Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Khôi Nước

10:07 12/07/2017

Baliospermum montanum (Willd.) Muell. - Arg.

Tên đồng nghĩa: Jatropha montana willd. Baliospermum axillare Blume var. heterophyllum Gagnep.

Tên khác: Cam tử diệp.

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô tả

        Cây nhỏ, cao l,5m. Cành có cạnh, hơi có lông. Lá hình elip hoặc mác thuôn, dài 10 - 18 cm, rộng 5-7 cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, mép có răng to, đôi khi xẻ 3 thuỳ, mặt dưới có ít lông ở gân, gân gốc 5, gân bên ngắn, gốc lá có 2 tuyến; cuống lá dài 4-7 cm, có ít lông ngắn; lá kèm dày, dài 1 mm.

        Cụm hoa thường đơn tính, mọc ở kẽ lá, dài 2 - 5 cm, hoa mọc tụ tập 1 - 3 cái ở mấu, hoa đực nhiều, có cuống, hoa cái ít hơn. Hoa đực có 5 lá đài, những lá phía trong rất phát triển, dài 1,5-2 mm, nhị 17 - 18; hoa cái có 5 lá đài dài 2 mm, có lông ở lưng, mép có răng nhỏ, bầu hình cầu, 3 ô, noãn đào. Quả nang, có lông, đường kính 1 cm, khi chín nứt làm 3 mảnh; hạt hình bầu dục, lốm đốm nâu.

Phân bố, sinh thái

        Chi Baỉìospermum Blume chi có hai loài ở Việt Nam, trong đó có loài khôi nước (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2003). Cây phân bố rộng rãi từ vùng núi thấp đến trung du và ở cả đồng bằng như: Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Bình Dương, Tây Ninh, An Giang, Cần Thơ... Trên thế giới, loài này có ở Trung Quốc, Lào, Mianma, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

       Khôi nước là cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn tương đối tốt; thường mọc ở đồi, trảng cây bụi thấp, các bãi hoang quanh làng; những cây được chiếu sáng đầy đủ ra hoa quả nhiều hơn cây bị che bóng. Tái sinh tự nhiên từ hạt và mọc cây chồi sau khi bị chặt.

Bộ phận dùng

       Hạt, rễ, lá.

Thành phần hoá học Rễ cây khôi nước chứa các phorbol ester: 12 - deoxyphorbol - 13 - palmitat, baliospermin, 12 - deoxy - 5ß - hydroxyphorbol - 13 - myristat và 12 - deoxy - 16 - hydroxyphorbol - 13 - palmitat [Compendium of Indian medicinal plants, vol.2 (1970-1979), 1999], Dầu béo trong hạt có những hằng sổ như sau: D15 0,938 - 0,934, chi số xà phòng 207 - 215, chỉ số iod 99 - 106 (The wealth of India I, 1948).

Tác dụng dược lý

       Cao chiết với ethanol 50% của toàn cây khôi nước đã thể hiện tác dụng làm giảm huyết áp và ức chế đáp ứng tăng huyết áp với adrenalin trong thử nghiệm trên mèo. Hạt có tác dụng tẩy mạnh. Tại chỗ, hạt có tác dụng kích ứng và gây sung huyết da. Rễ cũng có tác dụng tẩy, nhưng yếu hơn hạt.

Tính vị, công năng

       Hạt, dầu hạt, rễ, lá có tác dụng tẩy. Hạt gây kích thích.

Công dụng

       Ở Việt Nam, nhân dân một số nơi dùng rễ làm thuốc chữa viêm họng và giải độc. Lá dùng chữa rắn cắn.

        Ở Trung Quốc, hạt khôi nước dùng thay cho hạt ba đậu, với liều cao sẽ gây độc mạnh.

        Ở Ấn Độ, rễ và lá cỏ tác dụng tương tự và được dùng trong y học dân gian chữa phù và phù toàn thân. Rễ và hạt được dùng làm thuốc tẩy và trị rắn cắn. Lá dùng trị hen và bong gân. Lá được vò nát, sao với một ít mỡ động vật để nguội, dùng đắp vào khớp đau và quấn băng vải lỏng. Khôi nước có trong thành phần một bài thuốc dùng điều trị sỏi niệu và một bài thuốc khác dùng điêu trị bệnh tim.

       Ở Thái Lan, nước ngâm lá khôi nước dùng uống được coi là thuốc có tác dụng chống viêm, chống hen và chống tăng huyết áp.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC