Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Khế

15:05 19/05/2017

Khế có tên khác: Khế chua, ngũ liềm tử, mạy phường (Tày), co mác phương (Thái).

Tên nước ngoài: Carambola apple, coromandel goose - berry (Anh); carambolier (Pháp).

Họ: Chua me đất (Oxalidaceae).

Mô tả

Cây nhỡ, cao 5 - 7 m, có khi hơn. Thân hình trụ, có vỏ bần màu xám đen. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ, gồm 7 - 11 lá chét mỏng, hình trái xoan hoặc bầu dục, gốc tròn, đầu nhọn, lá chét to dần về phía ngọn.

Cụm hoa mọc ỏ kẽ lá thành chùm xim ngắn hơn lá; lá bắc nhỏ hình mác; hoa màu hồng hay tím hồng; đài 5 răng rời, ngắn bằng nửa tràng hoa; tràng 5 cánh mỏng, dính nhau ỏ phần gốc; nhị 5 đói điện vói lá đài, nhị lép đối diện với cánh hoa, chỉ nhị phồng và dính liền ở gốc; bầu hình trứng, có lông, có 5 ô.

Quả to, thuôn dài, có đài tổn tại, có 5 múi vát nhọn, tạo thành hình ngôi sao khi cắt ngang, màu vàng khi chín; hạt nhỏ, dẹt màu nâu vàng. Mùa hoa quả : tháng 5-9. Còn có loài khế tàu (Averrhoa bilimbi L.) đôi khi cũng được dùng.

Khế và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Averrhoa L. là một chi nhỏ, có 3 - 4 loài ở vùng nhiệt đới, trong đó 2 loài có quả ăn dược là khế và khế tàu. Một số tác giả cho rằng khế có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ (Braxin). Song, nhiều người khác lại cho rằng nó có nguồn gốc ở vùng Ấn Độ - Malaysia, vì tên "Carambola" bắt nguồn từ Phạn ngữ (tiếng Ân Độ cổ).

Còn loại khế tàu được du nhập từ đảo Timor và Jamaica sang châu Mỹ, vào năm 1793 (PROSEA, 1992, Edible fruits and Nuts, No2 : 96). cả hai loại khế này, hiện được trồng rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ 32° vĩ tuyến Bắc (Israel) xuống đến 30° vĩ tuyến Nam (ở Australia).

Ở Việt Nam, khế là cây quen thuộc từ lâu đời ở khắp các địa phương, từ đồng bằng đến vùng núi thấp dưới 1000 m. Loại khế tàu được trồng ít hơn. Khế trồng gồm nhiều giống, phân biệt bởi hình dạng, kích thước, màu sắc, nhất là độ chua của quả. Hiện nay, người ta đã tạo được những loại khế ngọt, khế cảnh trồng trong chậu vẫn ra hoa quả thường xuyên.

Nhìn chung, khế là loại cây thích nghi với vùng khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 20° đến 33°c. Cây trồng ở các tỉnh phía bắc, về mùa đông có thể chịu được nhiêt độ tối thấp 5 - 10°c. Lượng mưa 1500 - 3000 mm/năm. Cây sống tốt trên nhiều loại đất.

Khế ra hoa quả 1 hoặc 2 vụ năm. Số lượng hoa quả rất nhiểu; hoa thụ phấn tự nhiên nhờ gió hoặc côn trùng vàọ khoảng từ 8 đến 10 giờ sáng. Quả chín sau 2-3 tháng kể từ khi thụ phấn. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt, hay bằng cây chồi gốc sau khi bị chặt. Song người ta cũng có thể nhân giống bằng cách chiết cành.

Cách trồng

Khế được trồng khắp nơi để lấy quả ăn và làm thuốc. Khế được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Hạt cần chọn từ những quả to, chín kỹ, múi dày, đều, rửa sạch, phơi trong bóng râm cho khô để cất giữ đến tháng 2 - 3 hoặc gieo ngay (vào tháng 10 - 11). Có thể gieo trong vườn ươm, trong bầu hoặc trong rọ đan bằng tre, nứa. Đất gieo hạt cần làm thật tơi nhỏ, nhiều mùn, bón nhiều tro. Hạt khế sau khi gieo 2-3 tuần mới nảy mầm.

Cây khế ưa bóng, đặc biệt là thời kỳ cây con, vì vậy cần tưới và làm giàn che cẩn thận. Ở vườn ươm, nên giữ khoảng cách 30 X 30 cm. Khi cây đủ một năm tuổi, cao 40 - 50 cm, đánh đi trồng. Ngoài ra, có thể nhân giống bằng chiết, ghép hoặc chắn rễ. Khế có thể trồng trên nhiều loại đất với độ pH thích hợp là 5,2 - 6,2. Tốt nhất là đất có tầng đất mặt sâu, nhiều mùn, thoát nước, không bị úng ngập. Không nên trồng ở đất dốc, tầng đất mỏng giữ nước kém. Cây trồng ở bờ ao, trong góc vườn có nhiều bóng râm, ẩm và nhiều mùn thưòng rất sai quả.

Thời vụ trồng có thể quanh năm, ở miền Bắc tốt nhất vào đầu mùa xuân. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen với các cây ăn quả khác như chuối, mít, nhãn, vải, xoài... Khi trồng, đào hố 0,6 X 0,6 X 0,6 rn, ở đất xấu đào to hơn, khoảng cách giữa các hố 5 - 6 m, mỗi hố bón lót 15 - 20 kg phân chuồng, 5 - 10 kg tro rồi đặt cây giống. Sau đó, lấp đất, dận chặt và tưới ẩm thường xuyên. Trong 2-3 năm đầu, cần chú ý tỉa tạo hình sao cho ánh nắng không rọi thẳng vào thân cây. về sau, sau mỗi đợt thu quả, tiếp tục tỉa bỏ cành già, cành sâu bệnh cũng theo nguyên tắc trên.

Có thể dùng rơm, rạ, lá chuối khô cuốn quanh thân cây. Mỗi năm, sau khi thu quả, cần bón bổ sung cho mỗi cây 20 - 30 kg phân chuồng, 5 - 10 kg tro. Trước khi cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả, cần bón thêm phân khoáng. Khi cây còn nhỏ, mỗi góc bón 0,4 - 0,5 kg NPK (10:2: 17). Nếu không có phân khoáng tổng hợp, có thể bón phân đơn chất theo hướng nhiều kali, ít đạm và rất ít lân. Cây lớn mỗi năm bón 3 - 4kg NPK.

Nhân dân còn có kinh nghiệm dùng bùn ao đắp lên gốc khế, vừa cung cấp thêm đinh dưỡng, vừa làm chắc gốc cây. Khế ít bị sâu bệnh. Đáng kể nhất là ruồi đục quả (Dacus). Có thể trị bằng Azodrin, Monitor, Trebon, phun khi quả còn nhỏ. Cây trồng 2 - 3 năm đã bắt đầu cho quả. Cây năm thứ 4 - 5 có thể đạt 40 - 50 kg quà tươi. Quả chín khoảng 100 ngày, sau khi ra hoa. Cần phải để quả chín già mới hái. Quả khế dễ bị dập, cần thu hái cẩn thận.

Bộ phận dùng

Lá, vỏ cây thu hái quanh năm. Lá dùng tươi, vỏ cây sao vàng. Hoa, quả thu hái vào mùa hạ, thu, dùng tươi.

Thành phần hóa học

Quả khế chứa protein 0,5%, đầu 0,2%, carbohydrat 4,8%, đường toàn phần 3,5 - 11%, acid oxalic 1%, vitamin A 240 đơn vị quốc tế/100g, các vitamin A, c, Bj, Bj và p. Tinh dầu khế có mùi giống táo, mơ với các thành phần Et acetat, trans - 2 - hexenal, cis - 3 - hexenal, trans - 2 - hexenal, n - hexanol và một số thành phần khác (Nagy Steven và cs, 1995; CA. 123 : 81787 v). Khế có 5 - hydroxymethyl - 2 - furfural, flavonoid, anthranoid, cyanidin, ß - sitosterol (Jabbar A và cs, 1995; CA. 124 : 25553z). Theo Luts Andreas và cs, 1993, dịch khế chứa 2 - o - ß - D - glucopyranosid của 4 - (1', 4' - dihydroxy - 2', 2 6' - trimethyl cyclohe.xyl) but - 3 - en - 2 - ol (CA. 120 : 240102 z).

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng histamin dùng nghiệm pháp khí dung: Phun một liều nhất định khí dung histamin sẽ làm cho chuột lang khó thở, co giật và chết. Uống nước sắc lá khế từ trước sẽ ức chế được các hiện tượng trên, tức là có tác dụng kháng histamin trên mô hình thực nghiêm này.

2. Tác dụng chống sốc phản vệ: Tiêm lòng trắng trứng cho chuột lang. Sau 3 tuần, phun khí dung lòng trắng trứng cho các chuột này sẽ gây ra phản ứng sốc phản vệ mà biểu hiện là khó thở, co giật và chết. Đó là do khi tiếp xúc lần thứ hai vói lòng trắng trứng là một protein lạ sẽ làm cho cơ thể phản ứng giải phóng ra quá nhiều histamin gây ra sốc phản vệ. Uống nước sắc lá khế một tuần trước khi dùng khí dung lòng trắng trứng sẽ ức chế được phản ứng chống phản vệ, chính là do lá khế có tác dụng kháng histamin.

3. Tác dụng trên ký sinh trùng sốt rét: Nước sắc lá khế chỉ có tác dụng yếu trên Plasmodium bergher thí nghiệm trên chuột nhắt trắng.

Tính vị, công năng

Lá khế vị chua chát, tính binh, có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa khế vị chua, chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận sinh tinh, nhuận phế, trị ho, chỉ khát.

Quả khế có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, trừ phong, tiêu viêm. Vỏ thân và vỏ rễ cây khế vị chua, chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh hỏa nhiệt, tiêu đờm trệ, trừ nhiệt tích, giúp ban sởi dễ mọc, trừ ho.

Công dụng

Lá khế chữa lở sơn, dị ứng, mày đay, cảm nắng, sổ mũi, sốt, ho, sốt xuất huyết, đái buốt, đái ra máu, mụn nhọt, viêm tiết niệu, âm đạo, ngộ độc. Ngày 20 - 40g hoặc hơn, sắc uống.

Hoa khế chữa trẻ em kinh giản, ho gà, thận hư, kém tinh khí. Ngày 8 - 16g, hãm với nước sôi, uống. Quả khế chữa ho, viêm họng, sổ mũi, dị ứng, lở sơn, thúc sởi, bí đái, lách to sính sốt (sốt rét), chữa scorbut. Ngày 20 - 40g hoặc hơn, sắc uống. Vỏ thân vỏ rễ cây khế chữa đau khớp, đau đầu mạn tính, viêm dạ dày, ruột, đái ít, trẻ lên sởi, ho, viêm họng. Ngày 8 - 16g hoặc hơn, sắc uống. Ngoài ra, quả khế vắt lấy nước dùng tẩy các vết gỉ sắt, hoen ố trên vải lụa, quần áo.

Bài thuốc có khế

1. Chữa lờ sơn: Lá khế tươi được dùng riêng 40g hoặc phối hợp với lá muồng truổng, mỗi thứ 20g, giã nát gói vào vải sạch, đắp lẽn chỗ lở sơn. Có thể dùng quả khế giã nát, đắp.

2. Chữa dị ứng, mày đay, mẩn ngứa, lờ loét:

- Lá khế giã nát, xoa và đắp lên chỗ bị dị ứng; kết. hợp dùng 16g vỏ núc nác, sắc uống.

- Lá khế, lá thanh hao, lá long não, lá thông, mỗi thứ 15 - 20g, nấu nước tắm.

3. Phòng sất xuất huyết trong thời gian có dịch: Lá khế 16g, lá dâu 12g, sắn dây 12g, lá tre 12g, mã đề 12g, sinh địa 12g, sắc uống thay nước hàng ngày. Khi bị sốt xuất huyết, nếu có mẩn ngứa cũng dùng lá khế sắc uống, hoặc thêm lá khế vào bài thuốc dùng chữa sốt xuất huyết.

4. Thuốc thúc sởi, làm sởi chóng mọc và mọc đều: Quả khế thái lát phơi khô 20g, rau dệu 20g, lá nọc sởi 20g, canh châu 20g, sao vàng hạ thổ, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày. Có thể dùng vỏ cây hoặc vỏ rễ, cạo bỏ vò ngoài và vỏ xanh, ngày 20 - 40g, sao vàng, sắc uống.

5. Chữa cảm nắng: Lá khế tươi 20g, lá chanh 10g, giã nát, vắt lấy nước uống.

6. Chữa sốt cao lên kinh giật ở trẻ em: Hoa khế 8g, hoa kim ngân 8g, lá dành dành 8g, cỏ nhọ nồi 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g. sắc dặc chia nhiều lần uống trong ngày.

7. Chữa ho, ho suyễn trẻ em, ho gà, ho đàm, viêm họng:

- Hoa khế 12g, tẩm nước gừng rổi sao, sắc uống.

- Lá khế 20g, rửa sạch, sắc còn 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày.

- Quả khế tươi 60 - 80g, ép lấy nước uống.

- Vỏ thân cây khế, cạo hết vỏ ngoài và vỏ xanh, thái nhỏ, sao vàng 20g, sắc cùng với rễ cây đơn châu chấu 8 - 12g, trần bì 4g, uống trong ngày.

8. Chữa đái buốt, đái ra máu, viêm bàng quang, âm đạo: Lá khế 80g, rễ cỏ tranh 40g, sắc uống.

9. Chữa đái không thông: Dùng 7 quả khế chua, cắt mỗi quả lấy 1/3 phía cuống, đổ vào một bát nước, sắc còn nửa bát, uống khi còn ấm. Kết hợp, lấy một quả khế và một củ tỏi giã nát, đắp vào rốn (Nam dược thần hiệu).

10. Chữa ngộ độc nấm, rắn cắn: Lá khế 20g, lá hoặc quả đậu ván 20g, lá lốt 10g (có hoa càng tốt), dùng tươi, giã nát, hòa với 200 ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống hết một lần. Dùng 2-3 lần. Nếu là rắn cắn, bã đắp vào vết cắn. Có thể dùng lá khô, lượng bằng nửa, sao qua cho thơm, rồi sắc uống. Dùng 2-3 lần.

11. Chữa sốt rét, sốt kèm lách to: Lá khế, lá vối, rễ đu đủ, lá ngâu, rễ cỏ xước, mỗi vị 20g, sắc uống.

12. Phòng bệnh cho phụ nữ sau khi đẻ: Quả khế 20g, vỏ cây hồng bì 30g, rễ cây quả giun 20g, sắc uống thay nước.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC