Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Kê Huyết Đằng

14:05 19/05/2017

Kê Huyết Đằng có tên khác: Huyết đằng, hồng đằng, dây máu người, máu gà, máu chó, khau dạ lùa, khau lượt (Tày), đạng var (K'Ho).

Hiện nay, dược liệu mang tên kê huvết đằng với cùng công dụng có nhiều loài lấy từ một sổ chi thuộc những họ khác nhau như : Millettia sp. (kê huyết đằng), Butea superba Roxb. (huyết đằng lông), Mucuna birdwoodiana Tutcher (huyết đằng quả to), Spatholobus anberectus Doa (huyết rồng) thuộc họ Đậu - Fabaceae; Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wils, (hồng dằng),họ Huyết đằng - Sargentodoxaceae.

Mô tả

Các loài đều có những đặc điểm chung về hình thái như dày leo thân gỗ, to khoẻ, hình trụ tròn hoạc dẹt, mặt cắt có 2 - 3 vòng gỗ đổng tâm hoặc không đồng tâm và có nhiều nhựa màu đỏ nâu. Thân lá non có lông tơ. Lá kép đa số 3 lá chét, lá giữa to hơn; cuống lá dài. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm - chuỳ. Quả dậu dẹt.

Kê huyết đằng và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Các loài kê huyết đằng rất đa dạng, phân bố ở nhiều vùng khác nhau :

- Huyết đằng lông : phân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi phía nam như Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng ngãi, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định...

- Kê huyết đằng : ở các vùng rừng núi phía bắc, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hoà Bình...

- Huyết đằng quả to : mới phát hiện ở rừng Bến En (Như Xuân - Thanh Hóa).

- Huyết rồng : ở Đông Nam Bộ : Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu...

- Hồng đằng : ở Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hoà Bình... Tất cả các loài trên thưòng mọc trong các quần hệ rừng kín thường xanh trên núi đất, núi đá vôi; đôi khi gặp ỏ kiểu rừng thưa nửa rụng lá hơi khô. Chúng có thổ sống được trên nhiều loại đất : feralit đỏ vàng hav vàng đỏ trên núi, granit, bazan, đất pha cát dọc theo các bờ sông suối. Độ cao phân bố thường không vượt quá 1600 m. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm hoặc cách năm.

Hoa quả chỉ thấy trên những cây lớn không bị chặt phá thường xuyên. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và cây chồi gốc sau khi bị chặt. Nguồn được liệu "kê huyết đằng", ở Việt Nam, tương đối phong phú. Tuy nhiên, những loại dây leo gỗ này thường là đối tượng bị loại bỏ trong quá trình tu bổ rừng, ơ một số vườn quốc gia của Việt Nam, đều có một số loài kê huyết đằng nêu trên. Ở Vườn quốc gia Tam Đảo, thuộc địa phận xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có những cá thể thuộc loài M. reticulata Benth khổng lồ, leo lên các cây gỗ cao tói 20 m.

Bộ phận dùng

Thân gỗ leo thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 8-10, chặt về, cắt bỏ cành lá, đổ vài ngày cho nhựa se lại, sau mới chặt khúc, phơi khô. Dược liệu, khi tươi cắt ngang có nhựa đỏ như máu tiết ra, lúc khô ở mặt cắt có nhiều vòng đen do nhựa quánh lại. Đối với loài hồng đằng có thể chế biến bằng cách rửa sạch, ủ mềm, thái phiến dàY 3-5 mm. Trong trường hợp thân khô cứng, phải ngâm 12 giờ, ủ 1 - 2 giờ (có khi còn đồ) cho mềm rồi mới thái phiến, phơi khô.

Thành phần hóa học

1. Loài hồng đằng có salidroid, leriodendrin, emodin, physcion chrysophanol, rosamulin (1), kajiichigosid F[(2), p.hydrophenyl ethanol p. coumarat (TDTH I, 278, Planta Medica 1991, 57(5) 475.Phần tan trong nước chứa salidrosid, liriodendrin và 1 polysaccharid (CA.109, 1423420

- Ngoài ra, còn chứa catechin, acid protocatechic; acid vanilic, acid stearic daucosterol, ß.sitosterol. Sakabibara và cộng sự tìm thấy trong cành một số chất có tác dụng chống viêm là glucosid I và II (CA.122, 1995, 282230 m). Miao Kaugli, Zang, ZianZong và cộng sự, phân tích trong dịch chiết cành hồng đằng thấy có ß sitosterol daucosterol, acanthosid D, sargencunesid, acid madasiatic và sucrose (CA. 123, 1995, 79532 q). COMeCOMeglucosid II 2. Loài kê huyết đằng (Millettia dielsiana Harms):

- Wang, Rui; Zeng Peiwu và cộng sự tìm thấy trong cành có các chất fonnonetin, afromosin odoratin, calycosin, daidzein, 8-0-methyl retusin isosativan, isomucromatol, pendulon, vestitol, pseudobaptigenin, biochanin A, isoliquiritigenin, genistin (CA.lll, 1989, 191449 w; CA. 114, 1991, 58897m).

- Zeng, Zong Kui; Zeng Jian; Liu Ronghua đã xác định có chứa chất lectin có hoạt tính phân bào, phân tích các acid amin của chất này thấy gồm một lượng lón acit aspartic và phenyl alanin không thấy có prolin và tyrosín (CA. 116, 1992, 209873 v).

Cũng nhóm tác giả trên còn xác định sự có mặt của hai oligosaccharid chứa manóse, fructose và N.acetyl glucosamin với tỷ lệ 6: 1:2, và manóse, fructose và N.acetyl glucosamin với tỷ lệ 4:1:2. (CA. 118,1993,19265 s; CA. 121,1994,129904 u).

3. Loài huyết đằng quả to: Zing, Yi Kingjo, Junei Yang Chongren... dùng methanol chiết bột cành, thủy phán dịch chiết tiếp theo là methyl hóa vói diazomethan thu được 4 sapogenol triterpen, methyl asiate methyl maslinate; mucunagenin a : Methyl 1 ß - 2a, 3a, 23 tetrahydroxy olean- 12-en-28oat và mucunagenin b (đồng phân urs - 12 en). Ngoài ra, còn 3-0 - (6- o - methyl ß - D-glucurono-pyranosy 1) methyl asiat; 3- o -[a,L arabinopyranosyl (1 - 2) 6 - o methyl ß-D-glucuronopyranosyl methyl maslinat; 3 - O -(a - L arabinopyranosyl (1 2) 6 - o - methyl - ß-D glucuronopyranosyl methyl asiat và 3 - o -(6 - o -methyl - ß -D - glucuronopyranosyl)) asiatic -28-0 -ß- D - glucopỹranosid. (CA. 116, 1992, 190976).

4. Loài huyết rồng chứa các ílavonoid ononin, prunetin, afrormosin, 2', 4', 3, 4 tetrahydroxychalcon, licochalcon A medicagol, 9 - o - methoxycoumestrol, các chất tanin epicatechin, acid protocatechic; ngoài ra, còn có friedelan 3ß - ol, daucosterol, cajinin, isoliquiritigenin và daidzein.

Tác dụng dược lý

1. Loài kê huyết đằng (Milleítia dielsiana): Dạng chiết cồn từ cây với nồng độ 40% thí nghiệm trên chuột cống trắng, dùng qua dưòng dạ dày với liều 0, 5ml/100g thân trọng, có tác dụng ức chế viêm khớp thực nghiệm do formaldehyd tạo nên. Dạng nước sắc dùng với liều 0,01 - 0,4g/kg trên chó gây mê tiêm tĩnh mạch, không ảnh hưởng đến hô hấp và huyết áp. Trên chuột cống trắng tiêm phúc mạc, thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ. Thí nghiêm trên chuột nhắt trắng đã tiêm lân phóng xạ p32, nước sắc loài này ở nồng độ 0, 25g/ml dùng liều 0,5ml cho thẳng vào dạ dày, ngày một lần trong 3 ngày liên tiếp, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa của lân ở thận và tử cung, điều đó chứng minh loài này có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa năng lượng ở thận và tử cung. Ngoài ra, còn có tác dụng tăng cường sự bài tiết nước và muối chlorid.

2. Loài huyết rồng: Trên tim ếch cô lập và tại chỗ, loài này có tác đụng ức chế, trên thỏ và chó gây mê, có tác dụng hạ huyết áp, nhưng đối vói tiêu bản tai thỏ cô lập và tuần hoàn chi sau ếch, lại có tác dạng co mạch.

3. Loài hồng đằng: Dịch chiết hồng đằng (0,5%), trên tim ếch cô lập có tác dụng ức chê', giảm sức co bóp cơtim đồng thời làm chậm nhịp tim. Dịch chiết hồng dằng 1 % trên tiêu bản giải động mạch chủ cô lập thỏ thể hiện tác dụng 2 chiều, giai đoạn đầu có tác dụng, kích thích tiếp theo là ức chế. Thí nghiệm trên mèo dịch chiết hồng đằng tiêm tĩnh mạch với liều 0,lg/kg có tác dụng hạ huyết áp, tác dụng này bị atropin đối kháng. Trên cơ trơn ruột cô lập chuột nhắt trắng, dịch chiết 1% và 5% có tác dụng ức chế co bóp.

Ngoài ra, hồng đằng còn có tác dụng chống oxy hóa, đối kháng với gốc tự do; dịch chiết hồng đằng thí nghiệm trên chuột nhắt trắng tiêm phúc mạc với liều 2,0g/kg có tác dụng nâng cao khả năng chịu đựng trạng thái thiếu oxy ở điều kiộn áp lực bình thường. Tính vị, công năng Kê huyết đằng có vị đắng, tính bình, có tác dụng bổ huyết, chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, thư cân.

Công dụng

Kê huyết đằng dược dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân, làm thuốc chữa thiếu máu, lưng gối mỏi đau, chân tay tê liệt, kinh nguyệt không đều. Liều dùng ngày 10 - 15g, sắc nước hoặc ngâm rượu uống. Hồng đằng còn chữa kinh bế, đau bụng, phong thấp, giun kim, giun đũa.

Bài thuốc có kê huyết đằng

A- Dùng ở Việt Nam

1. Chữa thiếu máu hư lao: Kê huyết đằng 200 - 300g, tán nhỏ, ngâm với một lít rượu trong 7-10 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 25 ml. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác như thục địa, đan sâm, hà thủ ô (liều lượng bằng nhau). Còn có thể dùng cao đặc cô từ nhựa, mỗi ngày 2 - 4g, pha vói rượu uống.

2. Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương: Kê huyết đằng 12g, cây mua núi 12g, rễ gối hạc 12g, rễ phòng kỷ l0g, vỏ thân ngũ gia bì chân chim l0g, dây đau xương l0g. Tất cả phơi khô tán nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.

3. Chữa kinh nguyệt không đều: Kê huyết đằng l0g, tô mộc 5g, nghệ vàng 4g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Phụ nữ có mang không được dùng.

B- Dùng ở Trung Quốc

1. Chữa kinh nguyệt không đều, đau kinh, bế kinh: Kê huyết đằng l000g, đan sâm 30g, huyền hồ 20g, đương quy 20g, sa nhân l0g, nhục quế l0g, câu kỷ 30g, hoàng kỳ 500g, liên nhục 500g, thiên ma 20g, khương hoạt 20g, thiên niên kiện 150g, uy linh tiên 60g, mộc hương 20g, đỗ trọng 30g, ngưu tất 30g, đại táo 500g, đường trắng 500g. Đem kê huyết đằng ngâm trong nước nóng khuấy đều cho nhựa mủ tan vào nước, vớt bã lấy nưóc, cho thêm nước nóng vào bã ngâm lần thứ 2. Gộp các nước ngâm lại. Các dược liệu còn lại sắc làm 2 lần rồi gộp lại, trộn đều với nước ngâm kê huyết đằng.

Dùng lửa nhỏ cô đặc, khuấy đều để nhựa không bám vào đáy nồi, đến khi xuất hiện bọt nổi trên bề mặt thì cho đường vào hòa tan. Đổ vào khuôn chờ cao đông cứng lại, cắt thành miếng 30g. Ngày dùng một miếng.

2. Chữa cam tích trẻ em, giun dũa, giun kim: Hồng đằng 15g, hồng thạch nhĩ 15g, nghiền thành bột trộn với đường trắng uống.

3. Chữa viêm ruột thừa giai đoạn đẩu, chưa mưng mủ: Hồng đằng 30g, tử hoa địa đinh 15g, liên kiều 15g, kim ngân hoa 15g, một dược l0g, nhũ hương l0g, đơn bì l0g, diên hồ l0g, cam thảo 5g. sắc nước uống. 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC