Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Ma Hoàng

10:05 08/05/2017

Ma Hoàng còn gọi là thảo ma hoàng, xuyên ma hoàng sơn ma hoàng, mộc tặc ma hoàng, mộc ma hoàng, trung ma hoàng.

Tên khoa học Ephedra sinica Stapf., Ephe- dra equisetina Bunge, Ephedra intermedia Schrenk et Mey.

Thuộc họ Ma hoàng Ephedraceae.

Ma hoàng là một vị thuốc thường dùng trong đông y, hiện nay chưa thấy cây này ở Việt nam. Một vài nơi giới thiệu và khai thác một cây khác với tên ma hoàng Việt Nam, nhưng chúng tôi thấy không đúng, do đó giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

Hiện nay, tại một số nước châu Phi (Angiêri) trồng được ma hoàng có tác dụng, cho nên ta có thể nghiên cứu di thực cây này vào nước ta. Ma hoàng (Herba Ephedrae) là ngọn hay phần trên mặt đất của nhiều loài ma hoàng phơi hay sấy khô. Tên ma hoàng vì vị thuốc có vị ma (cay cay tê tê, không rõ rệt) màu vàng. Tên Ephedra do chữ Epi có nghĩa là trên, hedra có nghĩa là đất, ý nói là cây thuốc mọc ưên đá, chữ sinica có nghĩa là cây nguồn gốc ở Trung Quốc, equisetina là mộc tặc ý nói có loài ma hoàng giống cây mộc tặc (cỏ tháp bút).

Trên thị trường, thường lưu hành nhiều loài ma hoàng, nhưng chủ yếu có mấy loài sau đây:

1. Thảo ma hoàng, còn gọi là điền ma hoàng hay xuyên ma hoàng, (Herba Ephedrae sinicae) hái ờ cây thảo ma hoàng Epbedra sinica Staph.

2. Mộc tặc ma hoàng còn gọi là mộc ma hoàng, hay sơn ma hoàng (Herba Ephedrae equisetinae), hái từ cây mộc tặc ma hoàng Ephe- dra equisetina Bunge.

Ngoài ra còn trung mơ hoàng (Herba Ephedrae intermediae) hái từ cây ữung ma hoàng Ephedra intermedia Schrenk et Mey. Song tuệ ma hoàng hái từ cây song tuệ ma hoàng Ephe- dra distachya L. v.v...

A. Mô tả cây

Thảo ma hoàng-Ephedra sinica-là một cây mọc thẳng đứng cao chừng 30-70cm, thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6cm, trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hoá thành vẩy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong, hoa đực hoa cái khác cành, cành hoa đực nhiều hoa hơn (4-5 đôi), quả thịt, màu đỏ giống như quả nho.

Vì cây lại hay mọc ở bờ biển cho nên châu Âu gọi ma hoàng là loại nho biển (Raisin de mer). Hạt hoi thò ra . Mộc tặc ma hoằng-Ephedra equisetina-cũng là là một cây nhỏ mọc thẳng đứng, cao tới 2m, cành cứng hơn, màu xanh xám hay hơi có phấn trắng, đốt ngắn hơn, thường chỉ dài l-3cm, lá dài 2mm, màu tía. Hoa đực và hoa cái khác cành, quả hình cầu, hạt không thò ra như thảo ma hoàng.

Như vậy chỉ căn cứ vào chiều dài của đốt ta cũng có thể phân biệt hai loài ma hoàng: Thảo ma hoàng có đốt dài hơn (3-6cm), hạt thò ra, còn mộc tặc ma hoàng đốt ngắn hơn (l-3cm), hạt không thò ra. Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng loài trung ma hoàng Ephedra intermedia cũng có đốt dài như thảo ma hoàng, nhưng đường kính cành trung ma hoàng thường hơn 2mm, còn đường kính thảo ma hoàng chỉ khoảng l,5-2mm .

Ma hoàng và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Như trên đã nói, ma hoàng chưa thấy ở nước ta, số lượng ta dùng hiện nay đều nhập của Trung Quốc. Đối với thế giới, ma hoàng Trung Quốc cũng được coi là tốt nhất, vì nhiều hoạt chất. Tại Trung Quốc, ma hoàng có nhiều ờ Hoa Bắc, Tây Bắc, chủ yếu là mọc hoang. Ma hoàng dùng trong nước và xuất cảng, loài phổ biến nhất là thảo ma hoàng, rồi đến mộc tặc ma hoàng, thường bán hai thứ lẫn lộn, loài trung ma hoàng thường chỉ tiêu thu ữong nước tại nơi có cây, ít khi bán đi nơi khác.

Người ta thường thu hái ma hoàng vào mùa thu, trong khi nghiên cứu định lượng hoạt chất, người ta cũng thấy vào mùa thu, hoạt chất đạt tới 100% thì vào mùa xuân hoạt chất chỉ còn 25-30%, nếu chậm thu hoạch vào mùa đông, hoạt chất còn có 50%. Trong bộ sách thuốc cổ nhất của Trung Quốc (Thần nồng bản tháo), người ta cũng đã quy định ma hoàng phải hái vào tiết lập thu, khi thân còn hơi xanh, bỏ các mấu và quả. Khoa học hiện nay đã chứng minh kinh nghiệm đó là đúng. Đốt và quả chứa rất ít ancaloit, nếu đợi cây già, ngả màu nâu thì vị thuốc hết hiệu lực, chỉ dùng cho trâu bò ăn mà thôi.

C.Thành phần hoá học

Trước đây ma hoàng chỉ là một yị thuốc kinh nghiệm lâu đời của đông y, vào những năm 1885 và 1887 hai nhà bác học Nhật Bản là Nagai và Hamanashi chiết được từ vị ma hoàng ra chất ancaloit gọi là ephedrin. Từ đó ma hoàng được dùng cả trong tây y. Nhưng dần dấn, người ta thấy là tuỳ theo nguồn gốc ma hoàng, hoạt chất thay đổi, tỷ lệ hoạt chất cũng thay đổi.

Trong ma hoàng người ta đã chiết được những hoạt chất chủ yếu sau đây: Ephedrin hay 1. ephedrin C10H1SNO, d. pseudoephedrin C|0H15NO, Ị.N metyl ephedrin CnH17NO, d. N. metyl ephedrin CUH17NO 1. nor ephedrin C9HuNO, d. nor- ephedrin C9H13NO. Trong tất cả những hoạt chất kể trên, ephedrin có tác dụng hơn cả, tỷ lệ vào mùa thu cao hơn CÓ thể đạt tới 1,3%, sau đến d. pseudo ephedrin chừng 0,20%, những hoạt chất khác đểu ở những tỷ lệ rất thấp. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tỷ lệ ancaloit toàn phần trong một số loài ma hoàng thường gặp, đồng thời tỷ lệ của chất ephedrin hay 1. ephedrin trong đó: (xem bảng cuối trang) Dược điển Trung Quốc có quy định vị ma hoàng dùng làm thuốc phải chứa ít nhất 0,8% ancaỉoit toàn phần, độ tro không được quá 9%. Ngoài các chất kể trên, nãm 1934 Triệu Thừa Hà và Mai Bân Phu (Trung Hoa y học tạp chí, 20: 697) đã chiết được từ thảo ma hoàng một chất gọi là ephedin CgHlgN203, độ chảy 76-87°

D. Tác dụng dược lý

Tác dụng dược lý của ma hoàng chủ yếu là tác dụng dược lý của chất ephedrin hay 1. ephedrin. Xem công thức của ephedrin chúng ta thấy khá giống công thức của adrenalin. Do đó ta thấy tác dụng của ephedrin gần giống tác dụng của adrenalin, tuy có yếu hơn, nhưng thường lâu hơn.

Sau đây là một số tác dụng chính:

1. Tác dụng giống thẩn kinh giao cảm. Ephedrin có tác dụng làm giãn phế quản, rất thích hợp cho những trường hợp do phế quản co mà thở khó khãn, đối với cơ trơn của ruột và dạ dày, ephedrin có tác dụng ức chế (giảm) nhu động, ephedrin có tác dụng kích thích cơ tim và làm co nhỏ mạch máu ngoại vi, làm cho tim đập nhạnh hơn, huyết áp tăng cao và kéo dài, khi trúng độc hoặc nhỏ vào mắt thì làm giãn đổng tử, ephedrin còn làm lượng huyết đường tăng cao, chuyển hoá tãng, co nhỏ lá lách làm tăng lượng hồng huyết cầu.

2. Kích thích thần kinh trung ương. Ephedrin có tác dụng hưng phấn vỏ đại não làm cho tinh thần phấn chấn, giảm ngắn tác dụng gây ngủ của thuốc ngủ, hưng phấn trung khu hô hấp.

3. Tác dụng miễn dịch nhanh (tachyphylaxie). Nếu dùng ma hoàng hay ephedrin liên tục thì chóng có hiện tượng mọi tác dụng nói trên kém đi rất mau (đối với adrenalin không có hiện tượng này), về cơ chế tác dụng của ephedrin, hiện nay ý|kiến chưa thống nhất: có tác giả cho rằng do ephedrin có cấu tạo giống như adrenalin cho nên ephedrin có tác dụng trực tiếp trên các cơ quan như adrenalin, nhưng một số tác giả (Gaddum và Kwiatkowski, 1938; Blaschko, 1952) lại cho rằng ephedrin có tác dụng gián tiếp bằng cách bảo vệ chất adrenalin trong cơ thể khỏi bị phá huỳ bởi men monoaminoxydaza, tuy nhiên giả thuyết của các tác giả này chưa được chứng minh đầy đủ bằng thực nghiệm cho nên còn phải nghiên cứu sâu hơn nữa. Tác dụng gây ra mồ hôi. Trên lâm sàng ma hoàng gây ra mồ hôi rõ rệt nhưng tác dụng này chưa được chứng minh và giải thích thích đáng bằng thực nghiệm. Còn cần nghiên cứu nữa.

Ngoài ra ma hoàng và ephedrin còn có tác dụng thông tiểu tiện, kích thích bài tiết nước giải, bài tiết dịch vị. Tác dụng của ephedin, lại ngược lại với tác dụng của ephedrin. Theo báo cáo của Trần Khắc Khôi (Ỉ935, Chinese M. physiol., 9: 17-20) thì ephedin làm hạ huyết áp, tăng sự co bóp của tử cung chuột bạch, tăng nhu động ruột của thỏ, hơi kích thích hô hấp. Tác dụng dược lý của rễ ma hoàng. Theo sự nghiên cứu của các tác giả Nhật Bản (Lưu Mê Đạt Phu, Mộc Thôn Hùng Tứ Lang, Hoà hán dược dụng thực vật, 424, 1940), thì tác dụng dược lý của rẽ ma hoàng hoàn toàn ngược lại với tác dụng của cành và thân ma hoàng nếu dùng cao lỏng rễ ma hoàng tiêm vào động vật thì thấy huyết áp giảm xuống, mạch máu ngoại vi giãn ra, hô hấp tăng nhanh.

E. Công dụng và liều dùng

Ma hoàng được dùng trong cả đông y và tây y. Tây y chủ yếu dùng chất ephedrin chiết xuất từ ma hoàng, đông y chỉ dùng toàn cành phơi khô. Đông y dùng ma hoàng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu tiện, chữa ho, trừ đờm, dùng trong bệnh ho lâu năm, viêm khí quản, hen suyễn, đau khớp xương.

Tính chất của ma hoàng theo các tài liệu cổ như sau: Vị cay đắng, tính ôn, vào 4 kinh tâm, phế, bằng quang và đại trường, không độc, có khả năng khai thấu lý, ra mồ hôi, lợi tiểu tiện, làm thuốc chữa lỵ long đờm, dùng chữa trúng phong, thương hàn,, nhức đẩu, chữa ho, phá tích tụ, chữa chứng hay ngủ, tiêu xích ban độc, nhưng không nên uống nhiều sợ ngưòi hư hao. Phàm những người khí hư, tự ra mồ hôi (mồ hôi trộm), phổi nóng khó thờ thì không dùng được.

Liều dùng hàng ngày: Ngày uống 5-10g dưói hình thức thuốc sắc, thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Tây y dùng ephedrin dưới dạng muối clohydrat hay sunfat, dùng riêng hay phối hợp với aspirin, caíein, papaverin. Liều dùng hàng ngày là 0,05 đến 0,15g để chữa hen (bắt đâu dùng liều 0,02g, tăng dần tới liều 0,12 và 0,15g). Có khi dùng ephedrin làm thuốc nhỏ mũi chữa sổ mũi (dung dịch 3% trong nước, mỗi lần nhỏ 1-2 giọt dung dịch này). Cần chú ý là trong đông y người ta phân biệt cành và rễ. Tác dụng cành đã giới thiệu ở trên.

Theo đông y rễ ma hoàng (ma hoàng cãn) và đốt ma hoàng (ma hoàng tiết) có tác dụng ngược lại, làm giảm mồ hôi, dùng trong những bệnh mồ hôi ưộm, đẻ xong người yếu mồ hôi ra nhiều. Đơn thuốc có ma hoàng dùng trong đông y

1. Chữa viêm khí quản, hen suyễn, cảm mạo: Ma hoàng thang (bài thuốc của Trương Trọng Cảnh), ma hoàng 8g, quế chi 6g, hạnh nhân 8g, cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

2. Đơn thuốc khác chữa hen suyễn, viêm phế quàn mãn tính, lao: Ma hoàng 5g, Tế tân 3g, Bán hạ 2g, Ngũ vị tử lg, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC