Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Dây Lim

12:07 10/07/2017

Dây Lim có tên đồng nghĩa: Cytisus pinnutils L. Poligamia globra Vent

Tên khác: Dây mấu, cây bánh dày, cây nim. khổ sâm hoa.

Tên nước ngoài: Indian beech, pongam oil tree, lionge tree (Anh); pongami (Pháp).

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây to, cao 15 - 20m, đường kính thân có thể đến 70 - 80 cm. Cành mọc tỏa rộng, vỏ trơn nhẵn màu lục xám, gỗ màu vàng nâu nhạt. Lá kép dài 20 - 25 cm, cuống chung nhẵn, dài 12 cm; lá chét 5-9, hỉnh thuôn hoặc trái xoan, dài 7 - 15 cm, rộng 2,5 - 8 cm, gốc tròn hoặc thuôn tù, đầu tròn hoặc hơi nhọn, hai mặt nhẵn hoặc có ít lông trên các gân, gân phụ tạo thành mạng lưói rõ.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 10 - 15 cm, có ít lông, cuống thuyên giảm ở mấu mang 2-4 hoa màu trắng, tím hoặc hồng; đài hình chuông cụt, mặt ngoài có lông ngắn; tràng có cánh cờ hỉnh mắt chim, mặt ngoài có lông mịn, cánh bên và cánh thìa thuôn, tù và có lông; nhị 10, một bó, bao phấn hơi nhọn; bầu có lông chứa 2 noãn.

Quả nhẵn, dài 3,5 - 5 cm, rộng 2 - 3 cm, dày 6 mm, hơi thắt lại ở hai đầu với một mũi nhọn ngắn; hạt 1, ít khi 2, có vân rõ. Cây khá đa dạng. Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8-10.

Phân bố, sinh thái

Chi Poligamia Vent. ở việt Nam, mới chỉ biết có một loài trên, về tên gọi loài cây này có thể tuỳ thuộc theo địa phương. Trong các tài liệu về thực vật học và cây gỗ Việt Nam, người ta sử dụng tên gọi là "cây bánh dầy" [Danh mục các loài thực vật Việt Nam, 2003; Vietnam forest Trees, 2009]. Nhưng trong các tài liệu về cây thuốc ở nước ta lại gọi là "Dây lim", có lẽ do loài này trước kia người ta xếp trong chi Derris có nhiều loài dây leo, song tlụrc tế đây lại là loài cây gỗ lớn, có thể cao tới hơn 15m.

Trên thế giới, loài này phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới châu Á, gồm Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin... và đến tận vùng Đông - Bắc Australia. Cây còn được nhập trồng ở Mỹ (Florida và Hawaii).

Ở Việt Nam, dây lim cũng phân bố rộng rãi khắp từ bắc đến nam. Bắt đầu từ Quảng Ninh (Uông Bí), đến Ninh Binh, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cây còn được trồng ở công viên hay đường phố ở Hải Phòng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Là loại cây gỗ ưa sáng, có bộ rễ ăn sâu xuống đất, thường mọc ở ven rừng kín thường xanh, gần bờ suối ở cửa rừng, tliậm chí có thể sát với mép nước cây vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Cây có hiện tượng rụng lá vào mùa khô (ở miền Nam) và mùa đông (ở miền Bắc). Tái sinh tốt từ hạt. Gỗ cùa cây có độ bền tốt. không bị mối mọt lại có vân đẹp, nên được dùng đế đóng đồ gia dụng hoặc trong xây dựng.

Bộ phận dùng

Hạt, rễ, vỏ.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chống đái tháo đường

Đã nghiên cứu tác dụng chống tăng glucose huyết và chống peroxy hóa lipid của cao ethanol dây lim (hoa) trên chuột cống trắng bình thường và chuột gây đái tháo đường bằng alloxan. Đã nhận xét thấy tăng glucose huyết, tăng peroxy hóa lipid (Chất phản ứng với acid thiobarbituric (TBARS)) và trạng thái chống oxy hóa không enzym (vitamin E, vitamin c và glutathion) và enzym bị rối loạn ở chuột cống trắng gây đái tháo đường bằng alloxan. Việc cho uống cao ethanol hoa dây lim (300 mg/kg thể trọng) thể hiện các tác dụng chống tăng glucose huyết và chống peroxy hóa Iipid và tăng cường hệ thống bảo vệ chống oxy hóa ở chuột cống trắng gây đái tháo đường bằng alloxan. Tuy vậy, không nhận xét thấy các thay đổi đặc trưng trong glucose huyết cũng như trong peroxy hóa lipid và trạng thái chống oxy hóa ở chuột bình thường điều trị với cao ethanol hoặc dây lim.

Đã nhận xét thấy cao ethanol hoa dây lim làm giảm đáng kể nồng độ glucose lmyết với mức độ tương tự với thuốc đối chiếu glibenclamid trên chuột gây đái tháo đường bằng alloxan. Như vậy có thể dùng cao hoa dây lim làm thuốc chống tăng glucose huyết cho bệnh nhân đái tháo đường (Punitha R. et ai., 2006).

Đã xác định pongamol và karanjin là các hợp chất chính có tác dụng chống tăng glucose huyết từ quả dây lim. Dùng chuột cống trắng gây đái tháo đường streptozotocin và chuột nhắt trắng, tăng glucose huyết, tăng lipid huyết và tăng insulin huyết di truyền dòng db/db để nghiên cứu hoạt tính chống tăng glucose huyết của hai chất này.

Kết quả: Ở chuột gây tháo đường bằng streptozotocin việc điều trị với liều đơn pongamol và karanjin gây hạ glucose huyết 12,8% và 11,7% ở liều 50 mg/kg và 22% và 20,7% ở liều 100 mg/kg, tương ứng, ở 6 giờ sau khi cho uống. Các chất trên cũng gây hạ glucose huyết ở cluiột nhắt trắng db/db 35,7% và 30,6%, tương ứng ở liều 100 mg/kg sau điều trị liên tiếp trong 10 ngày. Các hợp chất trên có đích tác dụng là enzym protein tyrosine phosphatase - ip (Tamrakar A. K.et al„ 2008).

Đã đánh giá hoạt tính chống tăng glucose huyết của cao nước và cao ether dầu hỏa của vỏ thân dây lim ở chuột nhắt trắng gây đái tháo đường bằng alloxan. Kết quả cho thấy cao etlier dầu hỏa cùa vỏ thân dây lim có hoạt tính chống tăng glucose huyết, còn cao nước không có tác dụng này (Bardole S.L. et al., 2009).

Đã đánh giá hoạt tính chống đái tháo đưòng của cycloart - 23 - ene - 3 beta, 25 - diol (gọi là B2) phân lập từ vỏ thân dây lim trên chuột nhắt trắng gây đái tháo đường bằng streptozotocin - nicotinamid. Việc điều trị với B2 và glibenclamid làm giảm glucose huyết thanh trong nghiên cứu cấp tính. Tuy vậy trong nghiên cứu mạn tính, đã nhận xét thấy sự tăng thể trọng và giảm lượng thức ăn và nưóc uống. Đã nhận xét thấy sự tăng sử dụng glucose trong thử nghiệm dung nạp glucose uống. Cả glibenclamid và B2 đều làm tăng insulin ở huyết tương và tuyến tụy. Hemoglobin glycosyl hoá, cholesterol, triglycerid, aspartat aminotransferase, alanin aminotransferase, alkalin phosphatase, globulin, bilirubin, lactat dehydrogenase, urea và acid uric trong huyết thanh đều giảm sau điều trị với B2. Việc điều trị với B2 làm giảm malondialdehyd ở gan nhưng làm tăng superoxyd dismutase và glutathion khử.

Về mô học, đã nhận xét thấy hoại tử ở tuyến tụy chuột nhắt trắng đái tháo đường nhưng không thấy rõ ở các nhóm điều trị. Cơ chế của B2 có vẻ do sự tăng tiết insulin tuyến tụy và hoạt tính chống oxy hóa (Badole s. L. et al., 2010).

2. Tác dụng chống loét dạ dày tá tràng

Rễ dây lim đưọc dùng trong y học cổ truyền Ấn Độ chữa các bệnh viêm và nhiễm khuẩn khác nhau, kể cả loét. Các cạo chiết liên tiếp cùa rễ dây lim với ether dầu hoả, benzen, cloroform, aceton, và ethanol, tiêm phúc mạc với liều 50 mg/kg cho chuột cống trắng, đã có hoạt tính chống viêm, giảm đau; trong khi thời gian ngủ gây bởi pentobạrbitan bị giảm bởi tất cả các cao, trừ cao chiết với ether dầu hoả lại làm tăng. Các cao cũng có tác dụng chống loét khi tiêm phúc mạc (45 phút trước) hoặc cho uống (45 phút trước hoặc trong 4 ngày) đối với stress do nhốt quá chật hoặc loét dạ dày do thắt môn vị ở chuột cống trắng, sự bảo vệ tối đa đạt được với các cao ether dầu hoả và cao ethanol. Cơ chế chống loét có thể do giảm tiết acid - pepsin và tăng tiết chất nhầy được nhận xét thấy với cao ethanol, trong khi cao ether dầu hoả có thể có tác dụng do hoạt tính chống stress (Singh R.K. etal., 1997).

Tác dụng của cao methanol từ rễ dây lim được nghiên cứu đối với các mô hình loét dạ dày thực nghiệm khác nhau và các yếu tố tấn công và bảo vệ niêm mạc dạ dày trên chuột cống trắng. Một nghiên cứu đáp ứng liều ban đầu cho thấy liều tối ưu là 25 mg/kg, và đã dùng liều này trong nghiên cứu.

Cao methanol rễ dây lim có tác dụng bảo vệ đối với loét dạ dày gây bởi aspirin nhưng không có tác dụng này đối với loét gây bởi ethanol. Cao này có xu hướng giảm loét gây bởi acid acetic sau 10 ngày điều trị. Tác dụng bảo vệ chống loét của cao methanol rễ dây lim do tăng các yểu tố bảo vệ niêm mạc như tiết chất nhầy tăng thời gian sổng của các tế bào niêm mạc, glycoprotein của tế bào niêm mạc, sự tăng sinh tế bào và ngăn ngừa sự peroxy hóa lipid mà không phải do giảm sự tiết yểu tố tấn công acid - pepsin (Prabha T. et ai., 2003).

Đã gây các mô hinh tổn thương niêm mạc dạ dày bàng cồn tuyệt đối ở chuột cống trắng và reserpin ở chuột nhắt trắng để nghiên cứu tác dụng của cao cồn ethylic và các cao khác nhau từ rễ dây lim trên loét dạ dày thực nghiệm. Kết quả: Cao cồn etliylic rễ dây lim, cao acetic ether và cao n - butanol đã ức chế có ý nghĩa tổn thương niêm mạc dạ dày gây bởi cồn tuyệt đối ở chuột cống trắng và bởi reserpin ở chuột nhắt trắng. Cao acid ether từ rễ dây lim có tác dụng tốt nhất trên loét dạ dày thực nghiệm (Lin K.Y. et al., 2007). 

Đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ và điều trị loét da dày tá tràng củaa cao methanol từ hạt dây lim trên chuột cống trắng. Cao methanol từ hạt dây lim khi cho chuột uống (12,5 - 50 mg/kg trong 5 ngày) có tác dụng bảo vệ chống loét dạ dày phụ thuộc vào liều trong loét gây bởi stress do nhốt quá chật trong lạnh 2 giờ (CRS: cold restraint stress). Liều tối ưu có hiệu quả có tác dụng chống sinh loét đổi với loét dạ dày cấp tính gây bởi thắt môn vị và bởi aspirin và loét tá tràng gây bởi cysteamin nhưng không có tác dụng chống loét dạ dày gây bởi ethanol. Cao này chữa loét dạ dày mạn tính gây bời acid acetic khi dùng trong 5 và 10 ngày. Ngoài ra, đã nghiên cứu các tác dụng cùa cao trên các thông số khác nhau của sự tiết acid - pepsin tấn công, sự peroxy hóa lipid và oxyd nitric và các yếu tổ niêm mạc bảo vệ như sự tiết mucin và sự rụng tế bào niêm mạc, glycoprotein, sự tăng sinh và chất chống oxy hóa; các mức catalase, Superoxyd dismutase và glutathion.

Cao methanol hạt dây lim có xu hướng làm giảm hiệu suất tiết acid và làm tăng tiết glycoprotein niêm mạc và mucin, trong khi làm giảm sự rụng tế bào niêm mạc dạ dày mà không có tác dụng trên tăng sinh tế bào. Cao này đảo ngược sự tăng trong niêm mạc dạ dày cùa các mức peroxy hóa lipid, NO và Superoxyd dismutase gây bởi CRS về mức bình thường trong khi nó có xu hướng làm tăng hàm lượng catalase và glutathion khử bởi CRS và ethanol tương ứng. Tác dụng bảo vệ chống loét của cao methanol hạt dây lim có thể quy cho sự có mặt cùa flavonoid trong hạt và có thể do cà ảnh hường trên các yểu tố tấn công và bảo vệ niêm mạc (Prabha T. et al., 2009).

3. Tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm

Cao chiết ethanol trục tiếp và cao chiết liên tiếp với ether dầu hỏa, cloroform, aceton và ethanol từ hạt dây lim, cho uống 30 - 60 phút trước, có các hoạt tính chống viêm, giảm đau và chống gây loét ở chuột cống trắng. Hoạt tính mạnh nhất ở các cao ether dầu hỏa và cloroibrm. Tuy nhiên, các cao cũng làm giảm thời gian ngủ gây bởi pentobarbiton ờ chuột cống trắng (Singh, Joshi et al., 1996).

Đã đánh giá các cao chiết phân đoạn với các dung môi khác nhau trên mô hình gây viêm chân chuột cống trắng bằng hóa chất. Tác dụng chống viêm của dây lim thể hiện tốt nhất đối với viêm gây bởi bradykinin và PGE1. Ngược lại, tác dụng thể hiện yểu nhất đối với viêm gây bởi histamin và 5 - HT. Tác dụng ưu thế nhất cùa cao dây lim có vẻ là sự điều biển các sự kiện eicosanoid trong viêm (Singh, Pandey et al., 1996).

Đã đánh giá hoạt tính chống viêm của cao ethanol 70% từ lá dây lim trong các mô hình viêm cấp tính, bán cấp và mạn tính trên chuột cống trắng. Cho uống cao lá dây lim thấy có tác dụng chống viêm trong các mô hình viêm cấp tính (phù chân sau gây bởii carrageenin, histamin, 5 - hydroxytryptamin và prostglandin E2), bán cấp (phù chân sau gây bởi kaolin - carrageenin và íbrmaldehyd) và mạn tính (u hạt gây bởi viên bông vê nhỏ). Cao này không cho thấy dấu hiệu nào về độc tính và không gây chết tới mức liều 10,125 g/kg, cho chuột nhắt trắng uống. Cho uống cao cả cấp tính và mạn tính (đến 1000 mg/kg) đều không gây tổn thương nào ở dạ dày chuột cống trắng (Srinivasan K. et al., 2001). Hoạt tính chống nhận cảm đau cùa cao ethanol từ lá dây lim được nghiên cứu trong các mô hình đau khác nhau trên chuột nhất và chuột cống trắng. Cao này cũng được đánh giá về hoạt tính hạ sốt trong sốt gây bời men bia trên chuột cổng trắng.

Việc cho uống cao (100 - 1000 mg/kg) gây hoạt tính chống nhận cảm đau trong các thử nghiệm gây đau bằng tấm nóng, bằng cách kẹp đuôi cũng nlnr gây quặn đau bằng acid acetic và thử nghiệm nhận cảm đau ngoại biên của Randall t - Selitto gợi ý sự tham gia của cả các cơ chế trung tâm và ngoại biên làm giảm nhẹ đáp ứng đau. Ngoài ra, cao ethanol lá dây lim cũng thể hiện đáp ứng hạ sốt trong sốt gây bằng men bia trên chuột cống trắng (Srinivasan K. et ai., 2003).

4. Tác dụng kháng vi khuẩn, kháng virus Dây lim dùng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị các tổn thương ở da và cơ quan sinh dục, đã được đánh giá về tác dụng kháng virus Herpes típ - 1 (HSV - I) và típ 2 (HSV - 2) bằng các nghiên cứu in vitro ở tế bào Vero. Một cao chiết nước hạt dây lim thô ức chế hoàn toàn sự tăng trường của HSV - 1 và HSV -2 ở nồng độ 1 và 20 mg/ml, tương ứng và không có hoàn toàn tác dụng độc hại tế bào (Elanchezhiyan M. et a!., 1993). Hoạt tính kháng khuẩn in vitro của đầu hạt dây lim được đánh giả trên 14 chùng vi khuẩn gây bệnh. Dùng phương pháp pha loãng trong ổng nghiệm. Đã nhận xét thấy 57,14% các chủng vi khuẩn gây bệnh bị ức chế ở 500 và 28,57% ở 250 µl/ml dầu hạt dây lim. Dầu có hoạt tính diệt khuẩn không phụ thuộc vào nhiệt độ và năng lượng. Phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt nhanh hơn ở 4°c so với ở 37°c. Hoạt tính diệt khuẩn chủ yếu do ức chế tổng hợp màng tế bào vi khuẩn (Basva M. et al„ 2001).

5. Tác dụng chống oxy hóa

Tác dụng của cao lả dây lim trên sự peroxy hóa lipid trong máu lưu thông và tình trạng chống oxy hóa được đánh giá trên tăng amoniac huyết gây bởi amoni clorid trên chuột cống trắng. Sự tăng peroxy hóa ỉipid trong tuần hoàn cùa chuột khi dùng amoni clorid gâv ra giảm hàm lượng vitamin A, vitamin C, vitamin E, giảm glutathion khử (GSH), glutatliion peroxiđase (GPx), superoxyd dimustase (SOD), và catalase (CAT). Ở chuột được cho cao lá dây lim, có sự giảm có ý nghĩa peroxy hóa lipid với sự tăng đồng thời hàm lượng các chất chống oxy hoá. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao lá dây lim điều biển các thay đổi này bằng cách đảo ngược sự mất cân bằng oxy hóa - chống oxy hóa trong tăng amoniac huyết gây bởi amoni - clorici và điều này có thể do (i) tác dụng chống tăng amonic huyết do giải độc đổi vói lượng dư thừa amoni, ure, và creatinin và (iỉ) tác dụng chống oxy hóa (Essa M.M. et al., 2006a). Vai trò bào vệ của cao lá dây lim đối với stress oxy hỏa trong tăng amoniac huyết gây bời amoni clorid được nghiên cứu bằng cách đo mức độ tổn thương oxy hóa cũng như tình trạng chống oxy hóa. Cho chuột cống trắng gây tăng amoniac huyết bằng amoni clorid uống cao cồn lá dây lim (300 mg/kg thể trọng) và nghiên cứu tác dụng của cao trên hàm lượng của chất phản ứng với acid thio barbituric (TBARS), hydroperoxyd (HP), dien liên hợp (CD), superoxyd dismutase (SOD), catalase (CAT), glutathion peroxydase (GPx) và glutathion khử (GSH) trên i»an và thận của chuột. Khi điều trị với cao cồn lá dây lim, có sự giảm có ý nghĩa hàm lượng TBARS, HP và CD và sự tăng hàm lượng SOD, CAT, GPx và GSH ở gan và thận chuột gây tăng amoniac huyết, điều này chứng tỏ rõ ràng tác dụng chống oxy hóa của cao lá dây lim (Essa M.M. et al., 2006b).

Cao ethanol từ rễ dây lim đã được nghiên cứu trên tình trạng oxy hóa - chống oxy hóa trong thử nghiệm tổn thương cấp tính do thiểu máu cục bộ tải tưới máu ở não trước chuột cổng trắng. Ngoài ra cũng đánh giá tác dụng trên các thay đổi gây bời giảm tưới máu não thời gian dài về lo âu, nhận thức và các thông số mô bệnh học. Sự tưới máu lại sau thiếu máu cục bộ ở não kết hợp với sir sán sinh các gốc tự do. Trong nghiên cứu này, hai động mạch cảnh gốc bị bít trong 30 phút, tiếp sau đó là sự tưới máu lại trong 45 phút đã gây tăng peroxy hóa lipid vả hoạt tính của Superoxyd dismutase (SOD) và giảm mức sulfhydiyl toàn phần ở mô (T - SH). Cao cồn rễ dây lim lảm giảm sự tăng gây bởi thiếu máu cục bộ, tưới máu lại về peroxy - hóa lipid, hoạt tính của SOD và sự giảm mức T - SH. Cao cũng cải thiện các thay đổi mô bệnh học và sự thâm nhiễm tể bào viêm ở vùng trán - thái dương của não chuột. Cao cũng làm giảm nhẹ sự lo âu và mệt mỏi gây bởi sự giảm tưới máu kéo dài. Có sự cải thiện trong học tập và suy giảm trí nhớ. Cao cũng làm giảm các thay đổi vê mô học ở não trước như tăng sinh thần kinh đệm, thâm nhiễm tế bào lympho, tăng tể bào hình sao và phù tế bào.

Các kết quả nghiên cứu gợi ý vai trò bảo vệ của dây lim trong tổn thương do thiếu máu cục bộ - tưới máu lại và tình trạng thiểu năng tuần hoàn não [Raghavendra M. et al., Indian J. Exp. Biol., 2007, 45 [10]: 866 -76]. Các hoạt chất kararyapin và karanjachromen trong vỏ rễ dây lim có hoạt tính chống oxy hóa đáng kể. Điều này có thể có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của nhiều bệnh (Gliash A. et al.,2009).

6. Các tác dụng khác

Các hoạt chất pongaroten và karanjin phân lập từ hạt dây lim cũng nlur các cao thô chiết với methanol và ethyl acetat từ hạt dây lim có các tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn (Simin K. et al„ 2002). Cao ethanol từ hoa dây lim được nghiên cứu về tác dụng bảo vệ chống tổn tlurơng thận gây bời cisplatin và gentamicin trên chuột cống trắng. Khi cao được cho uống trong 10 ngày sau cisplatin, độc tính cùa cisplatin, đưọc đo bằng sự giảm thể trọng, tăng urea huyết và creatinin huyết thanh, đã giảm có ỷ nghĩa. Tương tự như vậy, trong tổn thương thận gây bời gentamicin, cao làm bỉnh thưòng hóa urea huyết và creatinin huyết thanh bị tăng cao. Sự đảo ngược tổn thương tế bào thận do cỉspỉatin và gentamicin gây nên hoại tử tiểu quản thận, tức là sự sung huyết rõ rệt tiểu cầu thận với teo tiểu cầu thận, thoái hóa tể bào biểu mô cùa tiểu quản với trự niệu trong lòng tiểu quản và thâm nhiễm các tế bào viêm vào trong kẽ, đưọc khẳng định trên xét nghiệm mô bệnh học.

Trong chế độ dự phòng, dùng cao đồng thời với gentamicin ngăn ngừa tổn thương thận và về cơ năng và mô học. Cao ethanol từ hoa có tác dụng quét gốc tự do oxyd nitric rõ rệt, gợi ý là có tác dụng chống oxy hoá. Hai ilavonoid có hoạt tính chống oxy hóa, được phân lập từ cao, là kaempferol và 3, 5, 6, 7, 8 -pentainethoxyílavon. Các kết quả gợi ý hoa dây lim có tác dụng bảo vệ chống tổn thương thận gây bởi cisplatin và gentamicin do có tác dụng chống oxy hóa (Shirwaikar et al., 2003).

Nước sắc thô lá khô dây lim được đánh giá về tác dụng kháng vi sinh vật (kháng khuẩn, kháng Giardia và kháng Rotavirus) và hoạt tính trên sự sản sinh và tác dụng của độc tố ruột non (độc tố bệnh tả [CT], độc tố E. coli không ổn định [LT] và độc tố E. coli ổn định [ST], cũng như sự dính của E. coli gây bệnh ruột, sự xâm nhập của E. coli vào ruột và Shigella flcxneri vào tế bào biểu mô. Nước sắc không có hoạt tính kháng khuẩn, kháng Giardia và kháng Rotavirus, nhưng làm giảm sự sản sinh độc tố bệnh tả (CT) và sự xâm nhập của vi khuẩn vào tế bào biểu mô. Các kết qủa này cho thấy nước sắc thô dây lim có tác dụng chống tiêu chảy chọn lọc, có hiệu lực đối với bệnh tả và các chủng vi khuẩn xâm nhập vào ruột gây các đợt tiêu chảy ra máu (Brijesh s., et al., 2006).

Các cao chiết khác nhau từ lá dây lim được thử nghiệm về tác dụng chống chấy Pedicnỉus humanus capitis. Dùng phương pháp khuếch tán trên giấy lọc để xác định hoạt tính diệt chấy và diệt trứng của các cao chiết với cloroform, ether dầu hoả, methanol và nước từ lá dây lim. Các kết quả cho thấy cao ether dầu hỏa có hoạt tính chống chấy rất tốt, còn cao cloroform và methanol có hoạt tính diệt chấy mức độ vừa. Các cao cloroform và cao methanol cũng có tác dụng ức chế sự nở chấy non, cao ether dầu hỏa ức chế hoàn toàn sự nở chấy non từ trứng. Cao nước không có tác dụng diệt chấy và diệt chứng. Các kết quả có thể so sánh được với benzoyl benzoat (Anbii Jeba Sunilson J.S. et al., 2009). Hoạt chất pongapinon A từ dây lim ức chế sự sản sinh interleukin [Rastogi et al., 1998, tập 5: 298].

Tính vị, công năng

Dây lim có độc, ở ta thường chi dùng ngoài, nên chưa thấy có tài liệu đề cập. Sách "Sinh thảo dược tính bị yếu" (Trung Quốc) ghi: dây lim tính đại hàn, có độc có công năng thanh nhiệt, sát trùng, diệt ghẻ [TDTH, 1993, tập 1: 1000], Ở Ấn Độ, rễ và vỏ đây lim đưọc cho là vị đắng, cay, tính nóng, có công năng giải độc, trừ giun. Lá (và đọt non) tính nóng, có công năng giải độc, kiện vị, trục giun. Quả và hạt vị đắng cay, tính nóng; có công năng thanh lọc máu, lợi trung tiện, trục giun [Kirtikar et al., 1998, vol. 1: 830]

Công dụng

Hạt giã nát, đắp ngoài để trị các bệnh ngoài da. Dầu hạt bôi ngoài cluìa các bệnh ngoài da như ngứa, ghẻ, herpes (bệnh mụn rộp), mụn nhọt và các bệnh da khác. Ở Srilanca, dịch rễ ngậm (rồi nhổ đi) clũra sâu răng, làm cho sạch răng, làm mạnh lợi. Hạt và rễ dây lim tươi nghiền với nước hoặc nước tiểu người đắp lên vết rắn cắn hoặc nhỏ vào mũi khi người ở tình trạng sững sờ, tê mê hoặc hôn mê [Kirtikaretal., 1998, vol. I: 830], Ở Philippin, vỏ dây lim được dùng làm thuôc gây sẩy thai, hạt và rễ cây để duốc cá, dầu hạt xoa ngoài để chữa tê thấp, để chế xà phòng và làm nến. Ở Indonesia, rễ và vỏ thân dây lim để trị ghẻ, lá chữa thấp khớp, hoa chữa đái tháo đường, hạt chữa các bệnh ngoài da, viêm da, thấp khớp [Med. herb index, 1995: 127].

Ở Trung Quốc, dầu hạt dây lim được xoa để clũra thấp khớp, dịch rễ được dùng để rửa các vết hoại tử, lá tươi giã nát đắp lên các vết loét nhiễm trùng.

Ở Ấn Độ, rễ và vỏ thân dây lim để sát trùng, chữa các bệnh ngoài da, ngứa, rửa vết thương mau lành. Còn chữa viêm mắt, viêm âm đạo, viêm niệu đạo, loét dạ dày. Dịch rễ chữa bệnh hoa liễu, trĩ, u, báng, lách to, bụng to, trục giun và gây sẩy thai. Dịch lá chữa chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy; còn chữa ho, phong hủi, bênh lậu. Lá tươi giã nát đắp để chữa thấp khớp, bệnh ngoài da, viêm da lở loét, kể cả vết loét có giòi; lá non chữa trĩ xuất huyết. Hoa sắc uống hoặc tán bột uống để chữa đái tháo đường. Hạt bỏ vỏ ngoài, tán bột để điều trị suy nhược, người yểu, để lọc máu, chống viêm, giảm đau; cũng dùng chữa viêm phế quản, ho thường, ho gà. Dùng ngoài, hạt để chữa các bệnh ngoài da, ghẻ, mụn rộp (herpes), thấp khớp. Dầu hạt có tính sát trùng, cũng đưọc bôi ngoài để trị các bệnh ngoài da như hạt; còn để giảm đau trong đau tai, đau lưng, đau ngực.

Dùng trong, dầu được dùng để kiện vị và thông mật trong trường hợp khó tiêu, chức năng gan kém [Srivastava, 1989: 114], [Cliopra et al., 2001: 201], [Kirtikar et al., 1998, vol.I: 830], [Nadkarni, 1999: 1001].

Bài thuốc có dây lim

1. Chữa eczema

Dầu hạt dây lim trộn với kẽm oxyd rồi bôi lên [Nadkarni, 1999: 1001]

2. Chữa đau cơ, đau khớp, bệnh vẩy nến, đầu nhiều gầu

Dầu hạt dây lim trộn với dịch chanh vắt, bôi xoa lên [Med. lierb index, 1995: 127].

3. Chữa bệnh lậu

Dầu hạt dây lim, sữa dừa và nước vôi trong, đồng thể tích, lắc kỹ và trong trường hợp khó chữa, phối hợp thêm dầu đại phong tử, long não và lưu huỳnh [Tài liệu mới dẫn (không nêu liều dùng)].

4. Chữa bệnh ở da đầu, bệnh phấn ở da đầu, vẩy nến

Dầu hạt dây lim, nước vôi trong và dịch chanh vắt, đồng thể tích, trộn đều sẽ được một loại thuốc xoa (Uniment) màu vàng, bôi xoa lên chỗ bị bệnh [Kirtikaret ai., 1998, vol. 1: 830],

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC