Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Ké Đầu Ngựa

14:05 19/05/2017

Ké Đầu Ngựa có Tên đồng nghĩa: Xanthium japonicum Widder, X sibiricum Patrin ex Widder

Tên khác : Thương nhĩ, phắc ma, mác nháng (Tày).

Tên nước ngoài :Heartleaf cocklebur, sheepbur, lousebur, burweed, ditchbur, horse - head shaped cocklebur (Anh).

Họ : Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Ké đầu ngựa - Xanthium strumaríum L. Cây thảo, sống hàng năm, cao 50 - 80 cm, ít phân cành. Thân hình trụ, cứng, có khía, màu lục, đôi khi điểm những chấm màu nâu tím, có lông cứng. Lá mọc so le, hình tim - tam giác, dài 4-10 cm, rộng 4-12 cm, chia 3-5 thuỳ, mép khía răng không đều, có lông ngắn và cứng ở cả hai mặt, gân chính 3; cuống lá dài 10 cm, có lông cứng.

Cụm hoa mọc ỏ đầu cành hoặc kẽ lá, màu lục nhạt, gồm hai loại dầu, cùng gốc; những đầu ở phía trên nhỏ mang hoa lưỡng tính, những đầu khác mang hoa cái; lá bắc xếp thành hai hàng, có lông; hoa lưỡng tính hình ống, không có mào lông, tràng có 5 thuỳ, nhị 5; hoa cái không có tràng và mào lông.

Quả bế đôi, hình trứng, có hai sừng nhọn ở đầu và phủ đầy gai móc, dài 12-15 mm, rộng 7 mm.

Mùa hoa quả : tháng 5-8.

Ké đầu hoa  và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Xanthium L. chỉ có một loài là ké đầu ngựa ở Việt Nam. Cây có nguồn gốc ở châu Mỹ, sau lan ra khắp các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới châu Á, châu Phi và cả ở châu Âu. Ở châu Á, ké đầu ngựa phân bố từ Ân Độ, Trung Quốc đến các nước vùng Đông Dương, Đông Nam Á và Nam Á khác. Ở Việt Nam, ké đầu ngựa có ỏ hầu hết các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng, nhất là các tỉnh phía bắc, từ Nghệ An trở ra. Độ cao dưới 1500 m. Ké đầu ngựa ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc tương đối tập trung thành đám lớn ở các bãi trống, ven đường đi hoặc trên các ruộng trồng hoa màu mới bỏ hoang.

Cây mọc từ hạt vào khoảng tháng 4-5, sinh trưởng nhanh trong mùa hè, sau khi có hoa quả sẽ tàn lụi vào khoảng giữa mùa thu. Ké đầu ngựa có nhiều hoa quả. Quả có gai móc, vướng vào lông của động vật, quần áo của người, để phát tán đi xa.

Cách trồng

Ké đầu ngựa được trồng trong các vườn thuốc nam, trạm xá, bệnh viện ở nhiều nơi.

Cây được gieo thẳng bằng hạt. Thời vụ chính là tháng 2-3. Cây không kén đất, đất nào cũng trồng được, trừ đất úng ngập, đất có nhiều sỏi đá. Đất cần làm nhỏ, lên thành luống cao 20 - 25 cm, rộng 70 - 80 cm, rạch thành hàng cách nhau 30 cm, bón lót một ít phân chuồng, sau đó gieo hạt.

Hạt dễ mọc. Khi cây con cao 7-10 cm, tỉa bớt, để lại khoảng cách 20 - 30 cm giữa các cây. Thời kỳ cây con và lúc sắp ra hoa, có thể bón thêm ít đạm. Thỉnh thoảng, làm cỏ, vun gốc. Sau khi trồng 4-5 tháng, bắt đầu thu hoạch. Quả thu hái làm nhiều đợt, thân lá vào tháng 6 - 7. Thu xong phơi khô, cất giữ nơi khô ráo.

Bộ phận dùng

Quả và toàn bộ phần ttên mặt đất. Quả thu hái khi chưa ngả màu vàng, phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Toàn cây ké đầu ngựa mọc ở miền núi, đồng bằng gần biển hay xa biển đều chứa iod với hàm lượng khá cao: 1 gam lá hoặc thân chứa trung bình 200ịj.g, lg quả chứa 220 - 230|j.g iod. Phần trên mạt đất chứa 2 - hydroxytomentosin - ip, 5p - epoxyd (Malik Mangel s. và cs, 1992; CA 118: 143476a).

Quả chứa nhiều sesquiterpen lacton: xanthinin, xanthumin, xanthatin, xanthol, isoxanthol. OAcXanthatin Xanthumin Quả ké đầu ngựa non chứa nhiều vitamin c và các glucose, fructose (7,2%) sucrose (4,9%) acid hữu cơ, phosphatid, kali nitrat, ß-sitosterol, y-sitosterol, ß-D glucosid của ß-sitosterol gọi là strumarosid (ß- sitosterol ß-D glucosid có tác dụng chống viêm).

Quả còn chứa tetrahyđroxyílavon và stigmasterol. Hạt ké đầu ngựa là nguồn nguyên liệu có dầu béo với tỷ lệ khá cao, nếu chiết bằng dung môi, thu được 30 - 35% một loại dầu bán khô tương tự dầu hướng dương (Helianthus annuus). Ké đầu ngựa của Liên Xô (trước đây) có tỷ lệ dầu béo là 41% có thể thu được 175 kg dầu trên 1 ha ké đầu ngựa.

Dầu ké là một chất lỏng màu vàng nhạt, không mùi, có vị tương tự dầu thực vật và có các tính chất hóa lý sau: Tỷ trọng ở 20° 0,9252 - 0,9256, ỏ 25° 0,9110 - 0,9167, 1,4590 - 1,4697, chỉ số acid 0,4 - 1,5, chi số xà phòng 192,0 - 202,5, chỉ số iod 111,9 - 142,0, phần không xà phòng hóa 0,37 -1,3%.

Thành phần các acid béo chưa no gồm acid oleic 22,4 - 30,7, linoleic 51,9 - 67,1%. Mẫu dầu điển hình có các thành phần acid oleic 22,4, linoleic 67 1 palmitic 4,2, stearic 5,2 và behenic 0,7%. Trong dầu còn có khoảng 1,94% các phosphatid có thể so sánh tương tự như dầu ngô. Hạt còn chứa một số chất gây độc cho gia súc, trong đó có hyđroquinon, cholin và một chất độc hơn chưa xác định.

Ngoài ra, còn có xanthostrumarin và acid oxalic và một lượng iod đáng kể. Bã còn lại sau khi chiết lấy dầu là nguồn nguyên liệu giàu N 8 - 10%, acid phosphoric 3 - 3,5%. Phần cứng của hạt dùng để chế tạo than hoạt tính. Phần này có 15,9% pentosan có thể dùng làm nguyên liệu tổng hợp furfural. Trong lá, ngoài iod ra, còn có lượng vitamin c khá cao (47 mg/100g). Lá ké đầu ngựa ở Mêhicô có xanthinin (0,54%), một lượng nhỏ isoxanthalol và xanthalol (dihydro- xanthinin). Lá phơi trong râm cất kéo bằng hơi nước cho 0,01 % tinh dầu màu xanh sẫm với các chỉ số sau : Tỷ trọng 0,9866, riß 1,4989, chỉ số acid 0,9, chi số xà phòng 22,8, chỉ số xà phòng sau khi acetyl hóa 43,1.

Thành phần tinh dầu gồm d. limonen 35, d.carveol 25.0, la - ionon 10,9, terpinolen 7,3, ß caryophylen 6.0, p. cymen 5,0 và a - pinen 0,4%. Rễ ké chứa ß-sitosterol, stigmasterol, campesterol và một glucosid tan trong nước với độ chảy 242°. Ngoài ra, toàn cây ké đầu ngựa là nguồn phân hữu cơ rất tốt vì giàu đạm (30 - 40% nitrogen).

Tác dụng dược lý

Ké đầu ngựa có tác dụng làm giảm cường độ co bóp tim, giảm thân nhiệt và lợi tiểu. Rễ ké đầu ngựa cho uống có tác dạng giảm đường huyết trên chuột cống trắng có đường huyết bình thường.

Một đơn thuốc chống dị ứng trong có ké đầu ngựa và 15 dược liệu khác đã được chứng minh có tác dụng kháng histamin trong 3 phương pháp thí nghiệm: nghiệm pháp khí dung histamin gây khó thở và co giật trên chuột lang, tiêm tĩnh mạch histamin gây hạ áp và thí nghiệm histamin gây co thắt hồi tràng cô lập của động vật. Hoạt chất xanthumin có tác dụng ức chế thần kinh trung ương.

Dung dịch cồn 95° chứa hoạt chất xanthinin vói nồng độ 0,01 - 0,1% có hoạt tính kháng khuẩn mạnh đối với các vi khuẩn gram âm và các nấm. Ké đầu ngựa chứa p-sitosterol - p - D - glucosid có tác dụng chống viêm và là thành phần của những chế phẩm điều hòa hoạt động nội tiết và điều trị những bệnh niệu sinh dục ở người.

Nước hãm lá ké đầu ngựa làm tăng nhu động ruột thỏ cô lập và gây phong bế tim ếch. Trên động vật gây ung thư biểu mô cổ trướng Erlich, cao nước và cồn methylic rẽ ké đầu ngựa làm tăng thời gian sống vối 39% và 14% tương ứng. Cồn methylic rễ còn giảm trọng lượng u 13%. Rễ ké đầu ngựa có tác dụng hạ đường huyết. Cao nước của 9 dược liệu, trong có ké đầu ngựa có tác dụng kháng khuẩn in vitro ở nồng độ cao đối với đa số các tụ cầu khuẩn gây bệnh, không tác dụng đối với chủng Escherichia colì gây bệnh, các chủng trực trùng mủ xanh và các chủng Shigella flexneri.

Bài thuốc gồm ké đầu ngựa và 6 dược liệu khác đã điều trị bệnh tổ đỉa đạt tỷ lệ khỏi 36% và đỡ 48% trong 50 bệnh nhân. Cao lỏng của 4 dược liệu trong có ké đầu ngựa uống phối hợp với dán cao bào chế từ 3 dược liệu khác đã điều trị mụn nhọt đạt kết quả tốt. Cao cồn ethylic ké đầu ngựa có tác dụng kháng khuẩn. Phần trên mặt đất của cây ké đầu ngựa được bào chế thành 3 loại cao: cao nước (hiệu suất 4,2%), cao methanol (hiệu suất 20%) và cao ethyi acetat (hiệu suất 15%).

Thử tác dụng kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa Petri chứa môi trường đặc, cao methanol có tác dụng kháng khuẩn theo thứ tự hoạt tính giảm dần đối với tụ cầu khuẩn, Bacillus subtilis, Candida pseudotropicalis, Candida albicans, Proteus vulgaris', cao nước không có tác dụng kháng khuẩn. Từ cao ethyl acetat, chiết ra sesquiterpen xanthonol, chất này có tác dụng kháng khuẩn tương tự như tác dụng của cao methanol. Như vậy, hoạt chất kháng khuẩn của ké đầu ngựa là sesquiterpen trong đó có xanthonol.

Tính vị, công năng

Quả ké đầu ngựa có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán phong, trừ thấp.

Công dụng

Ké đầu ngựa được dùng chữa phong hàn đau đầu, tay chân đau co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đay, lở ngứa, tràng nhạc, mụn nhọt, làm ra mồ hôi. Còn đùng chữa đau răng, đau họng, bướu cổ, nấm tóc, hắc lào, lỵ. Ngày dùng 6-12 quả, hoặc 10 - 16g cành và lá dưới dạng thuốc sắc, viên hoặc cao. Trong y học Trung Quốc, ké đầu ngựa dược dùng rất phổ biến làm thuốc uống chống bướu cổ ở những vùng có bệnh.

Ngoài ra, cây còn được dùng làm thuốc ra mồ hôi, hạ nhiệt và an thần, trị thấp khớp và cảm lạnh. Quả và hạt ké đầu ngựa phơi khô và tán nhỏ được đưa vào thành phần thuốc mỡ dùng ngoài trong một số bệnh về da như eczéma, ngứa, vết sâu bọ cắn và ghẻ. Ngày uống 5 - 20g dưới dạng nước sắc.

Dùng ngoài, dược liệu tươi nghiền nhỏ bôi vào da hoặc dược liệu phơi khô tán nhỏ, sắc với nước, rồi làm thành thuốc mỡ. Cây ké đầu ngựa được dùng làm thuốc ở châu Mỹ, châu Âu, Lào, Campuchia và Malaysia với tác dụng làm ra mồ hồi, làm mềm da niêm mạc, lợi tiểu và an thần khá mạnh. Nước sắc của cây được dùng chữa sốt rét mạn tính, khí hư và bệnh về tiết niệu.

Trong thử nghiệm lâm sàng, phấn hoa ké đầu ngựa gây hen, viêm mũi và viêm da ở những người mẫn cảm. Người ta cho rằng cây chỉ có tác dụng gây dị ứng ở thời kỳ trước khi ra quả. Quả ké đầu ngựa chứa nhiều vitamin c, làm mát và dịu viêm trong y học dân gian và có hiệu quả chữa bệnh đậu mùa. Tro của quả được bôi vào những chỗ đau trên môi và niêm mạc miệng.

Ở Trung Quốc, quả được dùng chữa viêm tấy, dầu ép từ quả chữa bệnh về bàng quang, bệnh herpes và bệnh viêm quầng do liên cầu. Lá ké đầu ngựa có tác dụng làm săn, lợi tiểu, làm thay đổi sự đinh dưỡng, chống bệnh giang mai và cũng được dùng trong lao hạch và herpes. Rễ ké đầu ngựa là chất bổ đắng được dùng trị ung thư và lao hạch. Cao rễ được dùng tại chỗ trị vết loét, mụn nhọt, áp xe.

Bài thuốc có ké đầu ngựa

1. Chữa thấp khớp, viêm khớp:

a. Ké đầu ngựa 20g, vòi voi 40g, lá lốt 20g, ngưu tất 10g. Bào chế thành chè thuốc. Hãm nước sôi, chia nhiều lần uống trong ngày.

b. Ké đầu ngựa 12g, rễ cỏ xước 40g, hy thiêm 28g, thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu 12g. Sao vàng, sắc đặc uống. Dùng 7-10 ngày.

2. Chữa phong thấp, tê thấp, tay chán co rút: Quả ké đầu ngựa 12g, giã nát, sắc uống.

3. Chữa đợt cấp của viêm đa khớp tiến triển: Ké đầu ngựa 12g, ngưu tất 16g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 12g, cành dâu 12g, tỳ giải 12g, cà gai leo12g, lá lốt 10g. Sắc uống ngày một thang.

4. Chữa phong thấp đau khớp, tẻ bại đau buốt nửa người, hoặc chân tay lở ngứa ra mồ hôi, viêm xoang chảy nước mũi, đau trước trán hay đau ẻ ẩm trên đỉnh đầu: Ké đầu ngựa 12g, kinh giói 8g, bạch chỉ 8g, xuyôn khung 6g, thiên niên kiện 6g. sắc uống.

5. Chữa chứng phong khí mẩn ngứa: Lá ké đầu ngựa tán bột 8g, uống với rượu ngâm đậu đen. Phối hợp với dùng ngoài: lá ké đầu ngựa, lá bồ hòn, lá nghể răm, lá ihuốc bỏng, nấu nước để xông và tắm.

6. Chữa phong hủi:

a. Ké đầu ngựa giã vắt lấy nước cốt, cô thành cao, làm thành thỏi, 320g. Lấy một con cá quả mổ bụng, không bỏ ruột, cho vào một thỏi thuốc, nấu chín với rượu mà ăn. Ăn 3 - 5 con, thì có hiệu quả. Kiêng muối 100 ngày (Hải Thượng Lãn Ông).

b. Lá ké đầu ngựa, lá đắng cay, lá thầu dầu tía, củ khúc khắc, mỗi vị 12g; lá khổ sâm, lá hồng hoa, lá thanh cao, kinh giói, xà sàng, bạch chỉ, mỗi vị 8g, nam sâm 4g. sắc uống.

7. Chữa cháy máu cam: Ké đầu ngựa, thanh cao, mã đề, giã nát vắt lấy nước cốt mà uống.

8. Chữa đau răng: Quả ké đầu ngựa (liều vừa phải), sắc nước, ngậm 10 phút rồi nhổ đi, làm nhiều lần trong ngày.

9. Chữa mũi chảy nước trong, đặc: Quả ké sao vàng, tán bột. Ngày uống 4 - 8g.

10. Chữa thủy thũng, bí tiểu tiện: Quả ké đầu ngựa (thiêu tồn tính), đình lịch, hai vị lượng bằng nhau. Tán nhỏ, uống với nước mỗi lần 8g. Ngày hai lần.

11. Chữa bướu cổ: Quả hay cây ké đầu ngựa, phơi khô, tán bột. Ngày 4 -5g, dạng thuốc sắc (đun sôi, giữ sôi 15 phút).

12. Chữa bệnh tổ đỉa: Quả ké đầu ngựa 50g, thổ phục linh 50g, hạ khô thảo 50g, vỏ núc nác 30g, khổ sâm 30g, sinh địa 20g, hạt dành dành 15g. Tán bột làm viên. Ngày uống 20 - 25g.

13. Chữa mụn nhọt, chốc lở:

a. Ké đầu ngựa 10g, kim ngân 20g. Bào chế thành chè thuốc, đóng gói 30g. Ngày dùng một gói, hãm với 500 ml nước sôi, uống làm nhiều lần. Trẻ dưới 1 tuổi ngày uống nửa gói.

b. Ké đầu ngựa 10g, bồ công anh 15g, sài đất 10g, kim ngân 5g, cam thảo đất 2g. Bào chế thành chè thuốc, đóng gói 42g. Ngày uống một gói, hãm vào nưóc sôi, chia uống làm 3 lần. Trẻ dưới 18 tháng, ngày uống nửa gói.

c. Quả ké đầu ngựa sao vàng 20g, củ khúc khắc 40g. Sắc uống. d. Ké đầu ngựa 16g, đô đen sao 40g, kim ngân 20g; thổ phục linh, cỏ xước, vòi voi, mồi vị 12g; kinh giới, cam thảo dây, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

14. Chữa phong chẩn: Ké đầu ngựa 10g, kinh giới 12g; kim ngân hoa, sài đất, bồ công anh, mỗi vị 10g; bạc hà 8g, cam thảo nam 6g. sắc uống.

15. Chữa tổ đỉa: Ké đầu ngựa, cỏ nhọ nồi, ý dĩ, ích mẫu, sinh địa, mỗi vị 16g; kinh giới, huyết dụ, hoàng bá, tỳ giải, mỗi vị 12g. Sắc uống.

16. Chữa viêm mũi mạn tính: Ké đầu ngựa 16g, hạ khô thảo 12g, tân di 8g, bạc hà 6g; bạch chỉ, cát cánh, cam thảo, mỗi vị 4g. sắc uống ngày một thang.

17. Chữa viêm xoang nhiễm khuẩn: Ké đầu ngựa, sinh địa, kim ngân, mỗi vị 16g; huyền sàm, đan bì, mạch môn, hoàng cầm, mỗi vị 12g, tân di 8g. sắc uống ngày một thang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC