Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Dề Toòng

11:06 05/06/2017

Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino

Tên đồng nghĩa: Vitis pentaphyllơ Thumb. Gynostemmapedata Blume 

Tên khác:            Cổ yếm, giảo cổ lam, thất diệp đởm, dần toòng (Tày), thư tràng 5 lá, sâm phương nam.

Họ:                        Bí (Cucurbitaceae).

Mô tả

     Cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, hơi có rãnh, nhẵn. Tua cuốn chẻ đôi ở đầu. Lá kép mọc so le, gồm 5 - 7 lá chét hình bầu dục - thuôn hoặc mũi mác, dài 3 - 9 cm, rộng 1,5-3 cm, gốc thuôn hẹp, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông, ít khi nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt; cuống lá dài 3 - 7 cm.

     Hoa đơn tính khác gốc, mọc ở kẽ lá và đầu ngọn thành chuỳ buông thõng có thể dài đến 30 cm (ở cụm hoa cái ngắn hơn); hoa nhỏ, hình sao, bao hoa rất ngắn, to hơn ở hoa cái; lá đài hình tam giác nhọn; cánh hoa hình mác rời nhau; nhị 5, bao phấn dính nhau; bầu có 3 vòi nhụy.

     Quả mọng, nạc, hình cầu, đường kính 5-9 mm, nhẵn, khi chín màu đen; hạt 2-3, gần hình ba cạnh, hơi dẹt, đường kính 4 mm.

   Mùa hoa: tháng 7-8; mùa quả: tháng 9-10.

Phân bố, sinh thái

      Chi Gynostemma Blume ở Việt Nam có hai loài đều được dùng làm thuốc. Loài giảo cổ lam (hay còn gọi là dền toòng, dần toòng - theo tiếng Tày ở Cao Bằng, Lạng Sơn) trên phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền núi, bao gồm Lào Cai (Sa Pa); Hà Giang; Cao Bằng (Quảng Hoà, Quảng Uyên, Thạch An); Lạng Sơn (Bắc Sơn, Văn Quan, Văn Lãng): Quảng Ninh (Móng Cái); Hòa Bình (Mai Châu: Pà Cò, Hang Kia); Tuyên Quang (Nà Hang); Bắc Kạn (Ba Bể); Thừa Thiên - Huế; Kon Tum; Gia Lai. Độ cao phân bố lên tới 1700m (Bản Khoang - Sa Pa - Lào Cai). Trên thế giới, loài này có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Philippin.

    Dền toòng là cây ưa ẩm, ưa sáng, đồng thời cũng hơi chịu bóng. Cây thường leo lên các loại cây bụi gỗ nhỏ hoặc cỏ cao ở ven rừng, dọc theo bờ khe suối, ven đường đi hoặc ở bờ nương rẫy... thuộc vùng rừng núi đá vôi hay núi đất trên đá phiến. Dền toòng sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, từ tháng 4 đến tháng 8. Cây ra hoa quả hàng năm; tái sinh tự nhiên tốt từ hạt, từ cành giâm (hom) và từ phần còn lại sau khi cắt.

      Do trữ lượng tự nhiên hạn chế, lại bị tìm kiếm khai thác mạnh, nên dền toòng đã được đưa vào "Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 2006" và "Sách Đỏ Việt Nam, phần II - thực vật, 2007" nhằm khuyến cáo bảo vệ. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sử dụng cao, vài năm gần đây, cây đã được đưa vào trồng ở một số địa phương thuộc miền núi và đã cho thu hoạch tốt.

     Bộ phận dùng  

    Toàn cây.

Thành phần hoá học

    Theo Chen Liurong et ai., 1992, dền toòng chứa nhiều chất thuộc các nhóm flavon và saponin. Điều kiện tối ưu để chiết xuất các chất này là đun hồi lưu ở100°c trong 1 giờ 5 phút với ethanol 60%. Wei Junxian et al., 1991 đã chiết xuất và nhận dạng các chất này là gynogenin II (20R - 21, 24 - cyclo - 3ß, 25 - dihydroxyldamar - 23 (24) - en - 21 - on và om buin. Ma Jianbiao et al., 1993 xác định dền toòng chứa sapogenin 20R, 25S - 12ß, 25 - epoxy - 20, 26 - cyclo damaran - 3ß - diol, panaxadiol, 2 a- hydroxypanaxadiol và 20R, 25S - 12ß, 25 - epoxy - 20, 26 - cyclo datnaran - 3ß - ol (CAI 19, 1993: 177610 a; CA 119, 1993, 210362 w; CA 119, 1993; 210363 x; CA 116, 1992: 148199 f.

     Theo Compendium of Indian Medicinal Plants, vol.5, 1999, dền toòng còn có acid malonic, rutin ở phần trên mặt đất, isofucosterol và B - sitosterol ở lá và 19 - oxo - 21, 23 - epoxy - 3p, 20 (S), 21 (R) - trihydroxydamar -24-en-3-0-{[a- rhamnosyl (1 —>2)] [B - xylosyl (1 —> 3)] - a - L - arabinopyranosid}.

     Các tác giả Kuwahara et al., 1989, đã phân lập được từ lá tươi cây dền toòng các saponin 6" - malonyl ginsenosid Rb1 và Rd và 6" - malonyl gypenosid. Hàm lượng saponin có bị giảm đi do sự thuỷ phân saponin trong tế bào. Akihisa Toshihiro et al. còn chiết xuất được một số chất khác là (24R) - 5 a - stigmast - 7 - en - 22 - yn - 3 p - ol; 24, 24 - dimethyl - 5 a - cholest - 7 - en - 22 - yn - 3 p - ol; 24, 24 - dimethyl - 5a - cholesta - 7,25 - diet - 22 - yn - 3B - ol; 4 a, 14 a - dimethyl - 5 a - ergosta - 7, 9 (11), 24 (28) - trien - 3 B - ol; 4 a, 14 a - dimethyl - 5 a - ergosta - 7, 9 (11), 24 (28) - trien - 3 B - ol; (24R) và (24S) - epimer của 14 a - methyl -5a- ergosta - 9 (11) - en - 3 B - ol; 24, 24 - dimethyl - 5 a - cholestan - 3 B - ol và 24 a - ethyl -5a- cholestan - 3 B - ol.

    Theo A. Attawish et al. (2004), dền toòng còn chứa nhiều ginsenosid, B - sitosterol, protopanaxadiol, protopanaxatriol, nhiều nguyên tố vô cơ, nhiều acid amin và vitamin. Theo Xin Liu et al. (2005), dền toòng chứa nhiều gypenosid (saponin nhóm damaran) có cấu trúc của các ginsenosid Rb1, Rb3 và F2, các malonylginsenosid Rb1 và Rd, năm saponin nhóm damaran là các gynosid A - E và ba chất mới thuộc nhóm damaran là3- 0 - B - a- glucopyranosyl - 2 a - hydroxy - 24 - en - damaran - 20(S) -  yl 0  - B - D - xylopyranosyl - (1 —> 6) - B - D - glucopyranosid, B - 0 - B - D- glucopyranosyl - (1 —> 6) - B - D - glucopyranosyl - 2a - 12 B - dihydroxy - 24 (- hydroperoxy - 25, 26 - en - damaran - 20 (S) - yl 0 - 3 - D - xylopyranosyl - (1 —> 6) - p - D - glucopyranosid, 3 - 0 - B - D - glucopyranosyl - (1 —> 6) - p - D - glucopyranosyl - 12 B - hydroxy - 25 - hydroperoxy damaran - 23, 24 (E) - en - 20 (S) - yl 0 - p - D - xylopyranosyl - (1 —> 6) - B - D - glucopyranosid.

    Đáng lưu ý là các chất ginsenosid Rb1, ginsenosid Rb3, malonyl - ginsenosid Rb1, malonyl - ginsenosid Rd có trong nhân sâm.

      (CA 111, 1989: 74.746 c; CA 110, 1989; 72.487 b; CA 113, 1990: 74.874m; CA 111, 1989: 150.538; CA 110, 1989: 4654 d; Fitoterapia 2004, 75, 539 - 551; Planta medica 2005, 71, 877 - 880, Ngô Vân Thu, Bài giảng được liệu, tập 1, 1998, 168).

Tác dụng dược lý 

    Dền toòng được chứng minh có tác dụng chống viêm, bảo vệ gan chống tổn thương gan do carbon tetraclorid hoặc acetaminophen gây ra. Trong mô hình gây nhiễm độc gan này, làm giàm lượng enzym aspartat aminotransferase (AST) và alanin aminotransferase (ALT). Xét nghiệm mô bệnh học cho thấy thuốc này làm giảm tổn thương gan rõ rệt (Lin c.c. et al., 2000).

     Trên bệnh nhân tăng lipid huyết, dền toòng làm giảm nồng độ lipid triglycerid và cholesterol trong máu và có ít tác dụng phụ, và cũng ức chế sự kết tập tiểu cầu gây bởi ADP và các chất chủ vận khác. Cao nước cây dền toòng trong thử nghiệm về độc tính mạn tính trên chuột cống trắng với liều tối đa 750 mg/kg/ngày, trong thời gian 6 tháng, đã không gây tác dụng độc có ý nghĩa (Attawish A. et al., 2004).

     Trong thử nghiệm trên chuột nhắt trắng gây tăng cholesterol máu theo cơ chế ngoại sinh bằng cách cho uống cholesterol hàng ngày trong 30 ngày, cao chiết phần trên mặt đất cây dền toòng với liều tương đương l0g dược liệu/kg, đã có tác dụng ức chế sự tăng cholesterol máu với tỷ lệ 71% so với đối chứng. Trong thử nghiệm trên thỏ gây tăng cholesterol máu theo cơ chế nội sinh bằng cách tiêm tĩnh mạch tai Tween 80 pha loãng trong dung dịch NaCl 0,9%, cao chiết dền toòng cho thỏ uống hàng ngày với liều tương đương 5g dược liệu/kg/ngày, trong 4 ngày liền đã cố tác dụng ức chế sự tăng cholesterol máu với tỷ lệ 43% so với đối chứng [Phạm Thanh Kỳ và cs., 2007).

       Cây dền toòng đôi khi được gọi là "nam sâm" ở Trung Quốc vì sự giống nhau về các hoạt chất và tác dụng với nhân sâm. Các phân đoạn saponin thô phân lập từ giảo cổ lam làm giảm có ý nghĩa nồng độ glucose huyết tương ở chuột cống trắng đái tháo đường với liều 1 mg/kg so với chuột điều trị với glibenclamid hoặc chuột bình thường (Li V.L et al., 2004).

      Trong thí nghiệm in vivo, hoạt chất phanosid phân lập từ cây dền toòng được chứng minh có tác dụng kích thích sự giải phóng insulin từ các đảo tụy phân lập từ chuột cống trắng. Trong thí nghiệm in vivo, phanosid cho chuột cống trắng tăng đường huyết uống đã có tác dụng làm tăng sự dung nạp glucose và làm tăng nồng độ insulin huyết tương (Norberg A. et al., 2004).

      Pyronitrit là một gốc tự do độc hại tế bào sinh ra bởi phản ứng giữa superoxyd và oxyd nitric. Cao chiết methanol từ dền toòng có hoạt tính quét gốc peroxynitrit với tỷ lệ trên 50% ở nồng độ 10 ug/ml (Kim A.R. et al., 2004). Các gypenosid III và VIII phân lập từ cây dền toòng có tác dụng bảo vệ tế bào nội mạc tử cung nuôi cấy và các mảnh cơ trơn cô lập từ tử cung người đối với stress oxy hóa do phơi nhiễm với H2O2. Kết quả nghiên cứu cho thấy các gypenosid có tác dụng chống oxy hóa có ý nghĩa và gợi ý 2 gypenosid này là các hoạt chất chịu trách nhiệm về hoạt tính chống oxy hóa của dền toòng (Circosta c. et al., 2006).

     Trong nghiên cứu đánh giá hoạt tính gây tan máu và khả năng bổ trợ trên đáp ứng miễn dịch của chuột nhắt trắng đối với ovalbumin, saponin phân lập từ cây dền toòng biểu hiện tác dụng gây tan máu nhẹ; hoạt tính gây tan máu là 10,20% và 4,90% ở các nồng độ 500 và 250 ug/ml, tương ưng. Chuột nhắt trắng được tạo miễn dịch dưới da chỉ với ovalbumin 100 mg, hoặc với ovalbumin 100ng hoà tan trong dung dịch muối đẳng trương chứa gel nhôm hydroxyd 200ng. Tiêm saponin dền toòng (GPS) với liều 50; 100 hoặc 200ug vào các ngày 1 và 14.

     Hai tuần sau (ngày 28), do sự tăng sinh tế bào đơn nhân lách kích thích bởi concanavalin A, lipopolysaccharid và ovalbumin, và các kháng thể đặc hiệu với ovalbumin trong huyết thanh. GPS làm tăng có ý nghĩa sự tăng sinh tế bào đơn nhân lách gây bởi concanavalin A, lipopolysaccharid và ovalbumin ở chuột nhắt được tạo miễn dịch với ovalbumin, đặc biệt ở liều l00ug. Các mức kháng thể IgG, IgG1 và IgG2b đặc hiệu với ovalbumin trong huyết thanh cũng tăng có ý nghĩa do GPS so với nhóm đối chứng ovalbumin. Như vậy, GPS có thể dùng một cách an toàn là chất bổ trợ trên đáp ứng miễn dịch với tác dụng gây tan máu thấp hoặc không gây tan máu (Sun H. et al., 2005).

     Các hoạt chất gypenosid của cây dền toòng có tác dụng điều chỉnh trên sự biến đổi của tế bào lympho và hoạt tính của ADN polymerase giống như ginsenosid, gypenosid có tác dụng bảo vệ đối với thiếu máu cục bộ não và cơ tim, có thể gây thư giãn tâm thất thiếu máu cục bộ. Các gypenosid ức chế Na+/K+ATPase của cơ tim và mô não chuột cống trắng một cách không cạnh tranh. Nồng độ ức chế 50% là 58,79 ± 8,05 mg/lít đối với cơ tim và 52,07 ± 6,2mg/lít đối với mô não. Trên lâm sàng, dền toòng đã được thử nghiệm trong điều trị ung thư và đã được báo cáo là có tác dụng làm tăng hoạt tính miễn dịch của bệnh nhân (Huang K.C., 1999: 49).

    Đã nghiên cứu tác dụng bảo vệ của gypenosid từ cây dền toòng trên đường tiêu hoá và thận đối với tổn thương dạ dày, ruột và thận gây bởi indomethacin sau khi cho chuột cống trắng uống một liều độc indomethacin (10 mg/kg). Khi cho chuột uống một liều gypenosid (200 mg/kg) đã làm giảm có ý nghĩa tác dụng độc hại dạ dày và ruột gây bởi indoinethacin được đo bằng mức độ loét, hemoglobin manh tràng và liaptoglobin huyết tương.

     Có sự giảm rõ rệt các vi khuẩn gây lên men lactose ở ruột non của chuột được điều trị trướcc với dền toòng rồi sau đó với indomethacin so với chuột chỉ được điều trị với indomethacin. Ở hệ thận, tác dụng độc hại thận của indomethacin thể hiện rõ ràng ở cả chuột được điều trị trước với dền toòng vói sự tăng N - acetyl - beta - glucosaminidase trong nước tiểu và sự giảm hiệu suất bài tiết trong nước tiểu chất điện phân clorid và natri. Tuy vậy, sự tăng có ý nghĩa của microprotein trong nước tiểu của chuột uống indomethacin đã không thể hiện ở chuột được uống indometliacin cùng với dền toòng (Hesse c. etal., 2007).

 Tính vị, công năng

      Cây dền toòng có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng tiêu viêm, giải độc, trị ho và gây long đờm [Võ Văn Chi, 1997: 308].

Công dụng

      Ở Đài Loan, cây dền toòng được sử dụng trong y học dân gian để điều trị viêm gan, tăng huyết áp, và ung thư. Vị thuốc này cũng được dùng để điều trị tăng lipid máu (Attavvisli A. et al. 2004). Ở Trung Quốc, cây dền toòng được dùng làm thuốc bổ và được xếp loại trong 10 dược thảo có tác dụng bổ nhất. Ở Trung Ọuốc, lá dùng làm chè thuốc gọi là chè dưỡng não (Darslian s. et al., 2004).

      Thân và lá được dùng trị đái tháo đường (Li W.L. et a!., 2004). Trong y học cổ truyền Trung Ọuốc và Nhật Bản, cây dền toòng được dùng để điều trị các bệnh viêm gan, tăng lipid huyết, bệnh tim mạch, ung thư, ho, hen, viêm khí quản mạn, tăng huyết áp, đau nửa đầu, mất ngủ và đái tháo đường. Saponin gypenosid là hoạt chất chính có các tác dụng bảo vệ gan, tăng cường miễn dịch, chống u, chống viêm, chôngs huyết khối, chống loét, chống tăng lipid huyết, bảo vệ chống phóng xạ và bảo vệ hệ tim mạch ( Sun H. et al., 2005).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC