Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Dương Đào

15:05 18/05/2017

Actinidia indochinensis Merr.

Tên đồng nghĩa: Actinidia callosa Lindl.

Tên khác: Nhĩ hầu đào.

Họ: Dương Đào (Actinidiaceae).

Mô tả

Dây leo. Cành nhẵn, phồng lên ở chỗ lá đã rụng. Lá mọc so le, hình trái xoan mũi mác, dài 3-9 cm, rộng 2,5 - 5 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mép lá hơi có răng, lượn sóng ở nửa phía trên, gân phụ song song; cuống lá nhẵn, dài 2 - 3cm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim nhỏ 2-3 hoa hoặc đơn độc; hoa màu trắng hay hồng; lá đài 5, tù, hơi có lông hoặc nhẵn ở hai mặt; cánh hoa 5, rộng; nhị nhiều, màu vàng, bao phấn hình tam giác, khi khô màu nâu nhạt; bầu hình trứng, có lông.

Quả hình trứng, to bằng quả mận, có những chấm trắng nhạt; hạt rất nhiều, dẹt.

Còn có các loài khác như Actinidia coriáceo (Fin. et Gagnep.) Dunn hoặc A. callosa var. coriacea Fin. et Gagnep. và A. latifolia (Gardn. et Champ.) Merr. cũng dược dùng với công dụng tương tự.

Dương đào và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Actinidia Lindl. gồm một số loài phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới hoặc ở núi cao vùng nhiệt đới Bắc bán cầu. Ở Việt Nam, có 3 loài đã được phát hiện là dương đào (Actinidia coriacea (Fin. et Gagnep.) Dunn, mẫu thu ở Bản Khoang, Xéo Mí Tỷ (Sa Pa), dương đào Đông Dương (A. indochinensis Meư.), mẫu thu ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) và dương đào lá rộng (A. latifolia (Gardn. et Champ.) Merr.), mẫu thu được ở Nà Hang (Tuyên Quang), Sa Pa (Lào Cai)...

Nhìn chung, các loài dương đào trên mới chỉ gặp ở các tỉnh miền núi phía bắc và Tây Nguyên, ở độ cao phân bố từ 700 đến 1600 m. Riêng ở khu vực Sa Pa, bao gồm các xã dọc theo sườn đông bắc dãy Hoàng Liên Sơn có thể là nơi tập trung nhiều loài nhất của Việt Nam.

Dương đào là dây leo gỗ, thường xanh hoặc hơi rụng lá vào mùa đông khi quả đã già. Cây ưa khí hậu ẩm mát của vùng á nhiệt đới núi cao, nhiệt độ không khí trung bình từ 14°c (vùng đèo Hoàng Liên Sơn thuộc xã Bản Khoang - Sa Pa) đến khoảng 23°c (ở vùng rừng nguyên sinh thuộc huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh). Cây thường leo lên những cây gỗ nhỡ ở ven rừng, dọc bờ khe suối, nơi tán rừng đã được mở rộng do nhiều cây gỗ lớn đã bị chặt. Dương đào ra hoa quả nhiều hàng năm; do quả có dạng hình cầu nên khi rụng xuống đất dễ bị nước cuốn trôi. Cây có khả nàng tái sinh sau khi bị cắt cành hoặc chặt phá; trồng được bằng hạt.

Bộ phận dùng

Quả và rễ.

Tính vị, công năng

Quả dương đào có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lý khí, sinh tân, nhuận táo, giải nhiệt trừ phiền, thông lâm.

Rễ, vỏ rễ có vị đắng, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, khư phong lợi thấp.

Công dụng

Quả dương đào được dùng chữa tiêu khát (tiểu đường), phiền nhiệt, tiêu hóa kém, chán ăn nôn mửa, hoàng đản, sỏi đường tiết niệu, trĩ, bỏng. Liều dùng: hàng ngày 30 - 60 g, sắc nước uống.

Rễ, vỏ rễ dương đào chữa thấp khớp, viêm gan, kiết lỵ, lao hạch, mụn nhọt, sưng tấy, vết thương. Còn dùng làm thuốc tăng tiết sữa. Ngày dùng 30 - 60g, sắc nước uống. Dùng ngoài giã nát đắp.

Lá và dây dương đào chữa phong thấp, đau xương và viêm gan vàng da. Liều dùng 40 - 80 g/ngày, sắc nước uống.

Ở Trung Quốc quả và rễ dương đào sắc nước hoặc ngâm rượu uống chữa ung thư.

Bài thuốc có dương đào

1. Chữa sỏi đường tiết niệu, trĩ, hoàng đản: Quả dương đào 20g, gạo 50g. Nấu cháo ăn.

2. Chữa ung thư dạ dày: Rễ dương đào 120g, rễ thủy dương mai 90g; rễ xà bồ đào, bính đầu thảo, mỗi vị 30g; bạch mao căn, phượng vĩ thảo, bán biên liên mỗi vị 15g. sắc nước uống.

3. Chữa ung thu vú: Rễ dương đào, rễ dã bồ đào mỗi thứ 30g, bát giác kim bàn, nam tinh mỗi vị 3g. sắc nước uống (Toàn quốc trung thảo dược hội biên - Trung Quốc).

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC