Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Keo Giậu

14:05 19/05/2017

Keo Giậu có tên đồng nghĩa: Leucaena glauca Benth.

Tên khác :Bồ kết dại, táo nhân, bọ chét, bình linh, phắc căn thin (Tày), nàng dung diẳng (Dao).

Tên nước ngoài :Lead tree, jumpy bean, while popinac (Anh).

Họ :Trinh nữ (Mimosaceae).

Mô tả

Keo giậu - Leucaena leucocephala (Lam.) De WitCây nhỏ, cao vài mét, phân cành ngay từ gốc, vỏ thân màu nâu nhạt. Cành non hơi có cạnh, phủ lông mịn. Lá kép hai lần hình lông chim, mọc so le; lá chét 12-18 đôi, hình lưỡi liềm, gần như không cuống, gốc thuôn không đều, đầu nhọn, mép có lòng dạng mi, dài 1-1,5 cm, rộng 0,3 - 0,4 cm, những lá phía dưới và phía trên thường nhỏ hơn; cuống lá kép dài 12 - 20cm, phình ở gốc, có lông nhỏ, cuống cấp hai 4 - 8 đôi dài 3 -10 cm; lá kèm rất nhỏ và rụng sớm.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, thành đầu tròn, đường kính 1,2 - 1,4 cm, có cuống dài 4-6 cm, lông nhỏ màu trắng; đài 5 răng hơi nhọn, có lông dạng mi; tràng 5 cánh thuôn hẹp ở gốc, có lông nhỏ ở mặt ngoài; nhị 10, chỉ nhị hàn liền ỏ gốc.

Quả đậu, thẳng, dẹt và mỏng, dài 13-14 cm, rộng 1,5 cm, có mũi nhọn ỏ đầu; hạt 15 - 20, dẹt, nhẵn, cứng, màu nâu sẫm.

Mùa hoa : tháng 4 - 6; mùa quả : tháng 7-9.

Keo giậu và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Leucaena Benth chỉ có một loài là keo giậu ở Việt Nam. Cây có nguồn gốc ở vùng Trung Mỹ sau lan rộng ra khắp các vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu Á, Đông và Tây Phi. Sự khác biệt về địa lý, nơi mọc và tác động của quá trình trồng trọt đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về những quần thụ dưới loài (hơn 100 giống), (Vu Van Dung et al., 1996, Vietn. Fores trees, 443). Ở Việt Nam, keo giậu thường mọc tự nhiên ở các vùng đổi hay được trồng ỏ vùng đồng bằng làm bò rào. Ở vùng Tây Nguyên và Đông Tày Nguyên, có loại keo giậu là dạng cây gỗ cao gần 10m, được trồng làm cây tạo bóng cho cà phê.

Keo giậu là cây ưa sáng, sống được trên nhiều loại dất, kể cả đất khô cằn. Cây có bộ rễ phát triển, chịu dược khô hạn, mọc ở các tỉnh phía bắc có hiện tượng rụng lá về mùa đông. Ra hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên từ hạt và cây chồi gốc sau khi bị chặt.

Cách trồng

Keo giậu thường được trồng trên đất tận dụng ven đường, bờ sông, bờ ao, quanh vườn. Cây dược nhân giống bằng hạt. Hạt gieo vào tháng 2 - 3, cây con trồng vào tháng 8 - 9 hoặc mùa xuân năm sau. Khi trồng, đào hố 50 X 50 X 50 cm, cách nhau 5 - 6 m, bón lót 5 - 10 kg phân chuồng, đặt cây giống, dận chặt gốc và tưới ẩm. Nên cắm cọc, buộc cây lại để chống gió lay. Chú ý giữ cho trâu bò không phá hại.

Bộ phận dùng

Hạt. Khi quả chín, thu hái vào mùa hạ - thu, rồi đập lấy hạt, đem phơi hoặc sấy khô. Còn dùng rỗ.

Thành phần hóa học

Lá keo giậu chứa tanin 3%, protein 27,2% (nhiều nhất so với các bộ phận khác trong cây) trong dó có acid glutamic, acid aspartic, leucin hoặc isoleucin (Hilal S.H. và cs, 1991, CA : 118 : 19181)’ Lá còn có leucenin (leucenol, mimosin) [acid p (N - 3 - hydroxy - 4 - pyridon) - a - aminopropionic].

Hạt chứa 8,8% dầu béo màu xanh sẫm với các chỉ số hóa lý : D25 0,9165, nD28 1,4674, chỉ số xà phòng 185, chỉ số iod 110. Các acid béo gồm acid palmitic 12,74%, acid stearic 5,01%, acid behenic 3,64%, acid lignoceric 0,67%, acid oleic 23,63%, acid linoleic 54,31%. Phần không xà phòng hóa chiếm 4,7% trong đó có p - sitosterol. Hạt chứa gôm, trong đó có D - galactose (1 phần) và D - manóse (4 phần). Thủy phân gôm từ hạt, được 3 đường đã methyl hóa : 2, 3, 4, 6 - tetra - o - Me - D - galactose;' 2, 3, 6 - tri - o - methyl - D - manóse và 2, 3 - di - o - methyl - D - manóse theo tỷ lệ 1:2:1 (Singh Pramod Kumar và cs, 1994; CA. 122 : 26099s).

Hạt còn chứa nhiều protein : 31,99% (chủng Local), 30,21% (chủng K-8). Trong protein, globulin chiếm 64%, còn prolamin 3% (Regude NJ và cs, 1994, CA.122: 54481p). Keo giậu có thể hấp thụ Se từ đất, rồi tích luỹ ở hạt. Người ta quan sát thấy các hiện tượng ngộ độc ở các động vật dùng keo giậu làm thức ăn. Vỏ chứa nhiều tanin (16,3%).

Tác dụng dược lý

- Tác dụng diệt giun đũa (đối với ký sinh trùng đường ruột).

Từ năm 1961, Bệnh viện Ninh Giang dã dùng hạt keo giậu điều trị cho 98 trường hợp nhiễm giun đũa, đạt kết quả tốt, không thấy có triệu chứng ngộ độc. Mặc dù trên thực tế, ăn hạt keo thấy ra giun, nhưng thí nghiệm trên giun đất, nước sắc hạt keo giậu không có tác dụng.

-Tác dụng ngừa thai.

Theo tài liệu nước ngoài, súc vật được nuôi bằng thúc ăn có trộn bột hạt keo giậu sẽ ngừng sinh đẻ trong một thời gian. ỞViệt Nam, tác dụng ngừa thai của vỏ thân và vỏ rỗ keo giậu được nghiên cứu trên chuột nhắt trắng cái. Bột dược liệu được trộn vào khẩu phần ăn hàng ngày của chuột với tỷ lệ 5%, dùng liên tục trong vòng 30ngày. Trong thời gian trên cho chuột giao hợp bình thường vói chuột đực. Kết quả là vỏ thân keo giậu gây ngừa thai dạt tỷ lệ 18/20 chuột, vỏ rỗ đạt 20/20 chuột, trong khi đó ở lô đối chứng chuột đẻ bình thường. Như vậy, vỏ thân và vỏ rễ keo giậu bằng đường uống có tác dụng ngừa thai rõ rệt trên chuột nhắt trắng.

- Chú ý: Ngọn, lá, quả và hạt keo giậu đều được trâu bò, dê cừu thích ăn, nhưng nếu dùng với lượng nhiều thì tất cả các bộ phận của cây đều độc đối với gia súc, gia cầm có một dạ dày (monogastric) như ngựa, lợn, thỏ, gà; còn đối với loài nhai lại như trâu bò, lại không gây độc. Hạt keo giậu tuy có hàm lượng protein cao, nhưng không dùng dể nuôi gà được vì nó có thể gây tử vong.

Người ta cho rằng độc tính của keo giậu là do một alcaloiđ có trong cây dược gọi là leucenin hoặc leucenol, chất này đồng nhất với chất mimosin có trong cây xấu hổ (Mimosa pudica). Còn có tài liệu cho rằng cây keo giậu có khả năng thu hút được selenium từ đất và đem tập trung vào hạt, nên nhiều triệu chứng ngộ độc ở súc vật do ăn quá nhiều hạt keo giậu rất giống với những triệu chứng ngộ độc do selenium gây nên.

Tính vị, công năng

Hạt keo giậu có vị hơi đắng, nhạt, dùng sống có tính mát, sao vàng có mùi thơm và tính bình, có tác dụng diệt giun. Vò rỗ có tác dụng giải uất, tiêu thũng, chỉ thống.

Công dụng

Hạt keo giậu được coi là một thuốc tẩy giun dũa thông dụng với cách bào chế đơn giản và dỗ dùng. Hạt rang vàng cho đến khi nở, tán thành bột mịn. Bột có màu vàng sẫm và mùi thơm..

Liều dùng đối với người lớn là 25 - 30g/ngày;

trẻ em < 3 tuổi, 2g/ngày;

3-5 tuổi, 5g/ngày; 6-10 tuổi, 7g/ngày;

11-15 tuổi, lOg/ngày và > 16 tuổi dùng liều người lớn. Uống 3 ngày liên tiếp vào buổi tối hoặc sáng sớm lúc đói. Không phải dùng thuốc tẩy. Để tăng thêm hiệu lực tẩy giun, hạt keo giậu thường được dùng phối hợp với sử quân tử trong cốm thuốc giun.

Ngoài ra, hạt keo giậu còn là thành phần trong viên Phì nhi cam tích với các vị khác như sử quân tử, hoài sơn, ý dĩ, sơn tra, hạt sen, mạch nha. Trẻ con thường ăn hạt keo giậu xanh, không kể liều lượng, cũng thấy ra giun mà không có hiện tượng ngộ độc. Ở Indonesia ngoài công dụng tẩy giun hạt keo giậu còn chữa bệnh đái đường. Ở Philippin hạt rang vàng được dùng làm thuốc dịu viêm, rễ là thuốc điều kinh. Ở Trung Quốc, rễ chữa mất ngủ, tâm tư phiền muộn.

Chú thích.

Về tác đụng ngừa thai của keo giậu, cần được nghiên cứu thêm.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC