Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Khoai lang

14:04 24/04/2017

Ipomœa batatas (L.) Lamk.

Tên khác: Phiên chư, cam thự, mắn van (Tày).

Tên nước ngoài: Svveet potato, batata, patat (Anh); batate, patate douce, liane à patates, artichaut des Indes (Pháp).

Họ: Bìm bìm (Convolvulaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm. Rễ củ mập, hình thoi hoặc gần tròn, màu đỏ, trắng hoặc vàng (tùy giống). Thân cành mọc bò dài 4 - 5m, có khi đến 7 - 8m, ít phân nhánh, lúc đầu có cạnh, sau hình trụ, nhẵn hoặc có lông thưa. Lá mọc so le, có cuống dài, hình tim, dài 6 - 13cm, rộng 5 - 9cm, có khi xẻ 3 - 5 thùy nhọn đầu, mép nguyên, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt, bấm lá thấy nhựa trắng chảy ra.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim ít hoa; hoa màu tím nhạt, trắng, đôi khi màu vàng; đài 5 răng, hình chén; tràng hợp hình phễu; nhị 5, phồng ở gốc và không thò ra ngoài tràng; bầu nhẵn.

Quả rất ít gặp.

Mùa hoa: tháng 10 - 12.

Phân bố, sinh thái

Ipomoea L. là một chi lớn gồm khoảng 500 loài, phân bố khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở cả hai bán cầu. Tuy nhiên, vùng nhiệt đới châu Mỹ và châu Phi tập trung nhiều loài nhất. Ở Việt Nam, có 35 loài, khoai lang là loại cây trồng quen thuộc.

Khoai lang có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, sau phát triển trồng ra khắp các vùng nhiệt đới khác. Ở Việt Nam, khoai lang được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh trung du Bắc Bộ, miền Trung và Tây Nguyên.

Khoai lang thuộc loại cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Cây thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm; sinh trưởng mạnh trong mùa xuân - hè hay hè - thu, đến mùa đông cây tạm ngừng sinh trưởng. Do đó, cây không trồng dược ở vùng núi cao, như Sa Pa hay Sìn Hồ. Khoai lang có khả năng tái sinh vô tính khoẻ. Từng đoạn thân khi được vùi xuống đất đều có thể mọc rễ, ra chồi và phát triển. Rễ của khoai lang thuộc loại rễ chùm, song chỉ có một số ít rễ phình ra thành củ, các rễ còn lại chủ yếu làm chức năng dinh dưỡng. Các giống khoai lang trồng ở Việt Nam hiện nay đều có khả năng ra hoa, nhưng không thấy đậu quả. Phải chăng đây là hậu quả bởi một phương thức nhân giống duy nhất là giâm cành.

Bộ phận dùng

Rễ củ, lá.

Thành phần hóa học

Khoai lang tươi chứa 68% nước, 28,5% glucid, 0,8% protid, nhiều tinh bột, ít đường khử, maltose, manose, galactose, pentose. Trong quá trình bảo quản, một phần tinh bột được chuyển hóa thành đường khử, sau đó thành đường. Qua nghiên cứu một mẫu khoai lang bảo quản trong 5 tháng thấy hàm lượng tinh bột bị giảm từ 19,1% xuống 14,1% trong khi đó hàm lượng đường khử như dextrose và sucrose tăng lên theo thứ tự 0,9 đến 1,7% và 1,9 đến 6,1%.

Các protein được nhận dạng là a globulin tan trong dung dịch 5% natri clorid 68,0%, protein tan trong nước 11,3%, protein tan trong dung dịch natri clorid 5,4%, prolamin 4,0%.

Các acid amin có trong protein toàn phần (tính theo 16 g N) là arginin 2,9, histidin 1,4, lysin 4,3, tryptophan 1,8, phenylalanin 4,3, methionin 1,7, threonin 3,8, leucin 4,8, isoleucin 3,6 và valin 5,6g.

Các chất pcctic (toàn phần 0,78%, hòa tan 0,43%) có trong củ khoai lang là acid uronic 60%; các chất khác là phytin 1,05%, 2 mono - amino - phosphatid (có thể là lecithin và cephalin), sterol, chất nhựa.

Các chất khoáng là Ga 30, Mn 24, kali 373, Na 13, phosphor 49, clor 85, sutfur 26, sắt 0,8 mg/lOOg, iod 4,5 ng/kg và Mn, Cu và Zn.

Các enzym là amylase (chủ yếu là p - amylase), protease, invertase, catalase...

Vỏ rễ củ khoai lang chứa dicafeoyl cyanidin 3 - sophorosid 5 - glucosid, diferuloyl cyanidin 3 - sophorosiđ 5 - glucosid và 2 đồng phân cafeoyl cyanidin 3 - sophorosiđ 5 - glucosid.

Củ khoai lang là nguyên liệu chế tinh bột, pectin, dịch đường, cồn công nghiệp, chất nhuộm màu.

Khoai nướng có chất thơm là maltol (= 3 - hvdroxy - 2 - methyl - 4 - pyron).

Dây leo khô chứa protein 12,6%, chất béo 3,3%, chất xơ 19,1%.

Ngọn non và lá chứa chất xơ 1,4% và 1,5%. Ca 81,2% và 64,0%, Ca 81,2% và 64,0%, p 67,3% và 66,3%, sắt 10,37% và 5,82%, caroten 3,61%, thiamin 0,065% và 0,169%, riboflavin 0,173% và 0,297%, niacin 0,94% và 0,89%, acid ascorbic 25,0% và 28,8 mg%.

Hàm lượng vitamin E trong lá là 8,1 mg%.

Thân leo và củ còn chứa chất nhựa với hoạt chất là jalapin (scamonin).

Theo tài liệu khác, thân có acid fumaric, acid succinic, acid elagic và 3,5 dicafeoylquinic và một số acid amin.

Lá chứa Ị3 - sitosterol, friedelin, acetyl - (3 - amyrin, acid cafeic, quercetin, quercetin - 3 - glucosid, kaempferol - 4', 7 - dimethyl ether, ombuin, quercetin - 3', 4', 7 - trimethylether và sucrose. (The Wealth of India, vol. 5, 1959; CA 123: 52 333 p; CA 116: 55 570g; CA 124: 170.626e; CA 121: 153.299 w; CA 123: 81.976 f).

Tác dụng dược lý

Cao chiết nước nóng khoai lang có hoạt tính ức chế mạnh aldose reductase ở thủy tinh thể chuột cống trắng. Các hoạt chất có tác dụng ức chế mạnh là acid ellagic và 3,5 - dicaffeoylquinic acid. Củ khoai lang có hoạt tính của lectin. Hoạt tính gây ngưng kết hồng cầu của củ khoai lang trên hồng cầu thỏ trypsin hóa mạnh gấp 4 - 8 lần so với hoạt tính trên hồng cầu không trypsin hóa. Dây và củ khoai lang chứa các chất kháng nấm và kháng khuẩn.

Tính vị, công năng

Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dạng bổ, nhuận tràng.

Công dụng

Khoai lang được dùng làm thuốc nhuận tràng, làm phân mềm, không gây đau bụng. Khoai lang sống một củ, rửa sạch, gọt vỏ, giã nhỏ, chế với nước chín, quấy đều, uống một bát vào sáng sớm, chữa táo bón; sau vài giờ nếu chưa đi được lại uống thêm. Dùng vài ngày hay lâu hơn đến khi hết táo bón. Có thể dùng 60 - 100g lá tươi hoặc 30 - 40g lá khô, sắc uống. Để chữa bệnh lỵ mới phát, lấy vài củ khoai nướng cho đến khi cháy hết vỏ, trong vừa chín, bóc ăn lúc còn nóng thì đại tiện thông, hết mót rặn. Khoai lang khô tán bột, uống mỗi lần 15 - 20g vào sáng sớm và trước khi đi ngủ, chữa di tinh, đái đục. Dùng vài tuần.

Phụ nữ kinh nguyệt không đều, ăn khoai lang, mỗi tháng vài tuần ở giữa hai kỳ kinh.

Nhân dân ở Đông Nam A và Ân Độ dùng lá và ngọn non khoai lang làm thuốc nhuận tràng và trị lỵ. Ở Malaysia, rễ hoặc củ khoai lang đun lấy nước uống để giảm khát khi bị sốt. Ngọn non là thuốc đắp làm mụn chóng mưng mủ. Lá giã nhuyễn, bôi chữa khớp bị cứng và vết bỏng. Cả dây giã đắp bó lên khớp bị cứng do thấp khớp. Ở Papua Niu Ghinê, nhân dân điều trị vết đứt hoặc bỏng bằng dịch từ củ khoai lang hơ nóng; khi khô dịch này trở thành một loại nhựa dẻo bám vào da. Giống khoai lang lá đỏ được dùng để dự phòng mụn nhọt, lỏ loét ở da trẻ nhỏ và trị đái tháo đường. Nước sắc lá khoai lang uống trị đau dạ dày. Ở Indonesia, cây khoai lang được dùng ngoài trị nhọt. Ở Gana, nhân dân dùng lá giã với ít muối đắp trị chín mé. Bột nhão rễ hoặc lá đắp trị bọ cạp cắn.

Bài thuốc có khoai lang

Chữa cảm sốt mùa hè, thân thể đau nhức, khát nước không muốn ăn:

Khoai lang khồ 1 bát; ngấy tía, sắn dây, rau má, mỗi vị 1 nắm. sắc uống ngày một thang.

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC