Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Dây Thuốc Cá

14:05 04/05/2017

Còn gọi là dây duốc cá, dây mật, dây cóc, dây cát, lầu tín, tuba root (Anh), derris (Pháp), touba.

Tên khoa học Derris eíliptica Benth., Derris tonkỉnensis Gagnep.

Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Dây duốc cá là những cây cho rễ dùng đánh bả cá. Vì những cây này chỉ độc đối với sâu bọ và động vật máu lạnh, không độc đối với người và súc vật nuôi trong nhà cho nên còn được dùng trong nông nghiệp để diệt trừ sâu bọ. Cây có ởViệt Nam.

A. Mô tả cây

Dây thuốc cá là một loại dây leo khỏe thân dài 7-10m, lá kép gồm 9-13 lá chét, mọc so le, dài 25-35cm, lá chét lúc đầu mỏng, sau dai dày, hình mác, đầu nhọn, phía dưới tròn. Hoa nhỏ, trắng hoặc hồng. Quả loại quả đậu, dẹt, dài 4-8 cm

Dây thuốc cá và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố thu hái và chế biến

Nguồn gốc và vốn mọc hoang dại tại các nước Malaixia, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam, được trồng ở những nước nói trên và một số nước khác ờ châu Phi (Côngô ...). Trổng dây thuốc cá bằng dâm cành, mẩu rễ cành dài 0,4-0,5m, trồng cách nhau lm. Sau hai năm bắt đầu thu hoạch. Phải thu hoạch hết các rễ nhỏ, vì rễ càng nhỏ, lượng hoạt chất càng cao. Hoạt chất cao nhất vào các tháng thứ 23- 27. Cây chịu ánh sáng mạnh, nhưng ưa nơi mát hơn.

Vì vậy ở miền Nam Việt Nam nước ta người ta hay trồng xen giữa các cây cao su, cây dừa. Nhiệt độ cần thiết 27-28°. Đất bón vôi cho năng suất rễ cao hơn. Ở Malixia, sau 25 tháng mỗi ha cho hơn 3 tấn rễ, trung bình năng suất ià hơn 1,3 tấn. Trước đây ở miền Nam Việt Nam thuốc cá được trồng nhiều ở Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Phú Quốc.

Năm 1938 đã xuất cảng được 22 tấn rễ. Trên thị trường rễ thuốc cá dài ngắn không đều, đường kính thường trung bình lcm, cong queo, mặt ngoài xám nâu, đến nâu đỏ nhạt, với những đường nhỏ chạy dọc. vỏ dày dính chắc vào gỗ màu nâu hồng, bẻ rất nhiều xơ, vị hơi ngọt, nhầy, sau đó nóng và hắc. Giã ngâm vào nước, nước sẽ có màu vàng đục và mùi đặc biệt; khác với rẻ cóc kèn (xem ở sau) cho dung dịch trong.

C. Thành Thành phần hóa học

Rễ dây thuốc cá chứa 10-12% nước, 2-3% chất vô cơ, rất nhiều gluxit (đường, tinh bột), tanin, chất nhựa. Hoạt chất chính là rotenon (hay tubotoxin, derrin^iđaợe Nagai chiết ra từ 1902. Tên rotenon do từ chữ roten là tên Nhật Bản của cây dây thuốc cá. Công thức thô C23H2206, công thức khai triển được Butenandt xác định từ năm 1928 với 5 vòng: 2 vòng benzen (A) và (D), một vòng py- ran (B) 1 vòng pyron (C) và 1 vòng furan (E), ngoài ra còn 2 nhóm metoxy.

Hiện nay người ta xếp rotenon vào nhóm izoflavon (các vòng D, c, và A có gạch chéo)-Rotenon là những tinh thể hình làng Rotenon nhân isollavon (gạch dọc) trụ, không màu, tả tuyền, hầu như không tan trong nước 1/1.000.000, hơi tan trong cồn và ête, rất tan trong axeton, benzen và clorofoc (73%).

Những dung dịch rotenon trong dung môi hữu cơ khi ra ánh sáng chuyển màu vàng rồi đỏ để thành chất dehydrorotenon vững bền và có độ độc vững bền. Trong môi trường kiềm, dung dịch không vững bền. Để xác định sự có mặt của rotenon người ta dùng những phản ứng sau đây:

Phản ứng Durham, Howard, Jones và Smith, 1933: Đun 0,05g bột rễ đuốc cá với 5ml clorofoc, lọc, phần lọc được cô khi trên kính đồng hồ, thêm 2 giọt axit sunfuric đặc sẽ xuất hiện màu vàng cam rất rõ sau ngả màu nâu và tím khi thêm 1 hạt nitrit natri, phản ứng nhạy tới 1/10 mg.

Phản ứng Jones và Smith: Dung dịch 0,1% trong axeton thêm axit nitric rồi nước và kiềm hóa bằng amoniac sẽ xuất hiện màu xanh tím mạnh rồi mất.

Hoạt chất khác gần giống rotenon deguelỉti 3-8% (do chiết lần đầu tiên từ cây Dẹguelia cùng họ Cánh bướm): Tinh thể hình kim màu lục nhạt, chảy ở 170°c, đồng phân của rotenon với hai vòng dihydroxybenzopyran, tephrosin, tinh thể không màu chảy ờ 198°c (tên do chiết lần đầu tiên ờ cây Tephrosia cùng họ Cánh bướm), toxicarol và sumatrol cùng có những hydroxyphenol. Toxicarol có tinh thể hình lục lăng màu vàng lục, chảy ở 219°c. Hàm lượng rotenon trong duốc cá thay đổi tùy từng loại từ 4-12%, thông thường 5-8%, có thứ hoang dại lên tới 13%. Nhưng độ độc không chỉ do rotenon, mà còn tỷ lệ vói lượng cao của ête của rễ.

Thường một loại rỗ chứa 4-5% rotenon cho chừng 16-22% cao ête. Thứ tự độ độc của các chất như sau: rotenon 400 lần mạnh hơn deguelin, deguelin 40 lần hơn tephrosin,tephrosin gấp 10 lán toxicarol. Định lượng rotenon trong rễ duốc cá (phương phấp do A. F. NOR. Pháp quy định). Sau khi làm những phản ứng định tính nói trên, dùng clorofoc để chiết bột rễ duốc cá, ngâm trong 24 giờ và lắc trong 4 giờ. Bốc hơi dung dịch. Cặn còn lại hòa vào dung dịch tetraclorua cacbon no rotenon đun sôi. Để nguội, phức chất rotenon- Ơ4C tinh thể tách ra, lọc qua phễu lọc thủy tinh xốp đã cân bì, dùng tetraclorua cacbon no rotenon để rửa tinh thể, sấy ở 35°c rồi'Cân. Lượng rotenon trong phức chất được xác định bằng kết tinh lại trong cồn 95° đun sôi:

Rotenon tinh khiết sẽ kết tinh khi dung dịch để nguội. Ngoài phương pháp định lượng nói trên, còn có những phương pháp so màu dựa vào màu tím nhạt do tác dụng của axit sunfuric và nitrit natri, cho kết quả cao hơn phương pháp trên do toàn bộ các chất tương tự rotenon cũng cho màu .

D.Tác dụng dược lý.

 Từ lâu đời, dây duốc cá được nhân dân vùng Đông Nam châu Á dùng duốc cá: Nghiền rỗ với nước với liều 1 phần triệu cá bị say và người ta bắt cá dỗ dàng. Với liều cao hơn, cá có thể bị chết. Tính chất trừ sâu của rễ duốc cá cũng được nhân dân Trung Quốc và Ân Độ biết từ lâu.

Mãi đến khoảng những năm 1930 tính chất trừ sâu này mới được nghiên cứu ở châu Âu và châu Mỹ. Độc tính của rotenon thể hiện trên động vật máu lạnh do đường uống hay do tiếp xúc với nồng độ lxl0'6, deguelin 10 lần kém độc hơn, tephrosin 40 lần và toxicarol 400 lẩn. Rotenon độc làm tê liệt trung tâm hô hấp, con sâu tiếp xúc với rotenon sẽ bị yếu đi rồi chết, không dãy dụa, trái lại với dung dịch pyretrin (trong cúc trừ trùng) con sâu sẽ quằn quại.

Tuy nhiên không phải đổi với sâu nào rotenon cũng có tác dụng. Đối với người và động vật máu nóng các chất đó hầu như không có độc tính (qua đường tiêu hóa), nhưng nếu tiêm mạch máu có thể gây liệt hô hấp và chết do ngạt. Trên cơ sở tác dụng dược lý, người ta còn kiểm nghiệm rễ cây duốc cá bằng phương pháp sinh vật như sau:

Thử trên các loại cá vàng Carassìus auratus (cyprin doré), Ides melanotes (Melanote), Phoxinus laevis (vairon): Xác định nồng độ loãng nhất làm cho con cá mất thăng bằng hoặc bị kéo theo dòng nước chảy. Trên nhộng hay ấu trùng sâu bọ (doryphore, charancon ...): Phun những dung dịch loãng rotenon hay rễ duốc cá lên những ấu trung đặt trong những lồng kín. Trên ruồi: Dùng lạnh làm tê liệt nhất thời -ruồi, nhỏ trên mỗi con 1 giọt dung dịch thuốc '"định thử (dùng ống nhỏ giọt vi quản). Đếm số ruồi chết sau 24 giờ.

E. Công dụng và liều dùng

Đối với người và súc vật: Người ta dùng rễ duốc cá làm thuốc tẩy giun, nhưng rễ duốc cá cũng ít dùng so với các loại thuốc giun khác. Còn dùng chữa ghẻ dưới dạng thuốc mỡ. Ở nước ta, tại một số vùng người ta chỉ hái cây duốc cá tươi, làm thành một vòng treo trên sừng trâu những con trâu bị dòi hay có ký sinh. Dòi và ký sinh thấy mùi duốc cá tự đi.

Duốc cá: Xem những nơi nào có cá, lấy một ít rễ dây duốc cá (nhiều ít tùy theo nơi đó nhiều hay ít nước), giã nhỏ, thả bột thô rẽ cây duốc cá vào nước. ít giờ sau, cá bị chất độc rotenon nên bị nghẹt thở nổi lên mặt nước. Bắt cá đó thả vào nước sạch, cá sẽ sống lại. Thuốc trừ sâu hay dùng nhất, dưới những dạng sau đây: Để diệt trừ ruồi, muỗi, mối, mọt, dán, nhện, sâu hại cây trồng ... tác dụng của rotenon mạnh gấp 4-10 lần nicotin. Đối với những sâu bọ có vỏ cứng và bộ máy hô hấp khó thâm nhập cần dùng với liều gấp hai, ba. Trộn bột rễ duốc cá với những bột trơ như bột talc, đất sét, thạch cao v.v... cần tránh những bột có phản ứng kiềm vì chất kiềm làm cho rotenon mất tác dụng: Cầu lacton có tác dụng bị phá hủy. Tỷ lệ pha trộn cũng không nên quá 30%, có khi chỉ cần 15% bột nguyên chất là đủ.

Có thể dùng bột rotenon cũng trộn với những bột trơ khác như talc, đất sét v.v... nhưng tỷ lệ rotenon tối đa chỉ cần 1%, trung bình chỉ cần 0,25-0,50%. Bột rotenon để một năm không bị giảm tác dụng nhưng bột rẽ duốc cá để lâu kém tác dụng. Nhưng nếu dùng bột rẽ duốc cá tươi tác dụng còn mạnh hơn dùng rotenon. Thường tác dụng tốt nhất thu đựợc với những dung dịch

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC