Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Dưa Chuột

14:04 18/04/2017

Cucumis sativus L.

Tên khác: Dưa leo, hồ qua. 

Tên nước ngoài: Common cucumber (Anh), concombre (Pháp). 

Họ: Bí (Cucurbitaceae). 

Mô tả

Dây leo, sống hàng năm, mọc bò hoặc leo, có tua cuốn mảnh. Thân hình trụ, có lông dày. Lá mọc so le, thuôn dài, xẻ thuỳ 3-5 không đều, gốc hình tim, đầu tù, mép khía răng, thuỳ tận cùng nhọn ầu, hai mặt đều có lông mềm; cuống lá dài 5-10cm.

Hoa đơn tính, cùng gốc, màu vàng; hoa đực thường mọc tụ tập, lá dài thuôn dài, nhị rời đính ở ống tràng, chỉ nhị rất ngắn; hoa cái mọc riêng lẻ, đài hình chuông, bầu thuôn, nhiều lá noãn. Quả thịt, hình trụ dài, có nhiều u lồi; hạt nhiều, hình bầu dục dẹt, màu trắng.

Mùa hoa : tháng 2-3; mùa quả ; tháng 4-6.

Phân bố, sinh thái

Chi Cucumis L. gồm một số loài, mọc hoang dại tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới châu Phi.

Dưa chuột vốn là loài đặc hữu ở vùng đồi cận Himalaya, được đưa vào trồng ở Ấn Độ cách đây khoảng 3000 năm. Nó cũng được biết đến từ thời Ai Cập và La Mã cổ đại. Đến thế kỷ thứ 6, được trồng ở Trung Quốc. Hiện nay, dưa chuột đã trở thành loại cây trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Chưa rõ cây được đưa vào trồng ở Việt Nam từ bao giờ và nguồn gốc từ đâu.

Loài dưa chuột được trồng hiện nay trên thế giới gồm nhiều giống khác nhau. Đó là kết quả của quá trình chọn lọc và lai tạo giữa các giống với nhau, hoặc với loài mọc hoang dại ở vùng Hvmalaya là c. harclvvickii Royle. Sự phân biệt giữa các giống thường căn cứ vào hình dạng, kích thước, màu sắc và độ dày của thịt quả. Ở Việt Nam, hiện nay có ít nhất 3-4 giống được trồng phổ biến ở vùng đồng bằng và miền núi. Riêng ở vùng núi phía bắc độ cao từ l000m- 1600m, đồng bào các dân tộc ít người vẫn trồng một giống dưa chuột quả to, màu trắng, có năng suất rất cao. Dưa chuột là cây ưa ẩm, ưa sáng và ưa đất có nhiều mùn. Biên độ sinh thái của cây rộng, tuỳ thuộc vào các giống được trồng ở các địa phương khác nhau. Cây trồng từ hạt sau 40-45 ngày bắt đầu có hoa. Lượng hoa đực thường nhiều gấp 2-3 lần số hoa cái. Côn trùng là tác nhân thụ phấn chủ yếu. Ngoài ra, giá thể leo cây cũng là một nhân tố quyết định tới mức độ sinh trưởng và năng suất quả của cây.

Dưa chuột được trồng trên thế giới, với diện tích khoảng 850.000 ha, tổng sản lượng là 12,5 triệu tấn quả vào năm 1987. Trong đó, nhiều nhất ở Trung Quốc, sau đến các nước trong vùng Nam Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Cách trồng

Dưa chuột được trồng phổ biến ở nhiều nơi, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trung du Bắc Bộ và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Cây được nhân giống bằng hạt. Ruộng để giống phải cách ly với các giống khác ít nhất 2km. Sau khi thu lứa đầu, chọn 3-4 quả lứa thứ hai ở giữa thân để làm giống, ngắt bỏ hết những hoa cái khác để tập trung dinh dưỡng nuôi quả giống. Các giống lai F1 không để giống được tại chỗ mà phải nhập hạt.

Quả giống 25-30 ngày tuổi được hái về để chín tiếp 4-5 ngày. Sau đó bổ dọc quả, cạo lấy hạt ngâm vào nước trong chậu nhựa một ngày đêm, đãi kỹ, phơi khô trong nắng nhẹ. Hạt bảo quản trong lọ kín có thể để được 3-4 năm. Hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ 13°c nhưng thích hợp nhất là 25-30°C.

Hạt thường gieo thẳng và có thể gieo nhiều vụ trong năm, trong đó vụ chính gieo vào cuối tháng 1 đầu tháng 2. Nếu nhiệt độ thấp dưới 15°c, cần ủ mầm cho hạt nứt nanh rồi mới gieo.

Đất trồng dưa chuột cần chọn đất thịt nhẹ, cát pha, píl 5,5-6,5, nhiều nắng. Đất sau khi cày bừa kỹ, để ải, cần lên thành luống cao 25-30cm, rộng l,2m, rồi bổ 2 hàng hốc cách nhau 60cm, mỗi hốc cách nhau 40cm.

Dưa chuột không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại rất mẫn cảm với hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Cây cần nhiều kali nhất rồi đến đạm và lân. Phân hữu cơ, nhất là phân chuồng, có tác dụng đặc biệt quan trọng đối với năng suất. Mỗi hecta dưa chuột trung bình cần bón 20 tấn phân chuồng hoai, 150kg urê, 200kg supe lân và 220kg kali sulfat. Nếu đất chua, pH dưới 5,0, còn cần thêm 0,8 tấn vôi bột.

Toàn bộ phân chuồng, phân lân, vôi bột (nếu có) và một nửa lượng đạm và kali dùng bón lót. Phân bón lót được đảo đều với đất theo hốc.

Hạt được gieo sâu 1-1,5cm, mỗi hốc gieo 3 hạt (lha cần l,3kg hạt, hạt lai F1 có thể gieo lkg/ha), phủ một lớp đất mịn sau dó phủ trấu hoặc mùn rồi tưới ẩm. Sau khi mọc, mỗi hốc giữ lại 2 cây, các giống lai chỉ giữ lại 1 cây.

Khi cây có 4-5 lá thật, bắt đầu ra tua cuốn thì xới xáo, vun gốc kết hợp bón lót 1/2 lượng đạm và kali còn lại. Sau đó tiến hành làm giàn cho cây leo. Giàn dưa chuột tốt nhất là dùng cây sặt cắm theo hình chữ nhân, dùng dây đay, dây chuối buộc hướng dẫn cho ngọn dưa leo lên giàn.

Sau khi thu lứa quả đầu, bón thúc nốt số đạm và lân còn lại. Sau mỗi lần thu quả tiếp theo, nên dùng nước phân pha loãng để tưới cho cây sẽ kéo dài được thòi gian cho quả.

Dưa chuột thường xuyên yêu cầu độ ẩm rất cao (độ ẩm đất thích hợp là 85-95%, độ ẩm không khí 90- 95%). Khi trời ít mưa, có thể áp dụng phương pháp tưới ngấm qua rãnh, sau đó 3-4 giờ tháo kiệt nước, không để ngập nước quá lâu.

Dưa chuột có thể bị các bệnh sương mai, phân trắng gây hại. Cần chữa trị kịp thời bằng các thuốc đặc hiệu.

Ở điều kiện thích hợp, chỉ 26 ngày sau khi gieo dưa chuột đã ra hoa cái và bắt đầu đậu quả. Quả dưa chuột cần thu hái lúc 7-10 ngày tuổi. Nếu để quá lứa sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa, đậu quả của lứa tiếp theo. Năng suất quả tuỳ thuộc nhiều vào giống và trình độ thâm canh. Các giống nội địa thường đạt 15-20 tấn/ha, các giống lai F1 nhập ngoại đạt tới 30-35 tấn/ha nhưng dễ bị bệnh.

Bộ phận dùng

Quả, lá.

Thành phần hóa học

Quả dưa chuột chín có 85% phần ăn được. 100g phần này chứa nước 96g, protein 0,6g, mỡ 0,lg, carbohydrat 2,2g, Ca 12mg, Fe 0,3mg, Mg 15mg, p 24mg, vitamin A 45 đơn vị quốc tế, vitamin B1 0, 03mg, vitamin B2 0,02mg, niacin 0,3mg, vitamin c 12mg. Nhân hạt chứa khoảng 42% dầu béo và 42% protein.

Hạt còn chứa một saponin và một alcaloid hơi độc là hypoxanthin.

Dưa chuột còn có cucurbitacin.

Tính vị, công năng

Quả dưa chuột có vị ngọt, tính lạnh, hơi có độc, không nên dùng nhiều, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu tiện, tiêu phù. Lá dưa chuột vị đắng, tính bình, hơi có độc, có tác dụng gây nôn.

Công dụng

Dưa chuột là món ăn mát và giải nhiệt được dùng trong những trường hợp sau :

Chữa phù thũng, bụng trướng, tay chân phù: Lấy một quả dưa chuột to bổ ra, để cả hạt, nấu với giấm cho đến chín nửa chừng, ăn vào lúc sáng sớm khi bụng đói, ăn hết cả cái lẫn nước.

Chữa hội chứng lỵ ở trẻ em : Dưa chuột 10 quả non, nấu với mật, cho ăn dần trong vài ngày.

Chữa mèo cào, sưng đau: Rễ dưa chuột giã nhỏ đắp.

Chữa ngộ độc: Lá dưa chuột giã nhỏ, vắt lấy nước cốt uống sẽ gây nôn.

Chữa những vết nhăn, da xù xi, mẩn đỏ, vết tàn nhang : cắt quả dưa chuột thành từng lát mỏng đắp lên da mặt, nếu sát vào môi lại trị nẻ môi.

Kiêng kỵ : Ăn nhiều dưa chuột thì sinh đái luôn, vãi đái và có thể dẫn đến liệt dương. Người da lạnh và thận hư không ăn dưa chuột.

Ở Ấn Độ, hạt dưa chuột được coi là chất làm mát, bổ và lợi tiểu. Nhân hạt ăn được và được dùng trong sản xuất bánh kẹo. Hạt dưa chuột tán nhỏ, trộn với nước sắc vỏ cây Terminalia arjuna, được uống cùng với ít muối để trị chứng tiểu tiện đau. Một bài thuốc gồm hạt dưa chuột, thân rễ chuối tiêu, thân cây thần thông, măng tre, tro của toàn bộ cây vừng và một số dược liệu khác chữa sỏi niệu và tiểu tiện đau.

Ở Nepal, người ta thường nhai 10-15 hạt dưa chuột già trước bữa ăn sáng trong 3-4 ngày để làm ăn ngon cơm. Ở Indonesia, dịch ép quả dưa chuột chín già trộn với nhục đậu khấu trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Trong y học dân gian Italia, nước sắc hạt dưa chuột dùng uống trị giun sán.

Bài thuốc có dưa chuột

1. Chữa cổ họng sưng đau: Lấy 1 quả dưa chuột già, bỏ hết hạt, thêm măng tiêu (natri Sulfat thiên nhiên tinh chế) vào cho đầy quả, trộn đều, phơi trong râm cho đến khô. Ngậm từng ít một (Y lâm tập yếu).

2. Chữa bỏng lửa chưa phồng da: Ba quả dưa chuột hái vào mùa hè, bỏ vào bình trát kín với một ít rượu. Khi bị bỏng, lấy nước trong bình đựng dưa chuột bôi vào chỗ bỏng.

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC