Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Dành dành

11:05 13/05/2017

Còn gọi là sơn chi tử, chi tử

Tên khoa học Gardenia jasminoides Ellis (Gardenia florida L.).

Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.

Cây dành dành cho ta vị thuốc gọi là chi tử. Chi tử (Fructus Gardeniae) là quả dành dành chín phơi hay sấy khô.

Chi là chén đựng rượu, tử là quả hay hạt, vì quả dành dành giống cái chén uống rượu ngày xưa.

Gardenia là tên nhà y học kiêm bác học, Florida là nhiều hoa.

A. Mô tả cây

Dành dành là một loại cây nhỏ, cao chừng 1- 2m thường xanh tốt quanh năm, thân thẳng nhẵn. Lá mọc đối, có lá kèm to, mặt trên màu sẫm, bóng. Hoa mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng, không cuống, có mùi thơm. Nở vào mùa hè. Quả hình chén với 6-9 góc, có 2-5 ngăn, khi chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, mùi thơm vị đắng.

Dành dành và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Dành dành mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở miền Bắc nước ta. Tại miền núi, dành dành thường thấy mọc hoang ở ven suối. Tại đổng bằng, nhân dân thường trổng làm cảnh và lấy quả làm thuốc hay để nhuộm bánh trái thành màu vàng (bánh xu xê, thạch). Dành dành còn thấy mọc ở Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản.

Vào tháng 8-11, quả chín, hái về ngắt bỏ cuống, để trong 5 phút rồi phơi hay sấy khô. Quả dành dành rất hút ẩm, cho nên thường xuyên kiểm tra, thấy ẩm phải phơi hay sấy khô lại tránh ẩm mốc.

Khi dùng có thể dùng sống (không chế biến gì thêm cả), có thể sao cho hơi sẫm màu hoặc có thể sao cháy đen nhưng chưa thành tro (tồn tính). Trong đông y cho rằng để sống có tác dụng thanh nhiệt (chữa sốt), sao vàng để tả hỏa (nóng trong người), sao đen để cầm máu.

C. Thành phần hóa học

Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdcnidin tương tự với chất a- croxetin C20H24O4, hoạt chất của vị hồng hoa.

Ngoài ra, trong dành dành còn có tanin, tinh dầu, chất pectin.

a-croxetin là một sắc tố màu vàng, độ chảy 273°c, không tan trong phần lớn dung môi hữu cơ, tác dụng với natri, canxi và amoniac cho muối có tinh thể. Cấu tạo của gacdcnidin hay a- croxetin đã được xác định như sau:

Trong dành dành có chứa 10 đến 20% manit.

D. Tác dụng dược lý

Đối với lượng sắc tố mật. Năm 1951, Lý Hy Thần (Trung Hoa tân y học báo, 2 (9): 660- 669) báo cáo, nếu buộc chặt ống mật của thỏ rồi cho thỏ uống cao nước dành dành, thì lượng sắc tố mật trong máu sẽ giảm xuống. Lượng cao dành dành càng tăng thì lượng sắc tố mật trong máu càng giảm nhiều.

Nếu cho uống dành dành liên tục với liều cao vừa đúng rồi mới thắt chặt ống mật thì sẽ thấy kết quả rõ rệt hơn.

Cao rượu dành dành cũng cho kết quả tương tự nhưng so với cao nước thì hơi kém hơn.

Đối với lượng phân tiết nước mật của thỏ, cao nước dành dành cũng có tác dụng như cao rượu. Năm 1954 (Nhật Bản dược lý học tạp chí, 50 (1): 25-26) một tác giả Nhật Bản nghiên cứu tác dụng muối natri trong dành dành trên chuột bạch nhỏ và thỏ đã chứng minh những chất đó có tác dụng làm tăng lượng mật phân tiết và ức chế sắc tố mật xuất hiện trong máu.

Tác dụng không sinh. Một số tác giả khác Trung Hoa y học tạp chí 1952, 38, 4 và Trung Hoa bì phu khoa tạp chí 1957, 4) có nghiên cứu và thấy nước sắc chi tử có tác dụng kháng sinh đối với một số vi trùng.

E. Công dụng và liều dùng

Dành dành là một vị thuốc được dùng từ lâu trong đông y. Theo các tài liệu cổ quả dành dành có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh tâm, phế và tam tiêu có tác dụng làm thanh nhiệt (chữa sốt), tả hỏa, lợi tiểu, cầm máu, dùng trong bệnh sốt, người bổn chồn, khó ngủ, miệng khát, họng đau, mắt đỏ, da vàng, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu tiểu tiện ra máu.

Ngày dùng 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.

Còn dùng làm thuốc đắp lên những nơi sưng đau do đòn, do bị tổn thương; giã nát, thêm ít nước rồi đắp lên nơi sưng đau.

Lá dành dành được nhân dân ta hay dùng giã nát đắp lên mắt đỏ đau.

Màu vàng của dành dành không độc, nhân dân ta vẫn dùng nhuộm thức ăn như bánh xu xê, thạch.

Đơn thuốc có dành dành

Xirô nhân trần: Nhân trần 24g, chi tử 12g, nước 600ml, sắc còn l00ml, thêm đường vào cho đủ thành xirô. Chia 3 lần uống trong ngày chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan.

Chi tử hoàng nghiệt bì thang (đơn thuốc kinh nghiệm của Trương Trọng Cảnh): Chi tử 5g, hoàng nghiệt (tên khác của hoàng bá) 5g, cam thảo 2g, nước 600ml, đun sôi trong nửa giờ, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày chữa người bị vàng da, vàng mắt, sốt, tâm phiền muộn. Chữa bỏng do nước: Chi tử đốt thành than hòa với lòng trắng trứng gà bôi lên nơi bỏng.

Chữa trẻ con sốt nóng điên cuồng ăn không được: chỉ từ 7 quả, đậu sị 20g, thêm 400ml ngày sắc còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày.

Đổ máu cam: Chi tử đốt ra than, thổi vào mũi.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC