Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Kim Ngân

10:05 20/05/2017

Kim Ngân có tên khác: Dây nhẫn đông, boóc kim ngần (Tày), chừa giang khằm (Thái).

Tên nước ngoài: Japanese honeysuckle (Anh), chèvrefeuille du Japon (Pháp).

Họ: Cơm cháy (Caprifoliaceae).

Mô Tả

Cây leo bằng thân quấn, cành non có lớp lông bao phủ gồm lông đơn ngắn và lông tuyến có cuống, sau nhẵn, màu hơi đỏ có vân. Lá mọc đối, hơi dày, hình mũi mác - trái xoan, dài 4-7 cm, rộng 2-4 cm, gốc tròn, đầu nhọn, nhẵn trừ mặt dưới trên các gân; cuống lá dài 5-6 mm, có lông.

Cụm hoa mọc ở kẽ các lá tận cùng thành xim hai hoa; lá bắc giống các. lá con hình mũi mác, lá bắc con tròn có lông thưa ở mép; đài 5 răng mảnh, đôi khi không bằng nhau, có lông; tràng màu trắng sau chuyển màu vàng có lông mịn và lông tuyến ở ngoài, thơm, ống tràng dài 1,8-2 cm, môi dài 1,5 - 1,8 cm, nhị 5 thò ra ngoài, đính ở họng tràng, chỉ nhị nhẩn, bao phấn đính lưng, bầu nhẵn.

Quả hình cầu, màu đen.

Mùa hoa : tháng 3-5; mùa quả : tháng 6-8. Một số loài khác đôi khi cũng được sử dụng như kim ngân lông {Lonicera cambodiana Pierre ex Danguy), kim ngân lẫn (Lonicera confusa DC.), kim

Kim ngân và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Lonicera L. có khoảng 10 loài ở Việt Nam, tất cả đều được dùng làm thuốc. Kim ngân có nguồn gốc ở vùng Đông Á, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Ở Việt Nam, kim ngân phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi và trung du phía bắc, như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tây... Cây ưa sáng, thường mọc ở rừng thứ sinh, đồi cây bụi và rừng thưa núi đá vôi. Gần đây, cây được trồng ở một số gia đình vừa làm cảnh vừa lấy hoa làm thuốc.

Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Khi bị chặt phá, phần còn lại có khả năng tái sinh khoẻ.

Cách trồng

Kim ngân thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau, có thể trồng được ở cả miền núi, trung du và đồng bằng. Ở nơi mát mẻ, cây sinh trưởng nhanh, còn ở những vùng nóng (34 - 37°C) cây phát triển chậm. Đất trồng kim ngân phải thoát nước và màu mỡ. Trồng kim ngân chủ yếu bằng hom vào tháng 9 - 10 hoặc tháng 2-3. Thời vụ mùa đông và mùa xuân rất thuận lợi cho cây sinh trưởng. Khi trồng, đào hố 30 X 30 X 30 cm với khoảng cách 60 X 80 cm, mỗi hố bón 5 - 7 kg phân chuồng hoai mục trộn đều vói đất, rồi đặt 2-3 hom giống.

Hom giống là những đoạn thân gần gốc, dài 30 cm, lấy từ nhánh chưa ra hoa của cây 1-2 năm tuổi. Nếu lấy hom từ nhánh đã ra hoa để trồng thì năm sau cây không ra hoa mà phải chờ tới năm sau nữa. Hom từ cây già có tỷ lệ sống thấp. Đặt hom đã cắt hết lá nghiêng xuống hố, lấp kín đất đến 3/4 độ dài hom, sau đó tưới nước. Sau khoảng 15 ngày hom giống ra rễ, mọc chồi. Khi cây mọc, phải giữ cho ruộng luôn đủ ẩm và sạch cỏ dại. Trong 2 tháng đầu, dùng nước phân chuồng để tưới thúc cho cây 3 lần. về sau, mỗi năm bón thúc 2 lần vào các tháng 6 - 7 và 9 - 10, mỗi lần 5 - 7 kg phân chuồng mục. Ngoài ra, có thể bón thêm lân. Là cây sống dựa, kim ngân cần có giàn leo. Tốt nhất là loại giàn hình mái nhà làm bằng cây que khoẻ, chắc. Nếu cây quá tốt, cần tỉa bớt cành, lá. Sâu bệnh chủ yếu hại kim ngân là rệp, có thể diệt trừ bằng Sherpa 25 EC.

Bộ phận dùng

Hoa sắp nở (có lẫn một số hoa đã nở) đã phơi hay sấy khô (Dược điển Việt Nam II, tập 3). Thân và cành thu hái quanh năm phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Hoa kim ngân chứa flavonoid, tinh dầu và một số thành phần khác. Các flavonoid là luteolin, luteolin - 7 - glucosid.

Tinh dầu gồm a - pinen; hex - 1 - en; hex- 3 - en - 1 - ol; cis- và trans - 2 - methyl - 2 - vinyl - 5- (a - hydroxyisopropyl) - tetrahydrofuran; geraniol; a - terpineol; alcol benzylic; alcol p - phenyl ethylic; carvacrol; eugenol; linalol; 2,6,6 - trimethyl - 2 - vinyl - 5 hydroxy tetrahydrydropyran

Hoa còn chứa acid clorogenic 6%. Chất này cũng có trong rễ, thân và lá với hàm lượng theo thứ tự 1,4%, 0,9% và 2,6%. Hoa và thân có acid isoclorogenic, gồm 3 đồng phân là các acid isoclorogenic a, b, c. Acid isoclorogenic a là acid 3,5 - dicafeoyl quinic, còn acid isoclorogenic b và c là 2 đồng phân của acid 3,4 - dicafeoylquinic. Lá chứa nhiều acid clorogenic và acid isoclorogenic hơn hoa.

Ngoài ra, kim ngân còn có flavonoid khác là lonicerin, loniceraflavon (Lonicerin là neohesperidosid của luteolin và loniceraflavon tương ứng vối 5,6,4' - trihydroxyílavon) và một số iridoid glycosid như loganin, secoxyloganin, secologanin, secologanin dimethyl acetal, vogelosid, epivogelosid.

Phần trên mặt đất chứa saponin, trong đó aglycon là acid oleanolic hoặc hederagenin. Các aglycon được nhận dạng là3-0-a-L - arabinopyranosyl hederagenin; 3--0-P-D - glucopyranosyl hederagenin; 3-O-a-L - rhamnopyranosyl - (1 -» 2) - a - L - arabinopyranosyl hederagenin, 3 - o - a - L - arabinopyranosyl hederagenin 28 - p - D - glucopyranosyl (1 -> 6) - p - D - glucopyranosyl ester; 3-O-p-D- glucopyranosyl - (1 -» 2) - a - L - arabinopyranosyl hederagenin 28 - p - D - glucopyranosyl -(l-»6)-p-D - glucopyranosyl ester; 3-O-a-L - rhamnopyranosyl - (1 —» 2) - a - L - arabinopyranosyl heđeragenin 28 - p - D - glucopyranosyl ester; 3-O-a-L - rhamnopyranosyl -(l-»2)-a-L- arabinopyranosyl hederagenin 28 - p - D - glucopyranosyl -(l-»6)-P-D- gỉucopyranosylester; 3-O-a-L - rhamnopyranosyl -(l->2)-a-L - arabinopyranosyl hederagenin 28 - O-P - D- 6- 0- acetyl glucopyranosyl - (1 -> 6) - p - D - glucopyranosyl ester; acid 3-O-P-D- glucopyranosyl - (1 —> 2) - a - L - arabinopyranosyl oleanolic, 3-O-a-L - arabinosyl oleanolic acid 28 - o - (3 - glucopyranosyl - (l->6)-p*D- glucopyranosyl ester, 3-O‘P-D - glucopyranosyl - (1 -> 2) - a - L - arabinopyranosyl oleanolic acid 28 - p - D, glucopyranosyl - (1—> 6) - p - D - glucopyranosyl ester và 3 - o - a - L  rhamnopyranosyl - (1 —> 2) - a - L - arabinopyranosyl oleanolic acid 28 - p - D - glucopyranosyl - (1 —» 6) - Ị3 - D - glucopyranosyl ester.

Tác dụng dược lý

-Tác dụng kháng khuẩn:

Nước sắc hoa kim ngân có tác dụng ức chế rất mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga. Nưóc sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác. Khi nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro bằng các phương pháp khuếch tán và hệ nồng độ, người ta thấy nước sắc cô đặc 100% của hoa kim ngân có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối vối các trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả. Tác dụng yếu hơn đối với các trực khuẩn bạch hầu, E.coli, phế cầu, tụ cầu khuẩn vàng. Nước sắc lá kim ngân vối nồng độ 20 - 1,2% ức chế trực khuẩn Shiga, với nồng độ 20 - 5% ức chế trực khuẩn cận thương hàn, nồng độ 100% có tác dụng đối với tụ cầu khuẩn. -Tác dụng trên chuyển hóa chất béo: Kim ngân có tác dụng tăng cưòng chuyển hóa các chất béo.

-Tác dụng trên đường huyết :

Nước sắc hoa kim ngân cho uống làm tăng lượng đường huyết trên thỏ, tác dụng kéo dài 5-6 giờ.

-Tác dụng chống choáng phản vệ :

Nưốc sắc kim ngàn cho uống có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ trên chuột lang. Ở chuột lang uống kim ngân, số lượng và tính chất các dưỡng bào ở mạc treo ruột ít thay đổi. Lượng histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột lang bình thường và chuột lang uống kim ngân trước khi gây choáng.

- Độc tính: Chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho ngưòi, vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận không thấy có thay đổi gì đặc biệt.

Tính vị, công năng

Kim ngân có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, vào 4 kinh tâm, phế, vị và tỳ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng.

Công dụng

Theo kinh nghiệm nhân dân và trên thực tế lâm sàng, kim ngân thường được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, ban sởi, tả, lỵ, ho do phế nhiệt. Dựa trên kết quả thực nghiệm, kim ngân đã được ứng dụng điều tri thấp khớp, viêm mũi dị ứng và bộnh dị ứng khác. Ngày dùng 4 - 6g hoa hay 10 - 16g cành lá dưới dạng thuốc sắc, hãm, cao, rượu thuốc hoặc hoàn tán. Có thể dùng riêng kim ngân hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Chú ý: Một số người uống kim ngân bị ỉa lỏng, chỉ cần giảm liều hoặc nghỉ uống là hết. Những người tỳ vị hư hàn không thực nhiệt, hoặc mồ hôi ra nhiều không nên dùng. Kim ngân đã được dùng từ lâu đời ở Trung Quốc như một thuốc hạ sốt, làm dễ tiêu và tri lỵ. Hoa phơi khô dùng để lợi tiểu. Kim ngân có tác dụng cải thiện chuyển hóa chất béo trong bệnh tăng lipid máu, sau khi uống thuốc, các ester trong huyết thanh giảm. Nước cất nụ hoa kim ngân (kim ngân hoa lệ) được dùng tiêm để điều tật bệnh nhiễm khuẩn.

Bài thuốc có kim ngân

1. Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, một số trường hợp dị ứng

- Kim ngân 6g (hoa) hoặc 12g (cành và lá), nước 100 ml, sắc còn 10 ml, thêm đưòng vào cho đủ ngọt (chừng 4g). Đóng vào ống hàn kín, hấp tiệt trùng để bảo quản. Nếu dùng ngay thì không cần đóng ống và chỉ cần đun sôi, rồi giữ sôi trong 15 phút đến nửa giờ là uống được. Người lớn: ngày uống 2 đến 4 liều trên (2-4 ống), trẻ em từ 1 đến 2 liều (1-2 ống).

- Đơn thuốc trên thêm 3g ké đầu ngựa cùng một công dụng và liều dùng.

2. Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa: Hoa kim ngân 6g, cam thảo 3g, nước 200 ml. sắc còn 100 ml chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

3. Ngân kiều tán (bài thuốc kinh nghiệm từ cổ) chữa mụn nhọt, sốt, cảm: Hoa kim ngân 40g, liên kiều 40g, kinh giói tuệ 16g, cát cánh 24g, đạm đậu sị 20g, bạc hà 24g, ngưu bàng tử 24g, đạm trúc diệp 16g. Tất cả sấy khô tán bột. Có thể làm thành viên, ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 12g.

4. Chữa cảm cúm: Kim ngân 4g, tía tô 3g, kinh giới 3g, cam thảo đất 3g, cúc tần hay sài hồ nam 3g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Tất cả dùng lá phơi khô, sắc uống.

5. Chữa sởi: Hoa kim ngân 30g, cỏ ban 30g. Dùng tươi, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống. Có thể phơi khô, sắc uống.

6. Chữa viêm phổi:

a. Kim ngấn hoa, sinh địa, huyền sâm, mỗi vị 20g; địa cốt bì, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 16g; hoàng liên 12g, xương bồ 6g. sắc uống ngày một thang.

b. Kim ngân, sinh địa, huyền sâm, mạch-môn, mỗi vị 20g; liên kiều, uất kim, đan bì, mỗi vị 12g; hoàng liên, thạch xương bồ, mỗi vị 6g. sắc uống, ngày một thang.

7. Chữa áp xe phổi giai đoạn viêm nhiễm, sung huyết khởi phát: Kim ngân, sài đất, bồ công anh, mỗi vị 20g; tang bạch bì, ý dĩ, mỗi vị 16g; kinh giới, hạnh nhân, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.

8. Chữa áp xe phổi giai đoạn toàn phát: Kim ngân 20g; hoàng đằng, ý dĩ, mỗi vị 16g; liên kiều, hoàng liên, đào nhân, mỗi vị 12g; đình lịch tử 8g. Sắc uống ngày một thang.

9. Chữa viêm gan virus (Ngũ linh thang gia giảm): Kim ngân 16g; nhân trần 20g; xa tiền 16g; phục linh, ý dĩ, mỗi vị 12g; trư linh, trạch tả, đại phúc bì, mỗi vị 8g. Sắc uống, ngày một thang.

10. Chữa viêm gan mạn tính (Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm): Kim ngân 16g; nhân trần 20g; hoàng cầm, hoạt thạch, đại phúc bì, mộc thông, mỗi vị 12g; phục linh, trư linh, đậu khấu, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.

11. Chữa viêm cầu thận cấp tính: Kim ngân, bồ công anh, mỗi vị 20g; mã đề 12g; vỏ quýt, vỏ rễ dâu, vỏ cau khô, ngũ gia bì, quế chi, mỗi vị 8g; vỏ gừng 6g. sắc uống ngày một thang.

12. Chữa viêm khớp dạng thấp (Bạch hổ quế chi thang gia vị): Kim ngân 20g; thạch cao 40g; tri mẫu, tang chi, ngạnh mễ, hoàng bá, phòng kỷ, mỗi vị 12g; thương truật 8g; quế chi 6g. sắc uống ngày một thang.

13. Chữa sốt xuất huyết: Kim ngân hoa, rễ cỏ gianh, mỗi vị 20g; cỏ nhọ nồi, hoa hoè, mỗi vị 16g; liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 12g; chi tử 8g. Sắc uống ngày một thang. Nếu khát nước, thêm huyền sâm, sinh địa (mỗi vị 12g); sốt cao, thêm tri mẫu 8g.

14. Chữa mụn nhọt: Kim ngân hoa 20g; bồ công anh 16g; liên kiều, hoàng cầm, gai bồ kết, mỗi vị 12g; bối mẫu 8g; trần bì 6g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.

15. Chữa dinh râu (Ngũ vị tiêu độc ẩm gia giảm): Kim ngân hoa, bồ công anh, tử hoa địa đinh, mỗi vị 40g; cúc hoa, liên kiều, mỗi vị 20g. Nếu sốt cao, tại chỗ sưng đau nhiều thêm thạch cao 40g; hoàng cầm, chi tử sống, đan bì, mỗi vị 12g; hoàng liên 8g. sắc uống ngày một thang.

16. Viêm bạch mạch cấp (Giải độc đại thanh thang gia giảm): Kim ngân, đại thanh diệp, sinh địa, mỗi vị 40g; huyền sâm, chi tử sống, mỗi vị 12g; mộc thông 4g. Nếu sốt cao thêm thạch cao 40g, hoàng liên 4g. sắc uống ngày một thang.

17. Chữa nhiễm khuẩn huyết (Thanh doanh thang gia giảm): Kim ngân hoa, sinh địa, mỗi vị 40g; huyền sâm, liên kiều, mỗi vị 20g; địa cốt bì, đan bì, ui mẫu, mạch môn, mỗi vị 12g; hoàng liên 6g. sắc uống ngày một thang.

18. Chữa viêm phổi trẻ em: Kim ngân hoa 16g; thạch cao 20g; tang bạch bì 8g; tri mẫu, hoàng liên, liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 6g; cam thảo 4g. sắc uống. 19. Chữa co giật trẻ em (Hương nhu ẩm gia giảm): Kim ngân hoa 16g; hương nhu, biển đậu, mỗi vị 12g; hậu phác, liên kiều, mỗi vị 8g. sắc uống.

20. Chữa viêm phần phụ cấp tính: Kim ngân, liên kiều, tỳ giải, ý đĩ, mỗi vị 16g; hoàng bá, hoàng liên, mã đề, nga truật, mỗi vị 12g; uất kim, tam lăng, mỗi vị 8g; đại hoàng 4g. sắc uống ngày một thang. 27. Chữa viêm màng tiếp hợp cấp: Kim ngân 16g; liên kiều, hoàng cầm, ngưu bàng tử, mỗi vị 12g; chi tử 8g; bạc hà, cát cánh, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC