Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Đ

Đề

09:07 10/07/2017

Ficus religiosa L.

Tên khác: Đa bồ đề.

Tên nước ngoài: Religious fig, sacred fig, pipal tree, peepul tree, bo - tree (Anh); arbre du diable, arbre des pagodes, figuier des pagodes (Pháp).

Họ: Dâu tằm (Moraceae).

Mô tả

Cây to, cao 20m hoặc hơn, cành nhẵn. Lá mọc so le, hình thoi - tam giác, dài 7-12 em, rộng 7-10 cm, gốc vát hoặc hơi hình tim, đầu thuôn thành mũi nhọn, dài 2-3 cm, gân gốc 5; cuống mảnh dài 5 - 8 cm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành dạng sung, 1 - 2, không cuống, tổng bao gồm 3 lá bắc hình cầu nhãn, có lông mi ở mép, ít lông mềm ở lưng, hoa đực không cuống, 3 lá đài hình mác, nhị 1, chỉ nhị hơi rộng; hoa cái có 5 lá đài thuôn nhọn, bầu hình trứng.

Quả hình quả lê, đường kính 7-8 mm, khi chín màu đỏ sam.

Mùa hoa: tháng 1 - 4.

Phân bố, sinh thái

Cây đề có nguồn gốc ở vùng Nam Á - Ấn Độ, sau phát triển sang các vùng nhiệt đới khác.

Ở Việt Nam, đề mọc tự nhiên rải rác ở vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, đồng thời cũng là cây trồng lấy bóng mát, dọc các dường đi, ở công viên hay trong khuôn viên các đình chùa, lăng tẩm.

Đề là loại cây gỗ ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt và có thể mọc được trên nhiều loại đất. Cây còn có khả năng sống như kiểu "phụ sinh" trên các vách đá hay bờ tường của các ngôi nhà cổ. Tận dụng đặc điểm này, người ta còn trồng đề làm cây cảnh bonsai.

Đề ra hoa quả nhiều hàng năm. Quả chín là thức ăn của chim và nhiều lòai động vật khác; theo phân của chúng, hạt được phát tán đi khắp nơi.

Cách trồng

Đề được trồng ở nhiều nơi như sân trường, đình chùa, các công viên, ven đường đi, nơi nghỉ mát để làm cây hóng mát.

Những nghệ nhân và người chơi cây cành thường trồng đề để tạo dáng cây bonsai. Cây không kén đất, chịu hạn tốt, ít sâu, bệnh.

Nhân giống chủ yếu bằng thân cành.

Thời vụ trồng thường vào mùa xuân là tốt nhất. Đất trồng cần đào thành hố, sâu, nông, rộng, hẹp tùy theo cây giống to hay nhỏ. Đặt cành giâm đã ra rễ vào hốc rồi lắp đất, dậm chặt, tưới nước đủ ẩm. Thời kỳ cây còn nhỏ cần xới, xáo tưới nước để cây mau lớn, nếu cây giống to, cao cần cắm rào để chống gió làm đổ cây.

Bộ phận dùng

Vỏ cây, quả, lá

Thành phần hóa học

Cây đề chứa p - sitosterol - D - glucosid (Conpendium of Indian Medicinal Plants I (1960- 1969), 1999).

Theo Trung dược từ hải I, 1993, cây đề có nhựa mủ trong đó có 0.7 - 5,1% cao su.

Vỏ cây chứa 4% tanin [The Wealth of India IV, 1956],

Quả khô chứa 9,9% nước, 7,9% albumin, 5,3% chất béo, 34,9% carbohydrat, 7,5% chất màu, 8,3% tro, 1,85% silice, 0,69% pliospho.

Lá và cành chứa 13,99% protein thô, 2,71% chất chiết được bằng ether, 22,36% chắt xơ, 15,0% tro toàn phần, 4,64% cao, 0,32% phospho. Hàm lượng protein trong lá cao hơn cỏ gấp 2 - 3 lần (The Wealth of India IV, 1956).

Tác dụng dược lý

1. Hoạt tinh hạ đường máu

p - sitosterol - D - glucosiđ được phân lập từ vỏ khô cây đề tán bột và tiêm tĩnh mạch gây sư giảm đường máu phụ thuộc vào liều. Hợp chất này, khi cho uống với liều 25 mg/kg thể trọng gây sự giảm dần đường huyết với mức tối đa ở 4 giờ. Tolbutamid với cùng liều gây đáp ứng hạ đường máu tối đa ở 3 giờ. Một cao chiết từ vỏ cây đề có hoạt tính hạ đường máu yếu hơn tolbutamid Mặc dù chất aglycon ß - sitosterol cũng có hoạt tính, nhưng glucosid có tác dụng mạnh hơn, có lẽ do có độ hoà tan lớn trong nước và khả năng hấp thu tốt hơn.

2. Hoại tính hạ lipid máu

Chất sợi từ cây đề, cho chuột cống trắng ăn với tỷ lệ 10% trong thức ăn có tác dụng làm tăng sức đề kháng đối với chứng tăng lipid máu nhiều hơn so với Cellulose. Nó làm giảm các nồng độ của lipid toàn phần, Cholesterol, triglycerid và pliospholipid trong gan với các mức độ khác nhau.

3. Hoạt tính chống loét

Đã nghiên cứu tác dụng của cao chiết nước từ vỏ cây đề, với liều cho uống 500 mg/kg/ngày, trong ba ngày trên các mô hình gây loét dạ dày - tá tràng khác nhau ở chuột cống trắng. Thuốc có tác dụng bảo vệ chuột chống lại stress do nhốt chặt ở lạnh trong 2 giờ và chống lại loét dạ dày gây bởi thắt môn vị, loét tá tràng gây bởi cystamin. Tuy vậy, thuốc không có hiệu quả đối với loét dạ dày gây bởi aspirin. Tác dụng chống gây loét có thể do ức chế sự tiết acid - pepsin và làm tăng các yếu tố bảo vệ niêm mạc, dẫn đến tăng tiết mucin và giảm sự bong các tế bào.

4. Hoạt tính liệt đối giao cảm và chống hen

Cao chiết ethanol 95% của vỏ đề có tác dụng liệt đối giao cảm gây giãn cơ trơn ruột chuột công trắng chuột lang, thỏ và chó, và tử cung chuột cống  trắng. Nó đối kháng với tác dụng gây co thắt của acetylcholin, histamin, bari clorid và serotonin; phong bế tác dụng tim mạch của acetylcholin và bảo vệ chuột lang chống lại chứng hen gây bởi acetylcholin và histamin. Khi thử nghiệm trên huyết áp của chó gây mê, nó có tác dụng gâv phân ly dây thần kinh phế vị, và đối kháng với acctylcholin nhưng không đối kháng với histamin.

Cao chiết cũng gây giãn hệ cơ phế quản và đốii kháng với co thắt chuỗi vòng khí quản cô lập của chó gây bởi acetylcholin. vỏ đề bên trong phơi khô tán bột có thể dùng điều trị các triệu chứng của hen phế quản ở người.

5. Hoạt tính chống khối u

Cao quả cây đề thể hiện hoạt tính chống khối u trong thử nghiệm sinh học.

6. Hoạt tính kháng khuẩn

Cao quả có hoạt tính kháng khuẩn có ý nghĩa, bergapten và bergaptol phân lập từ vỏ cũng thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật. Cao chiết từ vỏ cây ức chế tụ cầu khuẩn và trực khuẩn Coli.

7. Hoạt tính kháng nguyên sinh động vật

Cao ethanol 50% của vỏ thân thể hiện hoạt tính kháng amip in vitro đối với Entamoeba histolytica chủng STA.

8. Hoạt tính kháng virus

Cao ethanol 50% của vỏ thân với nồng độ 0,05 mg/ml cũng thể hiện hoạt tính kháng virus in vitro đối với virus bệnh Ranikhet. Nó gây giảm 75% sự sinh trưởng cửa virus trong các nuôi cấy ở túi màng đệm - niệu nang hoặc các lớp đơn nguyên bào sợi của phôi gà con được ủ ở 37"C.

9. Hoạt tính diệt giun sán

Cao chiết nêu trên có hiệu quả với Ascariclia galli trong thử nghiệm in vitro; pH môi trường được hiệu chỉnh ở 7,2 và thời gian ủ là 48 giờ.

10. Hoại tính estrogen

Lá đề có hoạt tính estrogen.

11. Bổ sung thực phẩm

Đã nghiên cứu trên chuột cống trắng cai sữa ảnh hưởng của việc bổ sung toàn bộ các phần của cây đề vào thức ăn trên lượng thức ăn thu nhận, sự tăng cân. tỷ lệ hiệu suất thức ăn. khả năng tiêu hoá chất khô và khả năng tiêu hóa protein. Việc bổ sung cây đề không ảnh huởng đến sự tăng cân một cách có ý nghĩa. mặc dù các thông số khác bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau. Lá chứa khoảng 0.7% acid tannic được cho dê ăn tự do và là một loại cỏ khô tốt cho động vật ăn. Tất cả dê có cân bằng dương về ni tơ, calci và phosplio.

12. Các tác dụng khác

Đề được nghiên cứu về hoạt tính ức chế đối với tyrokinase của nấm bằng phương pháp dopaclirome dùng L - DOPA làm cơ chất. Đề thể hiện hoạt tính ức chế đặc trưng đối với tyrokinase với tỷ lệ hơn 50%. Trong một nghiên cứu lâm sàng mở. 15 bệnh nhân được chẩn đoán là có rối loạn tính khí DSM-IV được điều trị với GS - 02, một thuốc thảo dược chứa các cao chiết từ 4 dược liệu trong đó có đề. Trong 12 bệnh nhân đã hoàn thành nghiên cứu, 3 bệnh nhân (25%) không đáp ứng, 2 bệnh nhân (16,7%) có đáp ứng một phần và 7 bệnh nhân (58.3%) có đáp ứng tốt. Các tỷ lệ đáp ứng này tương tự với đáp ứng có thể mong đợi từ một thử nghiệm liệu pháp chống trầm cảm đối chứng.

Tác dụng của một kem thảo dược chứa cao chiết từ đề và 2 dược liệu khác được thử nghiệm trên hàng rào da của người khỏe mạnh thuộc 2 nhóm tuổi, 20 - 25 và 40 - 45 tuổi, và so sánh với chế phẩm thương mại. Đo các thông số của da trước và 1; 3: 5 giờ sau khi bôi kem. So với chế phẩm thương mại. chế phẩm thử có tác dụng làm tăng sự thuỷ hợp và làm giảm hàrn lượng chất tiết nhờn của da ở 5 giờ sau khi bôi. ở cá 2 nhóm tuổi, trong khi làm tăng độ acid ở 1 giờ sau khi bôi, sự tăng này ở mức hằng định ở 3 và 5 giờ sau khi bôi ở cả 2 nhóm tuổi. 

Công dụng

Trong y học dân gian, tua rễ cây đề (rễ phụ) được dùng làm thuốc lợi tiểu trong các trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100 - 150g tươi mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. vỏ và cành, thân cây đề được dùng thay vỏ khi ăn trầu.

Trong y học cổ truyền Ân Độ, vỏ và lá được dùng trị tiêu chảy và kiết lỵ, và lá trị táo bón. Lá đôi khi được giã đắp cùng với bơ gạn lọc để trị nhọt và sưng tuyến nước bọt trong bệnh quai bị. Quả tán bột được uống trị hen, và nhựa mù dùng trị hột cơm, mụn cóc. vỏ có tác dụng làm săn, làm mát, cầm máu và nhuận tràng; được dùng trị đái tháo đường, tiêu chảy, khí hư, đa kinh, rối loạn thần kinh, bệnh về âm đạo và niệu - sinh dục khác, cải thiện thể chất; được dùng trị gãy xương, đau tai, bệnh về các tuyến (đặc biệt mưng mủ các tuyến ở cổ), ghẻ và các bệnh đa khác, trị loét và mụn nhọt ở miệng.

Nước hãm hoặc nước sắc vỏ với một ít mât ong được dùng trị bệnh lậu. Nước ngâm tro mới đốt của vỏ chữa các trường hợp nấc dai dẳng làm giảm nôn. Sữa đun với vỏ khô cây đề được coi là có tác dụng tăng dục. Dầu thuốc chế từ vỏ rễ được dùng ngoài trị bệnh da như eczema, bệnh phono và thấp khớp. Hạt và quả cỏ tác dụng làm mát nhuận tràng và giải khát. Lá và chồi non có tác dụng tẩy. Nhựa mủ tươi từ lá được dùng trị tiêu chảy và chữa vết thương, dùng bôi trị nứt nẻ chân và da. Vỏ thân cây đề còn được dùng để trị sốt rét rắn cắn và bọ cạp đốt.

Ở Nepal, vỏ thân cây đề được giã nát thành bột dẻo, mỗi lần uống một thìa cà phê bột dẻo này trộn với lượng bằng nhau mật ong, ngày 3 lần để trị ho và cảm lạnh kèm theo sốt nhẹ. Quả được sấy khô và tán bột; uống 5g bột này với sữa ấm trước bữa điểm tâm trong một tháng hoặc lâu hơn để làm giảm nhẹ bệnh hen. Để trị tiêu chày, mỗi lần uống 2 thìa cà phê dịch ép vỏ thân, ngày 3 lần. Trẻ em dùng liều thấp hơn. Ở Quatar, lá được dùng làm thuốc nhuận tràng, thuốc hạ đường huyết, trị bệnh lậu.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC