Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Dướng Nhỏ

15:07 06/07/2017

Broussonetia kazinoki Sieb. et Zucc.

Tên đồng nghĩa: Broussonetia sieboldii Blume D. monoica Hance

Tên khác: Dướng leo, dâu dây.

Họ: Dâu tằm (Moraceae). 

Mô tả

       Cây nhỏ dạng bụi, cao 2 - 4m. Cành mềm có lông nhỏ lúc non, sau nhẵn. Lá mọc so le, hình trái xoan - thuôn, dài 3-10 cm, rộng 2-4 cm, gốc khuyết và hình tim, đầu nhọn, mép có răng đều, hai mặt có lông rất mềm, gân chính 5, gân bên rất ngắn, gân phụ thành mạng lưới rõ; cuống lá dài 1 cm có lông; lá kèm hình dải nhọn, dễ rụng.

      Cụm hoa đực mọc thành bông thuôn gần hình cầu, dài 1 - 1,5 cm, rộng 5 - 7 mm, có cuống ngắn, lá bắc hình trái xoan tù, nhẵn, không vượt quá hoa; đài 4 răng hàn liền ở gốc; nhị 4, đối xứng với nhau, bao phấn hình mắt chim. Cụm hoa cái thành hình đầu đơn độc, hình cầu, đường kính 7-10 mm, hoa rất nhiều; lá bắc thành hình khối dài 2 mm, đài có 3 răng ở đầu, nhẵn; bầu gần hình mắt chim, dẹt, hơi sần sùi, đường kính 1 mm.

    Quả phức hình cầu. Mùa hoa: tháng 4-5; mùa quả: thảng 6-7.

Phân bố, sinh thái

       Dướng nhỏ hiện mới ghi nhận về phân bố ở một số tỉnh và thành phố phía Bắc: Sơn La, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Nội, Ninh Bình. Trên thế giới có ở Trung Quốc và Nhật Bản.

       Dướng nhỏ là cây ưa sáng, ưa ẩm và cũng có khả năng hơi chịu hạn. Cây thường mọc lẫn hoặc mọc dựa vào các cây bụi, cây gỗ nhỏ hoặc cỏ cao ở đồi cây bụi, rừng thứ sinh hoặc ở bờ các nương rẫy. Cây ra hoa quả hàng năm. Tái sinh tự nhiên bằng hạt. Quả chín là thức ăn của chim và nhiều loài động vật khác. Cây còn có khả năng tái sinh cây chồi từ phần còn lại sau khi bị chặt phát.

Bộ phận dùng

     Rễ, lá.

Tác dụng dược lý

    1. Tác dụng chống tăng glucose huyết

    Tác dụng của bột vỏ thân của cây dướng nhỏ (BVTDN) trên hàm lượng glucose, insulin, fructosamin và lipid trong huyết thanh, cũng như hoạt tính emzym phản ánh chức năng gan đã được nghiên cứu trên chuột cống trắng đái tháo đường di truyền dòng Otsuka Long - Evans Tokushima và chuột bình thường không đái tháo đường dòng Long - Evans Tokushima Otsuka. Thí nghiệm được tiến hành 4 lô: 2 lô chuột đái tháo đường và 2 lô chuột bình thường. Mỗi loại có 1 lô ăn thức ăn tổng hợp bình thường và 1 lô ăn thức ăn có BVTDN với tỷ lệ 50 g/kg thức ăn tổng hợp, trong 8 tuần. Sau đó lấy máu xét nghiệm và đánh giá.

Kết quá:

  a) Lô chuột đái tháo đường uống nước hàng ngày nhiều hơn lô chuột bình thường (ở 2 lô chuột ăn chế độ ăn không có BVTDN);

  b) Cũng ở 2 lô chuột ăn thức ăn bình thường, nồng độ glucose, fructosamin, lipid tổng số, triglycerid, cholesterol tổng số, lipoprotein tỷ trọng thấp liên kết cholesterol (LDL - c) và hoạt tính của các enzym AST, ALT trong huyết thanh ở lô chuột đái tháo đường cao hơn có ý nghĩa so với lô chuột bình thường;

  c) Ở 2 lô ăn thức ăn có BVTDN, hàm lượng glucose, fructosamin, triglycerid và cholesterol tổng số cũng như hoạt động của ALT ở lô chuột đái tháo đường giảm đi có ý nghĩa, còn ở lô chuột bình thường không giảm mà vẫn giữ ở mức bình thường;

  d) Nồng độ insulin trong huyết thanh cũng tăng có ý nghĩa ở lô chuột đái tháo đường ăn chế độ ăn có BVTDN so với lô chuột đái tháo đường ăn thức ăn binh thường.

Kết luận: Bột vỏ thân dướng nhỏ có tác dụng chống tăng glucose huyết ở lô chuột đái tháo đường và hàm lượng insulin huyết tăng có thể là một yếu tố điều hoà quan trọng nhằm cải thiện glucose huyết trong mô hình thực nghiệm này (Cha, Kim et al., 2008).

2. Tác dụng ức chế glycosidase

      Các glycosidase ở bờ rìa bàn chải ruột có nhiệm vụ thuỷ phân các glycosid thành các đường đơn để cơ thể hấp thu. Ví dụ khi ăn sữa, galactosidase sẽ thuỷ phân thành galactose để cơ thể hấp thu. Khi ăn tinh bột thì glucosidase sẽ thuỷ phân thành glucose để cơ thể hấp thu. Nếu có chât ức chế glycosidase trong ruột, ví dụ ức chế alpha - glucosidase, thì tinh bột ăn vào bị thuỷ phân thành glucose rất ít, glucose vào cơ thể ít, thậm chí một phần lớn không kịp thuỷ phân sẽ theo phân ra ngoài, do đó làm hạ glucose huyết. Trong cành và thân cây dướng nhỏ, đã phân lập được nhiều broussonetin và broussonetinín, vả đã thử trên một số glycosidase. Kết quả cho thấy, các broussonetin A, B, E, G, H, M, N, O, P và Q có tác dụng ức chế beta - glucosidase, beta - galactosidase và beta - mannosidase. Các broussonetin A, B và E còn ức chế cả alpha - glucosidase (nếu dùng sẽ có tác dụng hạ glucose huyết sau khi ăn so với không dùng). Các broussonetinin A và B lại ức chế beta - galactosiđase và alpha - mannosidase (Shibano et al„ 1997; 1998 và 2000).

      3. Tác dụng ức chế sự sản sinh NO trong đại thực bào

        Phân đoạn tan trong ethylacetat của dướng nhỏ ở nồng độ 50 ng/ml ức chế có ý nghĩa (78,2%) sự sản sinh NO trong đại thực bào, khi đại thực bào được lipopolysaccharid hoạt hoá. Kazinoi B được phân lập từ dướng nhỏ đã được xác định là hoạt chất ức chế sự tổng hợp NO với IC50 = 21,6 micromol. NO (nitrogen oxyd) là chất được các đại thực bào hoặc các tế bào nội mô sản sinh ra, có tác dụng giãn mạch (Ryu, Ahn et al., 2003).

     4. Tác dụng ức chế tyrosinase, sự oxy hoá L - DOPA và sự sản xuất melanin

      Trong cơ thể người, hoạt tính cùa enzym tyrosinase, sự oxy hoá L - DOPA và sự sản xuất melanin đóng vai trò quan trọng. Trong mỹ phẩm, các chất ức chế tyrosinase, ức chế oxy lioá L - DOPA và ức chế sự sản xuất melanin sẽ loại bỏ được sắc tố có hiệu quả và an toàn. Trong nghiên cứu này, 101 cao thực vật (chiết bằng nước hoặc methanol) để được sàng lọc ba thông số trên trong tế bào u melanin của chuột nhắt trắng dòng B16.

    Kết quả:

   a) Ở nồng độ 666 ng/ml, có 31 cao (30,7%) cho tác dụng ức chế tyrosinase trên 50% và 11 cao (10,9%) ức chế sự oxy hoá L - DOPA. Đặc biệt là cao lá và thân cây dướng nhỏ và bốn cao khác ức chế cả tyrosinase, cả sự oxy hoá L - DOPA;

   b) Chọn 17 cao có tác dụng ức chế tyrosinase mạnh, thử tác dụng trên sự sản sinh melanin, thấy có tám loại ức chế sự tổng hợp melanin trên 50% ở nồng độ 50 ng/ml (Hwang et ai., 2007). Trong một công trình khác, nghiên cứu tác dụng của một số hợp chất phân lập từ cây dướng nhỏ là kazinol c (1), D(2), F (3), broussonin c (4), kazinol s (5) và kazinol T (6) trên cả hai tác dụng monophenolase và diphenolase của tyrosinase.

Kết quả:

a) Giá trị IC50 của các chất (1), (3), (4) và (5) ức chế monophenolase trong khoảng nồng độ 0,43 - 17,9 micromol;

b) Các chất (1), (3), (4) và (5) cũng ức chế diphenolase có ý nghĩa với IC50 theo thứ tự là 22,8; 1,7; 0,57 và 26,9 micromol;

c) Tất cả bốn chất (1), (3), (4) và (5) ức chế tyrosinase đều là ức chế cạnh tranh trên diphenolase. Chúng liên kết chậm với tâm hoạt động và phục hồi đươc. Hợp chất (4) có tác dụng ức chế mạnh nhất [Back, Ryu et al., 2009).

Tính vị, công năng

     Rễ và lá dướng nhỏ vị nhạt, tính bình: có công năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, giảm đau. Tài liệu Trung Quốc ghi: dướng nhỏ có công năng khư phong, hoạt huyết, lợi niệu [TDTH, 1996, tập 2: 695].

Công dụng

     Rễ và lá dướng nhỏ được dùng chữa viêm gan viêm thanh quản, đau bụng, mỗi lần 10 - 20g sắc uống [Lê Quý Ngưu và cs., 1995: 126]. Dùng ngoài, lấy rễ hoặc lá tươi giã nát, đắp lên để chữa đinh nhọt, sưng tấy, đòn ngã tổn thương. Để chữa rắn độc cắn, lấy lá tươi, giã nát, đắp xung quanh vết cấn hoặc dùng lá ngâm rượu uống và thoa ngoài [Tài liệu mới dẫn].

     Ở Triều Tiên, quả dướng nhỏ được dùng với tác dụng bổ, để chữa bất lực sinh lý và làm tăng thị giác [Perry et al., 1980: 271]. Vỏ cây còn được dùng làm sợi.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC