Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Kiệu

10:05 20/05/2017

Kiệu có tên đồng nghĩa: Allium bakeri Regel, A. triquetrum Lour.

Tên khác: Dã phỉ.

Tên nước ngoài: Scallion (Anh).

Họ: Hành (Alliaceae).

Mô tả

Thân hành to, hình trái xoan thuôn, bao bọc bởi nhiều vảy mỏng. Thân mọc đứng, hình trụ nhẩn, cao 20 - 50cm. Lá mọc từ thân hành, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 20 - 50cm, rộng 2 - 4mm.

Cụm hoa mọc từ giữa túm lá thành tán dạng nửa hình cầu, có mo dạng vảy màu trắng, gồm 6-30 hoa, hình chuông, màu hồng hoặc tía sẫm; bao hoa đều; nhị 6 xếp thành 2 vòng không đều; bầu hình cầu có 3 cạnh.

Mùa hoa: tháng 6-8.

Kiệu và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Kiệu có nguồn gốc ở miền Trung và miền Đông Trung Quốc. Cây đã được trồng từ lâu đời ở Trung Quốc và Nhật Bản, sau lan xuống phía nam, đến Lào, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Tuy nhiên, vùng trồng nhiều kiệu nhất thế giới lại ở vành đai có khí hậu ôn đới, từ 30 - 40° vĩ tuyến Bắc và Nam.

Kiệu đang được trồng hiện nay gồm một số nhóm giống như sau:

- Củ nhỏ - "Tama Rakkyo": mỗi khóm có 20 - 30 củ, trung bình 1,5 - 2,9 g/củ, trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

- Củ to - "Raduka": mỗi khóm thường có khoảng 9 củ, trung bình 4-10 g/củ, trồng nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản (có thể cả ở Triều tiên). Ở Indonesia và một số nước Đông Nam Á khác, người ta thường trồng loại kiệu củ nhỏ hoặc loại nhỏ hơn cả giống Tama Rakkyo (Q. p. vanđer Meer et al, 1993). Ở Việt Nam, kiệu cũng được trồng khá phổ biến ở những tỉnh miền núi giáp biên giới phía bắc, như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng và Lạng Sơn. Cây đặc biệt ưa ẩm, ưa sáng hoặc chỉ hơi chịu bóng. 

Kiệu cũng ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 15 đến 25°. Do đó, đồng bào các dân tộc ít người ở các địa phương kể trên thường trồng kiệu vào vụ thu - đông hay đông - xuân. Vào mùa đông lạnh kéo dài, khi các loại rau ăn trở nên hiếm, thì kiệu là nguồn rau xanh quan trọng ở các vùng núi cao. Kiệu cũng được trồng rải rác với số lượng ít ở một số nơi thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ hoặc ở miền Nam. Các giống kiệu trồng ở Việt Nam dường như không thấy có hoa.

Cách trồng

Kiệu được trồng phổ biến ở các vùng trồng rau. Kiệu được trồng bằng thân hành (củ). Củ kiệu chọn làm giống cần có nhiều nhánh, to và đều. Khi dọc kiệu chuyển sang màu vàng, cẩn thận đào cả khóm, cắt bớt rễ, rũ sạch đất (khồng rửa), buộc thành túm dem phơi đến khi dọc khô, treo ở nơi thoáng mát bảo quản đến vụ sau làm giống. Thời vụ trồng kiệu là tháng 8-9.

Khi trồng, cắt bỏ rễ, dọc, loại bỏ nhánh nhỏ, chọn nhánh to đem trồng. Kiệu có thể trồng xen với các loại rau, đậu hoặc trồng thuần loại. Đất trồng kiệu là đất cát pha, thoát nước, làm kv, lên luống cao 20 - 25cm, rộng 1 - l,2m. Bón lót 700kg phân chuồng đã ủ với 35kg phân lân. Đạt mầm kiệu với khoảng cách 18 - 20 X 8 - lOcm. Trồng xong phủ rạ hoặc tro bếp, tưới giữ ẩm. Khi kiệu mọc mầm, cần tưói thúc bằng nước phân chuồng hoặc nước đạm cùng vói kali (1:1) 0,5%. Cần thường xuyên xới nhẹ, giữ ẩm vừa phải.

Bộ phận dùng

Thân hành.

Thành phần hóa học

Thân hành cây kiệu chứa chinenosid II (= 26 - o - p - glucopyranosyl 3ị3, 26 - dihydroxy - (25 R), 5oc - íurost - 20 (22) -en-6-on3-0-P - xylopyranosyl - (1 -» 4) - [a - arabino - pyranosyl (1 —» 6)] - p - glucopyranosid) và chinenosid III (= 26 - o - p - glucopyranosyl 3p, 26 - dihydroxy - (25 R) - 5a - íurost - 20 - (22) -en-6-on3-0-oc - arabinopyra - nosyl (1 6) - p - glucopyranosid) (CA. 124: 82.156w).

Dịch chiết methanol kiệu cho các saponin steroid (25 R, S) - 5a - spữostan - 3p - ol tetrasaccharid và (25 R) - 3(3 - hydroxy - 5a - spữostan - 6 - on di và trisaccharid (CA 123: 334.969 b).

Một số chất phân lập được từ phân đoạn tan trong ethyl acetat của thân hành cây kiệu là những hợp chất không có lưu huỳnh như N. p. coumaroyltyramin và N. trans feruloyltyramin, acid lunularic và acid p.coumaric còn trong phân đoạn chiết bằng n butanol của thân hành ngưòí ta phân lập dược các adenosid. Tinh dầu từ thân hành tươi có 17 hợp chất, trong đó 16 chất có s được xác minh bằng các khối lượng lóp di - Me - trisulfid (19,82%) và Me alyl trisulíid (23,06%). Chất Me alyltrisulíìd có tác dụng ức chế ngưng kết tiểu cầu mạnh (CA. 116: 127.290 p). Dịch chiết kiệu chứa laxogenin là hoạt chất có tác dụng kháng u cao (CA 114: 135.660 h).

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng ức chế sự tổng hợp prostaglandin và thromboxan:

Các acid amid như N - p - coumaroyl - tyramin và N - trans - íeruloyl - tyramin, acid lunularic và acid p - coumaric, tất cả các hợp chấtkhông có lưu huỳnh (S) chiết từ phân đoạn tan trong etylacetat của thân hành cây kiệu, có tác dạng ức chế sự tổng hợp prostaglandin và thromboxan, là tác dụng điển hình của các thuốc chống viêm phi steroid. So với aspirin, các hợp chất của kiệu có tác dụng mạnh hơn.

2. Tác dụng chống kết tập tiểu cầu:

Adenosid chiết bằng n - butanol từ thân hành cây kiệu có tác dụng ức chế có ý nghĩa trên sự kết tập tiểu cầu của người trong thí nghiệm in vitro. Các chinenosid (saponin íurostanol) ức chế sự kết tập tiểu cầu người do ADP (ADP là chất có tác dụng kích thích sự kết tập tiểu cầu), tác dụng tương đương với aspirin.

Tính vị, công năng

Kiệu có vị cay, đắng, tính ấm, vào kinh vị, thận, có tác dụng làm ấm bụng, chống đầy hơi, tán khí kết, bổ thận khí, mạnh dương. Còn có tác dụng lợi tiểu.

Công dụng

Kiệu được dùng chữa đau bụng do lạnh, rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, phòng ngừa huyết khối, thiếu máu cơ tim, ngã ngất, hôn mê, đái rắt, bỏng. Ngày 6 - 12g thân hành khồ, ăn sống hoặc sắc uống. Nếu ăn được đều thì chịu được lạnh, điều hòa nội tạng, bổ khí nên người khỏe mạnh. Nhân dân dùng kiệu làm gia vị, muối dưa, làm thức ăn.

Bài thuốc có kiệu

1. Chữa phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng, thai không yên: Kiệu 32g, đương quy 8g, sắc uống.

2. Chữa đi lỵ: Kiệu (để tươi) 40 - 60g, nấu cháo ăn.

3. Chữa ngã ngất, hôn mê hoặc khỉ ngủ tự nhiên chết lịm là do trúng khí độc: Kiêu, giã nát, vắt lấy nưóc, nhỏ vào mũi.

4. Chữa bỏng: Kiệu giã nát, hòa với mật, vắt lấy nước, bôi (Lê Trần Đức).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC