Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Đ

Đậu Mèo

14:05 19/05/2017

Mucuna pruriens (L.) DC.

Tên đồng nghĩa : Mucuna prurita Hook.

Tên khác: Mắt mèo, sắn dây rừng, khau khảo khẻn (Tày).

Tên nước ngoài: Covvitch plant, horse - eye bean (Anh); pois à gratter, pois velu, pois pouilleux, oeil - de - bourrique (Pháp).

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Dây leo bằng thân quấn, sống hàng năm. Thân cành phủ lông mềm áp sát, sau nhẵn. Lá kép mọc so le, có 3 lá chốt dài 7 - 12 cm, rộng 5-8 cm, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông trắng mịn; lá giữa hình trái xoan hoặc gần hình thoi, hai lá bên hình tam giác lệch; cuống chung dài 8-12 cm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài khoảng 30cm, thường rủ xuống; lá bắc và lá bắc con hình mác; hoa màu tím sẫm; đài có răng tam giác nhọn, có lông ở mặt ngoài; tràng có cánh cờ rộng, nhị 2 bó.

Quả đậu, cong hình chữ s, dài 5 - 8 cm, rộng l,2cm, dẹt, có nhiều lông cứng màu đen; hạt hình bầu dục, màu nâu bóng.

Mùa hoa quả: tháng 1-3.

Đậu mèo và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Mucuna Adans. có khoảng 10 loài ở Việt Nam. Loài đậu mèo phân bố rải rác khắp vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á. Ở Việt Nam, đậu mèo có rải rác ở các tỉnh miền núi, đặc biệt là từ Quảng Bình trở ra. Cây thường leo lên các loại cây bụi hay cỏ cao ở các quần hộ thứ sinh ven rừng kín, ở đồi hay trảng cây bụi trên đất nương rẫy mới bỏ hoang.

Đậu mèo là cây ưa sáng, ra hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Vòng đời của cây từ khi mọc đến khi tàn lụi kéo dài khoảng 4-5 tháng.

Đậu mèo là loại cây không được ưa chuộng, do lông của cây thường gây mẩn ngứa khi bị va chạm.

Bộ phận dùng

Rễ, thu hái quanh năm, phơi khô.

Hạt lấy ở những quả chín, phơi khô.

Thành phần hóa học

Hạt đậu mèo chứa nước 9,1%; protein 25,03%, chất tan trong ether 8,96%, sợi 6,75%, các chất vô cơ 3,95% như calci 1,11%, phosphor 0,47%, sắt 0,02%, s, Mg chất Dopa 1,5% (L. 3,4 dihydroxy phenylalanin), glutathion, lecithin, acid gallic và glucosid.

Hạt còn chứa các alcaloid (alcaloid toàn phần 0,53%) gồm nicotin, prurieninin, prurienidin và 5 chất base khác là base p (C17H2606N điểm chảy 118 - 19°), base Q (điểm chảy 220 - 21°), base R (C23H35O4N điểm chảy 320°), base s (điểm chảy trên 320°) và base X (CuH2503N điểm chảy 94 - 95°).

Nhân hạt chứa 5,9% chất dầu màu nâu sẫm, tỷ trọng 0,907, n = 1,472; chỉ số acid 22,37, chỉ số xà phòng 150, chỉ số iod 95,4; chỉ số acetyl 110, phần không xà phòng hóa 10,5%. Thành phần acid của dầu là acid no (stearic, palmitic) 22,4, acid chưa no (oleic, linoleic) 76,7%, phần không xà phòng hóa chứa p sitosterol (The wealth of India vol VI, 1962, 442) Các tế bào của đậu mèo đã được nhiều tác giả nghiên cứu làm tác nhân để chuyển hóa vi sinh vật L. tyrosin thành L. đopa nhờ sự xúc tác của mucuna phenol oxydase.

Các tế bào đậu mèo cho vào thạch, hoặc calci alginat, Ca pectinat, agarose hay gelatin đều có thể chuyển các monophenol (p. hydroxy phenyl propional, tyramin và p. hydroxy phenyl acetal) thành các catechol (3-4 dihydroxy phenyl propionat, dopamin, và 3,4 dihydroxy phenyl acetat...). Do đó, đậu mèo được sử dụng trong việc chế tạo L. dopa từ L tyrosin. (CA. 111, 1989, 58879; CA. 111, 37879 e; CA. 114, 1991, 139858 b; CA. 121, 1994, 226500 s). Trong đậu mèo, còn có các oligosaccharid với thành phần gồm rafinose, stachyose và verbascose; các oligo saccharid này bị loại bỏ khi rang khô trong 2 phút. Trong quá trình mọc mầm, các oligisaccharid cũng bị giảm dần từ 30 đến 40% sau 1 - 2 ngày. (CA. 113, 1990, 114042X).

Roy A. K. Chourasia H. K đã nghiên cứu ảnh hưỏng của nhiệt độ lên sự hình thành aflatoxin ở hạt đậu mèo.

Hàm lượng của afiatoxin BI (1,75 ng/g) có trong hạt đậu mèo ủ ở 25°c trong 3 tuần ở 20, 30 và 35°c (fig/g) ở 15cc, nồng độ aflatoxin B[ thấp nhất (0,10 - 0,29 |íg/g) (CA. 110, 1989, 141506 w).

Tác dụng dược lý

Đậu mèo cho chuột cống trắng ăn có tác dụng gây hạ đường máu trên chuột bình thường, nhưng không gây hạ trên chuột được gây đái tháo đường thực nghiệm với aloxan.

Công dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, hạt đậu mèo bổ đôi đắp hút nọc độc rắn cắn. Nhân dân Ấn Độ và Haiti dùng hạt đậu mèo để tẩy giun đũa, nhưng với liều quá cao có thể gây rối loạn đường ruột, và có thể tử vong. Lông của cây khi chạm vào người sẽ gây mẩn ngứa khó chịu, khi tiếp xúc với mắt sẽ gây đau mắt nguy hiểm. Ở Nepal, bột nhão rễ đậu mèo trộn với những thức ăn nấu chín khác cho trâu ăn với liều 25 - 30g, có tác dụng kích dục. Ngày cho ăn hai lần, đến khi có tác dụng.

 

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC