Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần H

Hương phụ

11:08 03/08/2017

Còn gọi là củ gấu, cỏ gấu, cò cú. Tên khoa học Cyperus rotundas L. Thuộc họ Cói Cyperaccae. VỊ hương phụ là thân rễ - Rhizoma Cyperi - phơi hay sắy khô của cây củ gấu hay cỏ gấu Cyperus rotundus L. Người ta còn dùng củ của cây hải hương phụ Cyperus stoioniferus Reiz mọc nhiều ờ bãi cát gần biển.. Cây cỏ gấu là một lọai cỏ khó tiêu diệt đối với nhà nông, nhưng là một vị thuốc quý nếu biết sử dụng. Các nhà đông y thường truyển nhau câu: “Nam bất (hiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ” có nghĩa là chữa bệnh cho nam giới không thể thiếu được vị trần bì và chữa bênh cho nữ giới khống thể không dùng vị hương phụ. Trong khi làm cỏ, nếu biết xử lý thì vừa giải quyết được một loại cỏ dại vừa có thêm một vị thuốc quý.

A. Mô tả cây

Cỏ gấu là một loại cỏ sống lâu năm, cao 20- 60cm, thân rễ phát triển thành củ, tùy theo đất rắn hay xốp củ phát triển to hay nhỏ, ờ vùng bờ biển củ to dài còn gọi là hằi hương phụ (hương phụ vùng biển). Lá nhỏ hẹp, ở giữa lưng có gân nổi lên, cúng và bóng, phần dưới lá ôm lây thân cây. Vào tháng 6, trên ngọn cây có 3 đến 8 cụm hoa hình tán màu xám nâu, hoa lưỡng tính, 3 nhị dài chừng 2mm, nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh như lông tơ. Quả 3 cạnh màu xám. ( Hình 6, Hm 1,3)

B. Phàn bố, thu hái và chế biến

Cỏ gấu mọc hoang ờ khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường. Tại ven biển, đất cát xốp củ to hơn, dễ đào hơn. Đối với nhà nông, đây là một loại cỏ rất khó tiêu diệt. Chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ nhỏ cũng đủ phát triển. Còn thấy mọc những ở nước khác vùng châu Á như

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cỏ gấu mọc hoang ờ khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường. Tại ven biển, đất cát xốp củ to hơn, dễ đào hơn. Đối với nhà nông, đây là một loại cỏ rất khó tiêu diệt. Chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ nhỏ cũng đủ phát triển. Còn thấy mọc những ở nước khác vùng châu Á như tứ chế cũng lại có nhiều cách làm. Dưới đây chúng tôi giới thiệu phương pháp hay dùng nhất: Cân 1 kilôgam hương phụ, chia làm 4 phần: một phần (250g) ngâm với 200ml giám (có độ axit axetic 5%), một phần ngâm rượu 40%, một phần ngâm nuớc tiểu trẻ em (nước tiểu của trẻ em khỏe mạnh, bỏ phần đầu và phần cuối, chỉ lấy phần giữa), một phần ngâm nước muối 15%. Thời gian ngâm thay đổi tùy theo mùa: lngày 1 đêm nếu là mùa hè, 3 ngày 3 đêm nếu là mùa thu, 7 ngày 7 đêm nếu là mùa đồng. Cuôi cùng lấy ra sao hay phơi khô rồi trộn đều 4 phần với nhau. Theo lý luận đồng y, ngâm giấm vị chua là để thuốc vào gan, muối vị mặn sẽ dẫn thuốc vào thận, ruợu bốc lên cho nên dẫn thuốc đi lên trên, nước tiểu thêm tác dụng bổ. Đáng lẽ chia 4 phán, có người dùng giấm và rượu mỗi thứ 160g, muối 20g, nước tiểu trẻ con mạnh khỏe vừa đủ để ngập hương phụ, cho vào đó 600g hương phụ rồi ngâm theo thời gian nóỉ trên, cuối cùng sấy hay phơi khô mà dùng. Thất chế là làm như trên nhưng thêm 3 lần tẩm nữa như tẩm với nước gừng, tẩm nước cam thảo, tẩm nước vo gạo. Nghĩa là tẩm với 7 thú. Trên thực tế còn nhiều cách chế biến rất phức tạp và thay đổi tùy theo sáng kiến của thầy thuốc. Cho nên khi dùng cũng như khi nghiên cứu cần biết dùng loại hương phụ nào. Qua kinh nghiêm bản thân hơn 20 năm, chúng tôi không chế biến gì cả. Kết quả vẫn rất tốt.

C. Thành phần hóa học

Hoạt chất của hương phụ hiện chưa rõ. Chỉ mới biết trong hương phụ có từ 0,3 đến 2,8% tinh dầu màu vàng, mùi thơm nhẹ đặc biệt của hương phụ. Thành phần tinh dầu gồm 32% cyperen Cị.H^, 49% rượu cyperola C15H,40. Ngoài ra còn có các axit béo, phenol. Trong tinh dầu huơng phụ ấn Độ còn chứa cyperon C|5H,20. Ngoài ra trong hương phụ còn chứa rất nhiều tinh bột. Do nguồn gốc hương phụ khác nhau, thành phần tinh dầu của hương phụ cũng không hoàn toàn giống nhau. Trong tinh dầu hương phụ Trung quốc có thành phần chủ yếu là cyperen (độ sôi 104nC/5mm thủy ngân) và izocyperotundone, còn trong tinh dầu hương phụ Nhật bản có thành phần chủ yếu là cyperol, cyperenol (độ chảy 94°C) chiếm 49%, cyperen 32% và Ct-cyperon (độ sôi 177°c/20mm thủy ngân), cyperotundon và cyperolon (độ chày 41- 42°C) (Lâm Khải Thọ, 1977, 580):

D. Tác dụng dược lý: Đã được nghiên cứu

1.Theo Trương Phát Sơ, Trương Diệu Đức và Lưu Thiệu Quang (1935, Trung Hoa y học tạp chí tập 1, kỳ 2: 148-156) đã dùng vị hương phụ nguồn gốc ở tỉnh Quảng Đông, nhưng bán ở Nam Kinh chế thành cao lỏng 5%, tiến hành thí nghiệm 102 lần trên tử cung cồ lập của thỏ, mèo, chó và chuột bạch đã chứng minh hương phụ có khả năng ức chế sự co bóp của tử cung, làm dịu sự căng thẳng của tử cung dù con vật có thai hay không có thai đều như nhau, gần như có tác dụng trực tiếp làm cho cơ tử cung dịu lại. So sánh tác dụng của cao lỏng hương phụ và cao lỏng đương quy (một vị thuốc bắc hiện nay còn phải nhập có tác dụng chữa bệnh phụ khoa) thì tác dụng giống nhau, nhưng tác dụng của đương quy mạnh hơn.

2. Năm 1959, một số tác giả ở Quí Dương y học viện (Trung Quốc) báo cáo nghiên cứu và chứng minh tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng.

E. Cồng dụng và liều dùng

Hương phụ tà một vị thuốc kinh nghiệm nhân dân. Tính chất của hương phụ trong các sách cổ: VỊ cay, hoi đấng, ngọt, vào hai kinh can và tam tiêu. Có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống (làm hết đau), chữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau. Hương phụ thường được dùng:

1.    Chữa kinh nguyệt khồng đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở.

2.    Đau dạ dày do thần kinh, giúp sự tiêu hóa, ăn không tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng, đi lỵ. Ngày dùng 6 đến 12 gam dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên hoặc rượu thuốc.

Đơn thuốc có hương phụ

Cao hương ngái'. Hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, lá bạch đồng nữ mỗi thứ 1 g, thêm nước vào sắc kỹ, cô đến còn 10ml( thổm đường vào cho đủ ngọt. Đóng vào ống lOml, hàn và hấp tiệt trùng (đun sôi và giữ sôi trong ] giờ). Thuốc có thể bảo quản trong nhiểu nãm không hỏng. Chữa kinh nguyệt không đểu, thấy kinh đau bụng, khó sinh nở, khí hư bạch đới. Ngày uống từ 3 đến 6 ống. Muốn cho kinh nguyệt đều uống đón kinh, 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh. Uống luôn như vậy trong 2 hay 3 tháng. Có thể dùng lâu hơn.

Đơn này do Đỗ Tất Lợi xây dựng và đưa vào áp dụng rộng rãi đầu tiên vào năm 1946 với ten FUNUX, năm 1955 đổi thành CYPERIN. Từ 1958 bộ môn dựơc liệu Trường đại học dược khoa đưa ra với tên HƯƠNG NGẢI và đã áp dụng thí nghiêm tại phòng khám phụ khoa bệnh viện c. Theo báo cáo của bệnh viện c ngày 21-9-1961 thì theo dõi trên lâm sàng thấy tác dụng thông kinh rõ rệt, ảnh hưởng tới thông kinh tốt. Tất cả các bệnh nhân đều giảm đau nhiều hay ít (có một trường hợp đã dùng thuốc tây không có tác dụng) dùng đơn này thấy kết quả tốt. Đối với lượng huyết kinh, làm kinh ra nhiều, tươi hơn, làm bệnh nhân phấn khởi (Nguyễn Khắc Liêu).

Hiện nay trên thị trường Hà Nội có một loại thuốc điều kinh mang tèn Điều kinh hương ngải đóng chai, có rượu. Đơn thuốc không hoàn toàn đúng đơn nói trên. Cần theo dõi phân biệt khi áp dụng.

Thuốc ống HAI. Từ 1964, để tránh nhầm lẫn và tiết kiệm ống, tác giả đã đổi tên thuốc ống cao hương ngải thành HAI: Trong mỗì ống có ích mẫu, hương phụ, ngải cứu và lá bạch đồng nữ, mỗi thứ 2g (đặc gấp 2 lần ống cao hương ngải). Cách chế cũng như chế cao hương ngải. Ngoài công dụng chữa bệnh phụ khoa, chúng tôi đã áp dụng có kết quả trong một số trường hợp cao huyết áp. Mỗi ngày chỉ dùng 2 đến 3 ống HAI. Theo báo cáo của bệnh viện Việt-Tiệp Hải Phòng (F học thực hành 5-1965) trên 90% bệnh nhân dùng thuốc đều phát biểu có cảm giác dễ chịu khi uống thuốc. Uống thuốc này bệnh nhân thích hơn các tân dược vì “khống nóng”. Nhiều bệnh nhân so sánh ràng HAI giảm nhức đầu chậm hơn resecpin nhưng êm dịu hơn, đồng thời lại khoan khoái dễ chịu vì ăn ngủ được và thậm chí, tiếng kêu chim chíp trong đầu mất hẳn. Tại những nơi không có điểu kiện đóng ống, ta có thể sắc mỗi ngày một lần dùng cho cả ngày theo đơn thuốc sau đây: Hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, lá bạch đồng nữ mỗi vị 4 hay 6g, thêm-300ml nước, đun sôi và giữ sồi trong nửa giờ. Thêm đường vào cho ngọt mà uống trong ngày.

 

Có thể bạn quan tâm:

>> Bài thuốc nam hỗ trợ trị bệnh viêm phần phụ

>> Đông y điều trị hiệu quả và phòng tái phát bệnh viêm phần phụ

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC