Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Dứa Bà

14:05 18/05/2017

Còn gọi là thùa, lưỡi lê, dứa Mỹ, nil pisey (Cămpuchia), sisal, agave (Pháp).

Tên khoa học Agave americana Lin.

Thuộc họ Thủy Tiên Amaryllidaceae.

Dứa bà trước đây chủ yếu chỉ được khai thác lấy sợi, một số bộ phận được dùng làm thuốc. Gần đây được một số nước khai thác làm nguyên liệu chiết hecogenin, dùng làm nguyên liệu bán tổng hợp các thuốc loại coctizon.

A. Mô tả cây

Dứa bà là một loại cây sống dai do thân rễ, thân trên mặt đất ngắn, lá hình kiếm dài 1,2- l,5m, quãng giữa rộng 13cm, ngọn lá có gai to, nhọn, rắn, dài khoảng l,5cm. Gai ở mép lá có màu đen, bóng như sừng. Mỗi cây có khoảng 30-50 lá, mọng nước, mỗi lá có thể cân nặng l,5kg. Sau nhiều năm (10-15 năm) cây ra hoa. Hoa đính trên một trục lớn, thẳng đứng, mọc từ giữa vòng lá. Trục hoa cao 4-6cm, có khi tới l0m, trên có tới hàng nghìn hoa. Sau khi cây ra hoa thì cây lụi đi. Hoa màu xanh, nhị mọc thò ra ngoài.

Người ta đã thống kê thấy có khoảng 300 loài Agave, vào khoảng 60% số loài này có chứa hecogenin, nhưng những loài được khai thác vừa để lấy sợi vừa để chiết heocogenin là các loài Agave americana. Agave sisalana Perr., Agave fourecroydes Lem, đều nguồn gốc Mêhicô (Trung Mỹ).

Dứa bà và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố thu hái và chế biến

Dứa bà vốn nguồn gốc Bắc và Trung Mỹ, nhưng hiện nay được phát triển trồng ở khắp những vùng khô cằn các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Nổi tiếng nhất hiện nay là dứa bà trồng và khai thác tại các nước Tănganika, Kênya, Angôla, Braxin, Mêhicô...

Ở nước ta dứa bà được trồng làm cảnh, làm hàng rào, một số nơi trồng lấy sợi, nhiều nhất tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây... Cây mọc rất tốt ở những đồi đất đỏ, khô cằn, cho nên ta có thể nghiên cứu cho trồng lớn tại những vùng đồi trọc hiện đang bỏ hoang tại nhiều tỉnh ở nước ta.

Sau khi trồng ba năm, có thể bắt đầu thu hoạch lá. Tại những vùng đất thích hợp, người ta có thể thu hái hai đến ba lứa lá trong một năm, mỗi cây có thể thu hoạch 5-6 năm liền. Sau đó trồng lại. Tại một số nước miển đông châu Phi, hàng năm có thể thu hoạch để chế khoảng 10 vạn tấn sợi dứa bà dùng làm thảm chùi chân, bện dây thừng chạc, dệt vải thô, bảo tải...

Nước ép từ lá có chất ngọt, trước đây ở một số nước được nhân dân dùng cho lên men thành một thứ rượu. Tại Mêhicô rượu này được nhân dân gọi là rượu puncơ (pulque) còn có tên là “vang dứa bà” (vin d’agave), nếu đem cất thì được rượu gọi là rượu mescal.

Lá sau khi ép, đem ngâm và tước lấy sợi. Thân có lõi có thể dùng làm nút chai.

Muốn khai thác dứa bà làm nguồn chế hecogenin, hoặc là người ta ép lá dứa bà (được khoảng 60% trọng lượng lá), đem cô nước ép này đến độ cao mềm rồi đưa về chiết lấy hecogenin. Cũng có nơi không cô mà để dịch ép lên men, được một thứ bùn cặn chứa từ 5 đến 10% hecogenin. Đưa về nhà máy để chiết xuất.

Một số vùng nhân dân dùng thân và rễ làm thuốc chữa sốt, dùng ngoài làm thuốc sát trùng, chữa vết loét.

C. Thành phần hóa học

Trong lá dứa bà có rất nhiều đường khử, sacaroza, chất nhầy, vitamin c và các saponozit, steroit trong đó thành phần chủ yếu là hecogenin và tigogenin. Trong lá cây đã trưởng thành, theo Dawidar và Fayez (1961) có 0,17% hecogenin, trong lá cây đã trổ hoa, hàm lượng có thể lên tới dịch ép lá dứa bà, người ta thủy phân cao mềm 0,23%, trong lá non và củ trên cán hoa có 0,07% hecogenin, nhưng hàm lượng tigogenin lại nhiều hơn.

Hecogenin được Marker chiết lần đầu tiên từ cây Hectia texensis s. Wats thuộc họ Dứa (Bromeỉiaceae) vào năm 1943. Chỉ gần đây hecogenin mới được khai thác từ dứa bà. Muốn chiết hecogenin từ cao mềm hay từ bùn lắng ở dịch ép lá dứa bà, người ta thủy phân cao mềm hoặc bùn bằng axit. Sau đó người ta chiết hecogenin và tigogenin và các saponozit khác bằng heptan nóng hoặc bằng butanol bão hòa nước. Tinh chế ta sẽ được hecogenin và tigogenin tinh khiết.

Năm 1974, Ngô Vân Thu và cộng sự (Dược học, 1974, 6, 4-7) đã chiết từ 50kg lá dứa bà thu hái ở vùng Thị Cẩu (Bắc Ninh), chiết được 48g saponozit toàn phần và từ 48g saponozit toàn phần này chiết được 14,6 hecogenin (tính ra là 0,03% trên nguyên liệu lá tươi).

D. Công dụng và liều dùng

Hiện nay ở nước ta dứa bà mới được trồng chủ yếu để làm cảnh, làm hàng rào và một số nơi dùng lấy sợi.

Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu. Thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát lá đắp lên những vết thương vết loét.

Ta nên nghiên cứu để khai thác làm nguồn nguyên liệu chiết heogenin để từ đó bán tổng hợp các thuốc loại coctizon.

Đơn thuốc có dứa bà

Rễ cây dứa bà rửa sạch, thái mỏng phơi hay sao vàng. Cân đủ 100g, thêm vào 1 lít rượu 30°, ngâm trong 15 hôm đến một tháng. Ngày uống hai lần, mỗi lần 1 đến 2 thìa nhỏ (5-10ml). Giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. (Kinh nghiệm nhân dân).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC