Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Đ

Đào Tiên

14:05 19/05/2017

Crescentia cujete L.

Tên khác: Quả trường sinh, vạn thọ, đinh bầu, bí đặc.

Tên nước ngoài: Calabash tree, gourd tree (Anh); calebassier, arbre à calebasse, arbre à couis (Pháp).

Họ: Núc nác (Bignoniaceae).

Mô tả

Cây nhỏ hay cây nhỡ, sống lâu năm, cao 5 - 8m. Tán lá hình tháp, vỏ thân màu xám, cỏ vảy. Lá mọc so le, nhưng thường tụ tập 3 cái ở một mấu, phiến nguyên, cứng nhẵn, hình trái xoan dài 10-15 cm, rộng 3-4 cm, gốc thuôn hẹp, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ ỏ gân, gân giữa nổi rõ; cuống lá dài 0,8 -1 cm.

Hoa to, thường mọc đơn độc trên thân cành, màu trắng lục, có mùi hôi; đài hình chuông, nhẵn, dễ rụng, chia 2 thùy không đều; tràng gần hình chuông, có ống rộng loe ở đầu, dài 5cm, 5 cánh không đều, mép uốn lượn; nhị 4, chỉ nhị đính ở gốc ống tràng; bầu hình chóp, 1 ô. Quả mọng, hình cầu, đường kính 6-12 cm, có thể đến 20cm, giống quả bưởi, vỏ cứng, thịt màu trắng có vị hơi chua, chữa nhiều hạt nhỏ, hơi dẹt.

Mùa hoa quả: gần như quanh năm.

Đào tiên và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Crescentia L. có 6 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, từ Mexico đến Brazin. Có 2 loài được nhập vào vùng Đông Nam Á là c. alata Kunth và c. cujete L. Ở Việt Nam, chỉ có một loài, thường gọi là đào tiên kể trên, cây được trồng chủ yếu (làm bờ rào) ỏ các tỉnh phía nam, từ Quảng Ngãi, Bình Định đến hầu hết các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đào liên là cây ưa sáng, ưa khí hậu nóng và ẩm ở vùng nhiệt đới, trồng đuợc trên nhiều loại đất, thậm chí ngay trên bờ ruộng hoặc bờ kênh mương xung quanh thường xuyên bị ngập nước. Cây sinh trưởng phát triển mạnh gần như quanh năm, mùa hoa quả trùng vào các tháng của mùa khô hoặc có thể kéo dài sang 1-2 tháng của mùa mưa. Hoa đào tiên thường nở về đêm, đến sáng hoa đã tàn và rụng. Hoa được thụ phấn nhờ một loài dơi nhỏ, khi tấn công các loài muỗi và côn trùng thường chui vào trong lúc hoa nở (Sri Hayati VVidodo, 2001). Hạt đào tiên sau 3 tuần gieo đã nảy mầm, cây con được 2-3 tháng tuổi cao 20 - 30 cm. Đào tiên ở Việt Nam thường trồng bằng cách cắm cành hay tách những nhánh con mọc từ chồi rễ.Cây trồng có tác dụng giữ đất tránh sạt lở và để làm củi.

Bộ phận dùng

Quả.

Thành phần hóa học

Vỏ rễ đào tiên chứa p - sitosterol, acid ursolic, acid vanilic và acid 4 - hydroxybenzoic (CA 127: 106.621 j).

Quả thu hái ở Việt Nam chứa 15 chất, trong đó có 3 iridoid glucosid, 5 iridoid, 2 chất 3 - hydroxyoctanol glycosid, 3 chất 2, 4 - pentanediol glycosid và 2 chất 4 - hydroxy - 2 - pentanon (CA 126. 16744 b).

Theo Heltzel Carl E. và cs, 1993, đào tiên chứa (2S, 3S) - 3- hydroxy - 5, 6 - dimethoxydehydroiso - a - lapachon, (2R) - 5,6 - dimethoxydehydroiso - a - lapachon, (2R) - 5 - methoxydehydroiso - a - lapachon, 2 - (1 - hyđroxyethyl) naphto [2,3 - b] furan - 4, 9 - dion, 5 - hydroxy - 2 - (1 - hydroxyethyl [2,3 - b] furan - 4, 9 - dion, 2 - iso - propenylnaphto [2,3 - b] furan - 4, 9 - dion và 5 - hydroxydehydroiso - a - lapachon. Tất cả các chất này đều có hoạt tính sinh học (CA 120: 27.471 n).

Tác dụng dược lý

Cao methanol vỏ rễ đào tiên có tác dụng ức chế các vi khuẩn gram dương. Acid vanillic có nồng độ ức chế thấp nhất là 125 và 175 ng/ml đối với Staphylococccus aureus và Bacillus subtilis tương ứng; và acid 4 - hydroxybenzoic có nồng độ ức chế thấp nhất là 250 (Ig/ml đối với cả hai chủng vi khuẩn.

Tính vị, công năng

Cơm quả đào tiên có vị hơi chua, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm mát, hạ sốt.

Công dụng

Trong y học dân gian, nước sắc quả đào tiên khô được dùng làm thuốc long đờm, trị ho, nhuận tràng. Chú ý không dùng liều cao vì có tác dụng tẩy mạnh. Quả độc với chim và động vật có vú nhỏ.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, cơm quả đào tiên được dùng uống làm thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, hạ sốt, làm mát; nước sắc vỏ được dùng để rửa sạch vết thương; lá giã đắp trị nhức đầu. Ở Sumatra, nước sắc vỏ thân cũng được dùng để rửa sạch vết thương, và lá giã đắp tri nhức đầu. Ở Tây Phi và vùng Caribê, nước ngâm cơm quả có tác dụng lọc máu, làm mát, hạ sốt, trị nhức đầu và bỏng. Ở Tây Phi, tro của quả sao cháy được dùng làm thuốc tẩy và lợi tiểu nhẹ. Ở Trung Mỹ, các phần khác nhau của quả là một thành phần trong các siro trị ho và cảm lạnh. Ở Thái Lan và Trung Mỹ, lá giã nát đắp lên vết thương để cầm máu và làm mau lành. Nước sắc lá hoặc vỏ có tác dụng làm săn, được dùng uống trị tiêu chảy và kiết lỵ. Đào tiên được dùng trong y học cổ truyền một số nước trị ung thư.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC