõ, dài 20-25cm, rộng 5- 6cm.

Cụm hoa mọc ở đầu cành trên một cán mập thành xim, phân nhánh 2-3 lần; nụ hoa xoắn vặn; hoa màu trắng ở phần ngoài, phần trong màu vàng nhạt rất thơm, rụng sớm; đài nhỏ; tràng 5 cánh, ống tràng hẹp loe ở họng, có lông ở mặt trong; nhị 5, đính vào ống tràng, chỉ nhị rất ngắn; bầu có hai lá noãn riêng biệt.

Quả là hai đại dính nhau, khi chín màu đen nâu; hạt thuôn có cánh mỏng. Toàn cây có nhựa mủ trắng

Còn có loài hoa đỏ.

Mùa hoa quả : tháng 5-8

Cây dễ nhầm lẫn:

Loài Plumeria obtusifolia L. có dáng cây to và tán lá sum sê hơn, lá dài 30cm, rộng l0cm, đầu tròn, mặt trên màu lục đen bóng, gân giữa trắng. Hoa to, cánh hoa thường hơi cong xuống khi hoa nở hết mức.

Đại  và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Plumeria L. có khoảng 40 loài, phân bố rải rác ở các vùng nhiệt đới. Việt Nam có hai loài, cây đại có nguồn gốc ở Mexico, sau được trồng ở nhiều nước nhiệt đới.

Đại là cây trồng từ lâu đời ở các đình chùa và nơi công cộng khác. Cây ưa sáng, chịu hạn tốt và gần như ít phải chăm sóc. Tuy nhiên, vốn là cây gốc nhiệt đới nên không trồng được ở vùng núi cao lạnh, như Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai)... Đại có khả năng tái sinh vô tính khoẻ. Cây trồng bằng cành thường có hoa ngay trong năm đầu tiên. Cây càng lớn càng có nhiều hoa. Cây trồng ở các tỉnh phía bắc, rụng lá mùa đông, hoa nhiều nhưng không đậu quả. Trái lại, những cây lớn ở các tỉnh phía nam, đôi khi cũng có quả.

Cách trồng

Đại là một cây cảnh đẹp, được trổng ở khắp nơi, trong các đình chùa, di tích lịch sử, văn hoá hay trong các công sở và gia đình để kết hợp làm thuốc.

Đại được trồng bằng cành, chủ yếu vào mùa xuân, các mùa khác cũng có thể trồng đại nhưng cần đảm bảo độ ẩm. Trồng đại ở nơi đất cao, đào hốc để cắm cành. Cần bón lót vào hốc ít phân. Chọn cành bánh tẻ, đật nghiêng, lấp đất dày độ 20-25cm, tưới nước. Là cây chủ yếu để làm cảnh, nên khi trồng thường chọn vị trí thích hợp. Đôi khi còn được trồng trong bồn, trong chậu.

Đại không cần chăm sóc, không có sâu bệnh. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa hè, mùa đông rụng lá.

Bộ phận dùng

Vỏ thân, vỏ rễ sao vàng dùng ngay hoặc phơi nắng cho khô, để dành dùng dần. Hoa đại hái về phơi khô.

Còn dùng nụ hoa và lá tươi.

Thành phần hoá học

Vỏ thân cây đại chứa các chất sau :

- Các hợp chất tnterpen kiểu ursen và oleanen : taraxastervl, acid oleanclic, cycloart - 22 - en - 3a 25 diol, rubinol 3a. 27 dihydroxyolean 12-en (CA, 1994 (121) 263400e; CA 1993 (119) 4977 x).

- Các hợp chất iridoid : fulvoplumierin, allancin, allamandin, plumerin, 15 đemethyl plumerid (I) plumerid (II) p allamcidin (III) 13 - 0- transpcoumaroylplumerid (CA, 1991 (114) 114965 h). Plumericin, isoplumericin, 13 0. coumaroyl plumerid, protoplumericin A (CA. 1991 (115) 24523t).

- Các flavan 3 ol glucosid: Flavan 3 ol glucosid plumerubrosid (IV) (2R, 3S) 3,4 dihydroxy. 7,3'.5' trimethoxy flavan 5 - 0 - p gluco pvranosid.

Từ cành P-rubra người ta đã chiết được một lupin alcaloid là plumerinin (V)

Rễ đại chứa các iridoid 13-0 - caffeoyl plumieriđ; acid 13 deoxyplumericinic, acid dihydroplumericinic, glucosvl cster plumerosid (VI), la plumieric, la protoplumcricin A và 8 isoplumeric (CA 1989 (110) 36274 t).

Lá đại chứa các hợp chất triterpen, acid plumeric và plumerat (CA. 1988 (109) 8332 p)

Tinh dầu chiết, cất từ hoa đại đem phân tích bằng sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ thấy chứa 74 thành phần, trong dó linalol, phenylacetaldehyd, trans trans farnesol B, phcnyl ethylalcol, geraniol, a terpineol neral, geranial là những thành phần chính (CA 1992 (116) 191047 s).

Nhiều tài liệu khác còn ghi trong đại chứa các chất lupeol, stigmasterol, scopletin và agoniadin.

Tác dụng dược lý

Đã có những công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý sau:

Tác dụng kháng khuẩn : Viện Vệ sinh dịch tề và Viện Y học dân lộc trung ương đã xác định lá, hoa và rễ cây đại đều có tác dụng kháng khuẩn. Nước ép từ lá đại tươi có tác dụng đối với các chủng Staphylococcus aureus. Shigella flexneri, Shigella dysenteriae và Bacillus subtilis. Chất kháng khuẩn bền vững đối với nhiệt độ cao và nước sắc từ dược liệu cũng có tác dụng tương lự. Theo tài liệu nước ngoài, dịch chiết nước từ cây đại có tác dụng ức chế sự phát triển một số vi khuẩn. Sau đây là đường kính vòng vô khuẩn của một số chủng dưới tác dụng của dịch chiết từ đại : Staphylococcus aureus: 7,88 ± 0,5mm, Proteus vulgaris : 8,0 ± 0,1mm, Pseudomonas aeruginosa : 7,5 ± 0,4mm, Bacillus anthracis : 7,5 ± 0,7mm, Salmonella typhi : 7,0 ± 0,8mm, Escherichia coli : 7,66 ± 0,47mm, Streptococus pneumoniae : 6,8 ± 0,5mm, Klebsiella pneumoniae : 6,10 ± 0,2mm.

Chất fulvoplumierin với nồng độ l,5(xg/ml có tác dụng ức chế sự phát triển của Mycobacterium tuberculosis.

- Tác dụng hạ huyết áp : Dịch chiết hoa đại (1:1) tiêm tĩnh mạch trên chuột cống trắng, mèo, chó và thỏ đều có tác dụng hạ huyết áp. Với liều lượng 0,5g/kg thân trọng, tác dụng hạ huyết áp xuất hiện sau khi dùng thuốc nửa phút và kéo dài trong vòng 5 phút, mức hạ huyết áp đạt 28 ± 8% so với đối chứng . Dịch chiết hoa đại còn có tác đụng làm giảm sức co bóp cơ tim ếch cô lập ở nồng độ 5%, sau đó làm tim ngừng đập ở thời kỳ tâm trương, ngoài ra còn có tác dụng làm giãn mạch ngoại vi.

- Vỏ thân cây đại có tác dụng kích thích, dạng nước sắc có tác dụng nhuận tràng, tẩy xổ, hạ sốt. vỏ đại còn có tác dụng hạ dường huvết.

- Rễ cây đại có tác dụng tẩy mạnh và độc đối với súc vật.

- Nhựa mủ của cây có tác dụng gây xung huyết da, thường gây ngộ độc nếu dùng liều lớn.

- Tinh dầu hoa đại có tác dụng chống nấm. Ở Ấn Độ, nụ hoa đại nhai với lá trầu không là thuốc hạ sốt.

Tính vị, công năng

Vỏ thân và rễ cây đại có vị đắng, tính mát, có tác dụng tiêu thũng, thanh nhiệt, tả hạ.
Hoa đại có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết. Lá có tác dụng hành huyết, tiêu viêm. Nhựa mủ có tác dụng làm mềm những tổ chức rắn như chai chân (nhuyễn kiên).

Công dụng

Vỏ thân và rễ cây đại dược dùng làm thuốc nhuận tràng, tẩy, chữa táo bón, thủy thũng, bí đại tiểu tiện. Dùng vỏ thái mỏng sao thơm 4-5g sắc với nước 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày để nhuận tràng và 5-10g sắc uống như trên để tẩy.

Những người làm thuốc ở huyện Kim Sơn-Ninh Bình dùng vỏ đại sắc hoặc hãm uống 3-4 lẩn trong ngày chữa phù thận đạt kết quả tốt.

Hoa đại khô dùng dưới dạng nước sắc để điều trị một số trường hợp rối loạn mạch và cao huyết áp. Tác dụng hạ huyết áp của hoa đại xuất hiện nhanh và tương đối bền vững. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác theo công thức "chè giảm áp" của Viện Quân y 108. Nước sắc hoa đại còn chữa cảm sốt, ho có đờm, kiết Iỵ, bệnh ưa chảy máu (hemophilia). Ở Lào, bác sỹ Vison (Viện Quân y 103. Viêntiane) đã dùng thuốc sắc hoa đại chữa một số trường hợp viêm tắc động mạch đạt kết quả tốt. Nhân dân Campuchia dùng hoa đại chữa bệnh hắc lào. Nhựa từ vỏ cây, lá và hoa đại 0,4-0,8g, hoà với một chén nước đun sôi để nguội, uống làm 3 lần trong ngày cũng có tác dụng tẩy mạnh như vỏ thân. Dùng ngoài, nhựa cây đại bôi chữa sưng tấy, mụn nhọt, chai dạn ở chân. Ớ Thái Lan, nhựa cây đại trộn với dầu dừa bôi ngoài chữa viêm khớp.

Vỏ rễ cây đại 12-20g, ngâm trong 200ml rượu 25- 35° trong khoảng 30 phút, ngày ngậm 2 lần không được nuốt chữa chân răng sưng đau. Chú ý không được dùng quá liều.

Bài thuốc có đại

1. Chè giảm áp an thần (Viện Quân y 108): Hoa đại khô (thái nhỏ) l00g, hoa cúc vàng khô (thái nhỏ) 50g, hoa hoè (sao vàng) 50g, hạt quyết minh (sao đen) 50g. Tất cả tán thành bột, chia thành gói l0gam, mỗi ngày dùng 1-2 gói, hãm uống thay nước chè trong ngày. Có tác dụng hạ huyết áp, bảo vệ mao mạch, an thần gây ngủ.

2. Chữa táo bón : Vỏ đại 50g sao vàng cùng với cám gạo 50g. Tán nhỏ 2 thứ, rây thành bột mịn, trộn với hồ làm viên 0,5g. Người lớn dùng 15 viên một ngày; trẻ em 5-9 tuổi 5 viên; từ 10-15 tuổi 10 viên chia làm 2 lần uống trong ngày với nước đun sôi để nguội (không dùng nước chè). Kinh nghiệm này đã được áp dụng phổ biến ở trạm y tế xã Phượng Hoàng, huyện Tiên Yên, tỉnh Hà Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Có thể nấu vỏ thân đã chế biến với nhiều lần nước, rồi cô lại thành cao mềm với tỷ lệ 1:1 và dùng với liều 0 0,5g mỗi ngày, có thể tăng dần đến l-2g/ngày.

Kiêng kỵ : Người đang bị tiêu chảy hoặc có mang không được dùng.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC