Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Dừa Cạn

15:05 18/05/2017

Catharanthus roseus (L.) G.Don

Tên đồng nghĩa: Loclmera rosea (L.) Reichb. f., Vinca rosea L.

Tên khác: Bông dừa, hoa hải dằng, trường xuân hoa, phjắc pót dông (Tày).

Tên nước ngoài: Madagascar periwinkle, red periwinkle, pink periwinkle, rosy-flowered Indian periwinkle, cape periwinkle, old maid (Anh); pervenche de Madagascar, pervenche malgache, pervenche- tropicale (Pháp).

Họ: Trúc đào (Apocynaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 40 - 60cm, phân nhiều cành. Thân mọc thẳng, hình trụ, nhẵn, lúc non màu xanh lục nhạt, sau chuyển màu đỏ hồng. Lá mọc đối, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 4-6cm, rộng 2-3cm, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt.

Hoa màu hồng hoặc trắng (hiếm hơn), mọc riêng lẻ ở kẽ lá gần ngọn; đài 5 thuỳ, hình ống ngắn; tràng có 5 cánh hợp, ống tràng hẹp phình ra ở dưới các cánh hoa; nhị 5 đính vào họng của ống tràng, chỉ nhị rất ngắn; bầu gồm hai lá noãn dính nhau ở vòi.

Quả gồm 2 đại dài 2,5-3cm, mọc thẳng hơi choãi ra; hạt nhỏ, hình trứng, màu nâu nhạt hoặc nâu đen.

Mùa hoa quả : tháng 4-5 và tháng 9-10.

Dừa cạn và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Catharanthus G.Don có nguồn gốc ở Madagasca với 8 loài, trừ loài c. pusillus (Murr.) G. Don có thể tìm thấy rải rác ở Ấn Độ và Srilanca. Từ Madagasca, loài dừa cạn được di nhập sang nhiều nước nhiệt đới Nam Á cũng như Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và đảo Hải Nam Trung Quốc. Vào khoảng giữa thế kỷ 18, dừa cạn được trồng ở Paris, sau đó có mặt ở nhiều vườn thực vật khác ở châu Âu. Ở Việt Nam, dừa cạn mọc tự nhiên khá nhiều ở vùng bãi cát ven biển từ Hải Phòng đến Kiên Giang. Nơi tập trung nhiều nhất thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà.

Ngoài ra, còn có ở Côn Đảo và Phú Quốc. Môi trường ven biển cũng là nơi mọc tập trung của dừa cạn ở Madagasca, Srilanca, Ấn Độ, Philippin, Malaysia, Thái Lan. Ở nguyên quán, cây còn mọc cả ở những vùng đồi, savan cây bụi trên đất pha cát hoặc sỏi đá, độ cao tới 1500m. Dừa cạn là loại cây ưa sáng , ưa ẩm và có khả năng chịu được hạn. Trong điều kiện trồng trọt (ở Hà Nội - vưòn hoa, nông trường Đồng Giao - Ninh Bình, (1972) và ở Tuy Hoà hiện nay), cây sinh trường phát triển mạnh, khối lượng chất xanh thu được có thể cao gấp đôi cây mọc tư nhiên. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Cây mọc từ hạt trong tự nhiên vào khoảng 40%. Nếu được xử lý có thể tăng lên 90% (II. Sutarno & Rudjiman, 1999 PROSEA, 12(1) - Medicinal and Poisonuos Planp 190). Cây trồng từ hạt ra hoa quả sau 4-5 tháng. Trong thời kỳ sinh trưởng mạnh, nếu bị cắt, cây tái sinh cây chồi khoẻ.

Nguồn dừa cạn mọc tự nhiên ở Việt Nam tương đối dồi dào. Trước năm 1975, miền Bắc đã từng xuất khẩu sang Đông Âu 1-3 tấn/năm. Những năm gần đây, lượng xuất khẩu sang Pháp (khoảng trên 10 tấn/năm) thường xuyên hơn, nhưng chủ yếu là từ cây trồng tại tỉnh Phú Yên.

Cách trồng

Dừa cạn được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh và làm thuốc. Vào những năm 70, Viện Dược liệu đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật trổng dừa cạn trên quy mô sản xuất.

Cây được nhân giống bằng hạt. Mỗi hecta cần gieo 500-700g hạt trong vườn ươm. Thời vụ gieo hạt vào tháng 9-10 hoặc tháng 1-2. Gieo vào tháng 11-12, hạt nảy mầm chậm vì rét, gieo vào tháng 3-4, thời gian thích hợp cho cây sinh trưởng bị rút ngắn. Cần ngâm hạt 3-4 giờ, vớt ra để ráo rồi gieo lên luống vườn ươm đã được chuẩn bị kỹ. Sau đó phủ rơm, rạ rồi tưới nước. Sau khoảng một tuần, hạt mọc, cần dỡ bỏ rơm rạ. Khi cây có 3-4 đôi lá thật (khoảng 40-45 ngày sau khi gieo) đánh đi trồng. Có thể gieo thẳng nhưng cách này tốn công chăm sóc hơn.

Dừa cạn ưa đất cát pha, đất phù sa, hơi chịu hạn nhưng kém chịu úng. Đất cần làm kỹ, lên luống cao 20cm, mặt luống rộng 50-60cm. Dùng 10-15 tấn phân chuồng hoai mục và 120-150kg supe lân đổ bón lót. Trồng với khoảng cách 30x30cm. Sau khi trồng, cần tưới ngay để cây nhanh bén rễ. Tưới thúc cho mỗi hecta 100-120kg urê, tưới 2 lần, cách nhau 1 tháng. Mặc dù cây chịu được hạn nhưng cũng phải giữ đủ ẩm thường xuyên. Chú ý tháo nước nhanh khi gặp mưa lớn. Khi mới trồng, cây thường bị sâu xám phá hoại. Cây trong vườn ươm có thể bị Phytophthora làm cho chết hàng loạt. Cần tỉa bớt cho đất thoáng và phun phòng bằng Bordeaux.

Sau trồng 3-4 tháng, cây cho thu hoạch. Cành mang lá dài 10-15cm được cắt về phơi hay sấy khô. Ở đất thoát nước và chăm bón tốt có thể thu hoạch nhiều lứa. Trung bình, 1 ha thu dược 1-1,2 tấn lá khô mỗi lứa. Còn thu rễ để chiết ajmalicin.

Bộ phận dùng

Lá dừa cạn được phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30-50° đến khô. Lá chiếm 20-25% so vói toàn cây. Lá phải chứa ít nhất 0,7% alcaloid toàn phần.

Rễ chiếm 14,5% so với toàn cây.

Thành phần hoá học

Dừa cạn chứa khoảng 70 alcaloid. G. H. Svoboda và cộng sự (1991) đã phân loại thành nhiều nhóm hoá học:

1. Alcaloid dưới dạng monomer :

- Alcaloid thuộc nhân indol : alstonin (vỏ rễ), amorosin (rễ), catharantin (lá, rễ), cathidin (rễ), cavincidin (rễ), cavincin (lá, rễ), dihydrositsiricin (lá, rễ), isositsirikin (lá, rễ), sisirikin (lá, rễ), vinaspin (lá).

- Alcaloiđ thuộc nhóm 2 - acyl indol : perividin (lá), perivin (lá, rễ), perosin (lá, rễ), reserpin, ajmalicin (rễ), tetrahydroalstonin, serpentin (rễ), akuamin.

- Alcaloiđ thuộc nhóm oxindol: mitraphylin (lá, rễ).

- Alcaloid thuộc nhóm a-methylen indolin: akuamicin (rễ), lochnericin (lá), lochneridin (lá), lochnerinin (lá), lochnerivin (rễ), lochrovicin (lá), lochrovidin (lá), lochrovin (lá).

- Alcaloid ihuộc nhóm dihydroindol : catharosin (lá) deacetylvindolin (lá), maandrosin (rễ), vincolidin (lá), vincolin (lá), vindolin (lá), vindolinin (lá), vindorosin (lá).

- Các alcaloid khác : amocalin (rễ), pericalin (rễ), perimivin (lá), virosin (rễ).

2. Alcaloid dưới dạng dimer: Có 2 nhóm nhỏ là dimer indol - indolin và dimer khác.

- Alcaloid thuộc nhóm nhỏ dimer indol - indolin : carosin (lá), catharicin (lá), catharin (lá), desacetyl - vincaleucoblustin (lá), isoleurosin (lá), leurocristin (lá, rễ), leurosiđin (lá, rễ), leurosin (lá, rễ), leurosivin (rễ), neoleurocristiii (lá), neoleurosidin (lá), pleurosin (lá), rovidin (lá), vinaphamin (lá), vincaleucoblastin (lá, rễ), vincathicin (lá).

- Alcaloid thuộc nhóm nhỏ đimer khác : carosidin (lá, rễ), vincamicin (lá), vindolidin (lá), vincarodiii (lá), vindolicin (lá), vinosidin (rễ), vinsedicin (hạt), vinsedin (hạt).

Các alcaloid chính là vinblastin, vincristin và ajmalicin.

Vinblastin (vincaleucoblastin) là tinh thể hình kim (kết tinh từ methanol) điểm chảy 211-216°, la|D26 + 42° (cloroform), uv max. (ethanol) 214, 259nm (loge 4,73, 4,21). Không tan trong nước, ether dầu hoả, tan trong alcol aceton, ethyl acetat, cloroform. Vincristin (leurocristin) : tinh thể hình phiến, điểm chảy : 218-220°, |a|D25 + 17°, [a]D25 6,2° (ethylen clorid), uv max (ethanol) : 220, 255, 296nm (log e 4,65, 4,21,4,18).

Ajmalicin (tetrahvdroserpentin, raubasin) : tinh thể, điểm phân huỷ 257°, I cx ID20 - 60 (C : 0,5 trong cloroform) I a Ị D20 - 45° (C: 0,5 trong pyridin) I a 1D20 - 39° (C : 0,25 trong methanol), UVmax (methanol) 227, 292nm (log 8 4,61, 3,79).

Alcaloid toàn phần có ở lá dừa cạn với hàm lượng 0,37 - 1,15%, thân 0,46%, rễ chính 0,7-2,4%, rễ phụ 0,9-3,7%, hoa 0,14-0,84%, vỏ quả 1,14%, hạt 0,18%. Vinblastin có ở lá với hàm lượng 0,013 - 0,063%, ở bộ phận trên mặt đất 0,0015%, ở rễ 0,23%. Nếu cây bị bệnh asteryellow-virus, thì không có vinblastin. Vincristin có với hàm lượng thấp hơn : 0,0003- 0,0015%.

Lá cây dừa cạn thu thập ở nhiều địa phương khác nhau chứa 0,7-1,2% alcaloid toàn phần, cao nhất ở Phú Yên (1,21-1,62%). Vinblastin có với hàm lượng 1,6-2 phần vạn ở lá. Thời gian thu hái nguyên liệu tốt nhất để cây có hàm lượng hoạt chất cao là vào cuối tháng 8 đến giữa tháng 9 dương lịch. Theo Lê Thị Tuyết Anh và cộng sự, hàm lượng alcaloid toàn phần ở lá cây dừa cạn thu thập hoang dại ở Phú Yên đạt cao nhất là 0,892 - 0,982% ở lá va 1^38-1,445% ở rễ vào mùa khô.

Ngoài 2 alcaloid chính là vinblastin và vincristin được chiết xuất, nhiều tác giả đã bán tổng hợp được vinblastin từ catharanthin và vindolin có ở dừa cạn và vincristin (có với hàm lượng thấp) từ vinblastin (có với hàm lượng cao hơn).

Mai Ngọc Tâm và cs, 1997 đã chứng minh rễ dừa cạn ở vùng Nha Trang chứa ajmalicin 0,18%, serpentin 0,27%, tetrahydroalstonin, tabersonin, lochnericin, catharanthin và akuamin.

Nhiều tác giả khác (Phạm Thanh Kỳ và cs, 1995, Trần Văn Thanh và cs, 1996 và 1999) đã chiết xuất ajmalicin từ rễ dừa cạn.

Trần Văn Thanh và cs, 1996 và 1999 đã chiết xuất alcaloid toàn phần từ rễ, làm giầu ajmalicin bằng phương pháp hydro hoá serpentin, sau đó mới chiết xuất ajmalicin, tạo hiệu suất chiết xuất cao hơn gấp hai lần.

Tác dụng dược lý

Cao lỏng dừa cạn có tác dụng hạ huyết áp, an thần gây ngủ và có độc tính nhẹ. Khi cho chuột cống trắng cái đã thụ tinh uống cao dừa cạn, thấy liều cao không gây tai biến cho chuột mẹ, nhưng có dấu hiệu ngăn cản sự phất triển của thai. Khi cho chuột uống liều trung bình vào ngày 6-13 của thời kỳ thai nghén thì 50% chuột đẻ bình thường, 15% chuột có tử cung không bình thường, 35% còn lại không có dấu hiệu thụ thai.

Cao dừa cạn dùng điều trị bệnh cao huyết áp trên lâm sàng có tác dụng giảm huyết áp trên bệnh nhân rõ rệt, giảm cả về trị số tối đa và tối thiểu. Việc điều trị đơn giản, dễ áp dụng, không thấy biến chứng ngộ độc.

Trong nghiên cứu ảnh hưởng của vinblastin chiết từ dừa cạn ở Việt Nam lên bộ nhiễm sắc thể của tế bào tuỷ xương chuột nhắt thấy có tác dụng gây sai lạc nhiễm sắc thể về số lượng, chủ yếu gây nên những tế bào da bội thể (tứ bội), gây sai lạc về cấu trúc nhiễm sắc thể, đi đến tiêu nhiễm sắc thể và gây ức chế sư gián phân của tế bào.

Người ta đã nghiên cứu và phát hiện tác dụng giảm bạch cầu và chống ung thư của alcaloid dừa cạn và thông báo các kết quả nghiên cứu hai alcaloid vinblastin và vincristin của cây về các mặt : độc tính trên chuột nhắt và chuột cống trắng, tác dụng chống ung thư trên các mô hình thực nghiệm, đặc biệt tác dụng chống bệnh bạch cầu, những kết quả ứng dụng điều trị ung thư trên lâm sàng, cơ chế tác dụng và sự chuyển hoá của hai alcaloid này. Vinblastin và vincristin có tác dụng chống ung thư do cơ chế kết hợp với protein tubulin và ngăn cản sự kết tập của những vi cấu trúc hình ống có ở trong chất cơ bản của bào tương của nhiều tế bào di động, tăng lên về số lượng trong thời kỳ gián phân của tế bào và được tìm thấy trong thời kỳ gián phân. Tác dụng này phá vỡ những quá trình tế bào khác nhau và làm ngừng sự gián phân ở pha giữa. Vinblastin có tác dụng chống ung thư còn do tác động đối với chuyển hoá của glutamat và aspartat, và vincristin còn do ngăn cản sự tổng hợp RNA và các protein. Vinblasin có tác dụng ức chế miễn dịch, nhưng không được sử dụng với mục đích này. Phổ kháng ung thư và độc tính khác nhau nhiều giữa vinblastin và vincristin. Trong số 8 loài cây trong đó có dừa cạn của Ai Cập được nghiên cứu sàng lọc để tìm hoạt tính chống ung thư, thì cao chiết dừa cạn có hoạt tính chống ung thư mạnh nhất đối với các tế bào ung thư biểu mô cổ trướng Ehrlich. Cao dừa cạn còn có tác dụng làm tăng nồng độ các phosphat acid và kiềm trong tinh hoàn và tuyến tiền liệt của chuột cống trắng. Điều này chứng tỏ cao dừa cạn đã làm biên đổi chức năng chuyển hoá và hoạt tính của men phosphatase ở các cơ quan này của chuột. Vinblastin có tác dụng ức chế hoạt tính của các men disacharidose, không phụ thuộc vào cách cho thuốc. Độc tính về thần kinh trên mèo của hai alcaloid dừa cạn là vindesin và vincristin đã được nghiên cứu so sánh và thấy độc tính về thần kinh của vindesin thấp hơn so với vincristin.

Những cao chiết của lá, hoa và rễ dừa cạn có tác dụng ức chế mạnh hoạt tính men protease của cả hai chủng T5 và T12 của nấm da Trichophyton rubrum. Tác dụng ức chế hoàn toàn có ý nghĩa ở những nồng độ cao. Ở những nồng độ thấp, hoặc không ức chế, hoặc tác dụng kích thích trên protease, cao chiết từ lá dừa cạn có tác dụng mạnh nhất, tiếp theo là cao chiết từ hoa và từ rễ.

Cơ chế y sinh học của tác dụng kháng nấm của cao dừa cạn trong đó có sự chuyển hoá hô hấp của nấm bao gồm sự tiêu thụ oxy, các con đường chuyển hóa, hoạt tính các men dehydrogenase toàn phần và cytochrom oxydase được khảo sát. Cao chiết từ lá có tác dụng ức chế hô hấp của hệ sợi nấm của cả hai chủng T.rubrum. Tác dụng kháng hô hấp này đươc tăng lên cùng với sự tăng nồng độ cao lá. Cao lá được chứng minh là có tác dụng ức chế hoạt tính của men dehydrogenase của cả hai chủng T.rubrum, không thấy có tác dụng ức chế hoạt tính men cytochrom oxydase. Vincristin và vindesin ít thấy biểu hiện một tác dụng trực tiếp nào trên sự tổng hợp ADN qua giai đoạn s.

Tính đặc hiệu của tác dụng điều trị của các alcaloid dừa cạn đã được nghiên cứu trên những mô hình thí nghiệm cho phép quan sát chi tiết về sự khác nhau đối với những mô ung thư và không ung thư về các mặt : gắn, tích trữ và chuyển hoá của các alcaloid dừa cạn. Ở mô ung thư, vincristin gắn một cách chặt chẽ, trong khi vinblastin không gắn. Ở mô không ung thư, sự tích trữ của cả hai chất đều ít. Cơ chế tích trữ khác nhau giữa các alcaloid dừa cạn và giữa các mô ung thư và không ung thư đã được nghiên cứu. Những kết quả đưa đến giả thuyết rằng guanosin - 5- triphosphat có liên quan đến sự tạo thành và tính bền vững của những phức hợp vinca-tubulin ở bào tương các tế bào. Tubulin là phân-đơn vị (subunit) protein của siêu cấu trúc hình ống là mục tiêu cho những chất chống gián phân như : colchicin, các alcaloid dừa cạn (vincristin và vinblastin). Được động học lâm sàng của alcaloiđ dừa cạn vindesin và navelbin đã được nghiên cứu. Navelbin là một alcaloid bán tổng hợp mới, hiện đang trong giai đoạn thử lâm sàng. Việc điều trị kéo dài với vindesin và navelbin cho thấy có mối quan hệ phụ thuộc vào thời gian và liều lượng, và được động học của cả hai alcaloid đã có sự thay đổi quan trọng, giữa các cá nhân bệnh nhân. Sự thải trừ do thận của vindesin và navelbin tương đối thấp (từ 5 - 12% tổng liều), điều này gợi ý vai trò quan trọng của gan đối với sự thải trừ nhanh chóng hai alcaloid này.

Tính vị, công năng

Dừa cạn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, hạ huyết áp, giải độc.

Công dụng

Dừa cạn được dùng để thông tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ và ít, kinh bế, huyết áp cao. Có nơi dùng làm thuốc đắng, chát, ra mồ hôi. Chữa tiêu hoá kém và lỵ (cấp và mạn tính). Có thể dùng toàn cây hoặc rễ, rễ được dùng nhiều hơn. Ngày dùng 8-20g, dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên nén từ cao khô.Vinblastin từ lá dừa cạn ở Việt Nam đã được chiết xuất dùng chữa bệnh bạch cầu.

Công dụng của một số alcaloid chính chiết xuất từ cây dừa cạn như sau :

1. Vinblastin Sulfat:

Là thành phần của một phối hợp ba thuốc, là thuốc lựa chọn thứ nhất để điều trị ung thư biểu mô tinh hoàn. Nó là một thành phần của những phối hợp thuốc là những thuốc lựa chọn thứ hai để điều trị bệnh Hodgkin, ung thư rau, ung thư biểu mô tế bào có vảy ở đầu và cổ, ung thư biểu mô tế bào thận. Nó là một trong những thuốc lựa chọn thứ ba để điều trị u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, ung thư cổ và ung thư dạng nấm da. Nó cũng được dùng chữa bệnh sacôm limphô, sacôm bạch huyết bào, bệnh đa sacôm chảy máu Kaposi, bệnh sacôm tế bào lưới. Không có sự kháng chéo giữa vinblastin và các loại thuốc chống ung thư khác.

Các tác dụng như buồn nôn, nôn, nhức đầu và dị cảm xảy ra sau khoảng 4-6 giờ và kéo dài trong 2-10 giờ. Các hiện tượng tiêu chảy, táo bón, tắc ruột, liệt, chán ăn, viêm miệng cũng có thể xảy ra và thường báo trước những tác dụng độc về thần kinh như nhức đầu nặng, khó chịu, trầm cảm, dị cảm và mất những phản xạ gân sâu. Độc tính thần kinh xảy ra trong 5-20% trường hợp, tuỳ thuộc vào liều. Tổn thương hệ thần kinh trung ương đôi khi có tính lâu dài, khi dùng liều quá cao. Đã xảy ra mù và tử vong. Chứng rụng tóc có tính hồi phục đã xảy ra cho khoảng 30 - 60% người dùng. Sự ức chế nhẹ tuỷ xương với giảm bạch cầu xảy ra ở tỷ lệ cao bệnh nhân, và cần ngừng dùng thuốc. Những tiểu cầu ít bị ảnh hưởng, ít bị xảy ra thiếu máu. Cần đếm số lượng huyết cầu hàng tuần.

Thuốc có tác dụng độc hại tại chỗ. Cần tránh sự tràn thuốc ra ngoài, vì có thể gây viêm tĩnh mạch ở nơi tiêm. Có thể xảy ra sự tiết bất thường chất nội tiết tố kháng tiết niệu. Thuốc có tác dụng gây quái thai trên động vật, do đó, không được dùng ở 3 tháng thứ nhất vào thời kỳ thai nghén.

Liều dùng : Người lớn tiêm tĩnh mạch. Ngày đầu tiêm 0,lmg/kg, 7 ngày sau và mỗi tuần sau đó, liều thuốc được tăng mỗi lần 0,05mg/kg, cho tới khi số lượng bạch cầu giảm xuống tới 3.000 bạch Cầu/mm3, ung thư thuyên giảm, hoặc tới khi đạt một liều tối đa 0,5mg/kg (bình thường liều cuối cùng là 0,15- 0,2mg/kg). Sau đó, liều lượng được duy trì ở mức giảm bớt trị số gia tăng so với liều cuối cùng, và được tiêm ở những khoảng cách từ 1-2 tuần lễ. Một số chuyên gia dùng một liều duy trì l0mg, 1-2 lần trong một tháng.

Đối vối trẻ em, tiêm tĩnh mạch 0,l-0,2mg/kg, một lần trong một tuần.

2. Vincristin sulfat:

Là một thuốc chống ung thư được dùng rộng rãi nhất. Nó đặc biệt có ích đối với các bệnh ung thư máu. Nó là thuốc được ưa dùng để gây thuyên giảm bệnh bạch cầu lymphô bào cấp. Nó là thành phần của một phối hợp thuốc có giá trị đối với bệnh bạch cầu tuỷ sinh, dùng riêng hoặc là một thành phần của phối hợp MVPP (meclorethamin, vincristin, procarbazin, prednison), là thuốc lựa chọn thứ nhất cho bệnh Hodgkin. Nó được đưa vào nhiều phối hợp thuốc có giá trị lựa chọn thứ nhất cho u lymphô bào không-Hodgkin. Nó cũng là một thành phần của những phối hợp thuốc lựa chọn hàng đầu cho ung thư biểu mô phổi, khối u Vilm, bệnh bạch cầu tuỷ bào mạn (giai đoạn cấp tính), u nguyên tuỷ bào, ung thư biểu mô phổi, sacôm mô mềm, sacôm Ewing và sacôm cơ vân của phổi. Những phối hợp thuốc chứa vincristin là những thuốc lựa chọn hàng thứ hai cho ung thư biểu mô vú, u nguyên bào thần kinh và bệnh bạch cầu lymphô bào mạn. Vincristin cũng đôi khi được dùng trong điều trị ung thư vú, đa u tuỷ, ung thư cổ tử cung và u não nguyên phát. Một số chuyên gia ưa dùng vincristin chỉ để làm bệnh thuyên giảm và không dùng để duy trì, vì việc dùng kéo dài gây độc tính thần kinh. Sự kháng chéo với các thuốc khác không xảy ra, ngay cà với vinblastin.

Vincrisin khác với hầu hết các thuốc chống ung thư ở chỗ sự ức chế tuỷ xương không xảy ra thường xuyên, do đó, nó được dùng trong các phối hợp thuốc, Tuy vậy, có giảm bạch cầu, và phải đếm số lượng bạch cầu trước mỗi liều. Việc sử dụng thường bị hạn chế bởi tác dụng độc về thần kinh. Những tác dụng phụ thường bắt đầu với buồn nôn, nôn, táo bón, co cứng cơ bụng và sút cân, và phục hồi nhanh. Thuốc có thể gây những phản ứng chậm phục hồi, như rụng tóc và bệnh thần kinh ngoại biên. Những tai biến nặng về thần kinh có thể xảy ra như mất những phản xạ gân sâu, viêm đau thần kinh, tê các chi, nhức đầu, mất điều hoà. Những khuyết tật thị giác, liệt nhẹ hoặc bại liệt và teo một số cơ duỗi có thể xảy ra chậm, liệt những dây thần kinh sọ, 2, 3, 6 và 7 có thể xảy ra. Các tai biến thần kinh có thể kéo đài trong nhiều tháng.

Tăng huyết áp nặng, tình trạng kích động hoặc trầm cảm cũng có thể xảy ra nhất thời. Thuốc gây độc tại chỗ, cần tránh sự tràn ra ngoài. Tốt nhất nên cho thuốc bằng phương pháp tiêm truyền tĩnh mạch. Vincristin được nhanh chóng thải trừ khỏi máu, 70% thuốc được thải trong mật. Trong bệnh vàng da tắc mật, độc tính thuốc lớn hơn và cần giảm liều. Khoảng 12% thuốc được thải trừ trong nước tiểu. Vincristin không vào trong não, đo đó không dùng cho bệnh bạch cầu hệ thần kinh trung ương.

Liều dùng: Tiêm tĩnh mạch mỗi tuần một lần trong bệnh bạch cầu lymphô cấp tính của trẻ con dưới 12 tuổi, bắt đầu 0,03-0,075 mg/kg cho trẻ em 10 tuổi, và 0,05-0,15mg/kg cho trẻ em 1 tuổi, một liều trong tuần đầu, tiếp theo bởi những trị số gia tăng hàng tuần 0,025mg/kg cho tới một liều tối đa 0,15mg/kg. Sau đó dùng một thuốc khác để duy trì. Ở những bệnh nhân 12-20 tuổi, tiêm tĩnh mạch l,5-4,5mg/m2 diện tích bề mặt cơ thể, một lần trong mỗi tuần, cùng với prednison (uống 40mg/m2, một lần trong mỗi ngày), cho tới khi đạt sự thuyên giảm bệnh. Dùng những thuốc khác để duy trì.

Người lớn: 0,025-0,075mg/kg, mỗi tuần một lần, tuỳ theo những tác dụng độc và hiệu quả điều trị mà điều chỉnh liều khi cần thiết.

3. Vindesin sulfat:

Là dẫn chất bán tổng hợp của alcaloid dừa cạn, vindesin là một thuốc nghiên cứu, phối hợp những tính chất điều trị và độc của vincristin và vinblastin, hiệu lực điều trị có nhiều hứa hẹn. Nó có tác dụng đối với bệnh bạch cầu lymphô cấp, cơn nguyên bào (blast crisis) của bệnh bạch cầu tuỷ bào mạn, u thần kinh đệm ác tính, u hắc sắc tố, u lymphồ bào Hodgkin và không-Hodgkin, ung thư biểu mô đại tràng, trực tràng, vú và thực quản. Phối hợp với cisplatin, nó đặc biệt công hiệu đối với ung thư biểu mô phổi, nếu dùng quá liều sẽ có các triệu chóng độc biểu hiện : đôi khi buồn nôn và nôn, ức chế tuỷ (đặc biệt giảm bạch cầu), rụng tóc, táo bón, tắc ruột, đau cơ, dị cảm, suy nhược, đôi khi run và sốt, viêm tĩnh mạch, và một số hiện tượng ít xảy ra hơn : lú lẫn vê tâm thần, mệt lả. Vindesin hấp thu rất ít khi uống.

Liều dùng: Tiêm tĩnh mạch, 3-4mg/m2 diện tích bề mặt cơ thể, một lần trong mỗi tuần, để gây thuyên giảm bệnh, rồi sau đó tiêm một lần trong 2 tuần lễ để duy trì. Hoặc tiêm l,2-2mg/m2 diện tích bề mặt cơ thể trong những tuần tiếp theo, sau đó lại tiêm như trên.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC