Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Mần Tưới

11:05 20/05/2017

Eupatorium fortunei Turcz

Tên đồng nghĩa: Eupatorium staechađosmum Hance

Tên khác: Trạch lan, lan thảo, hương thảo, co phất phử (Thái).

Tên nước ngoài: Eupatoire (Pháp).

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cây thảo, mọc đứng, cao 50 - 70cm. Thân, cành hình trụ, nhẵn, có khía, màu tím đỏ nhạt. Lá mọc đối, những lá ở phía ngọn đôi khi mọc so le, hình mác hẹp, gốc thuôn, đầu nhọn, dài 8 - 12cm, rộng 1,5 - 2cm, mép khía răng đều, hai mặt nhẵn; cuống lá dài 0, 5 - lcm.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành ngù kép, mang nhiều đầu dài 7 - 8mm; lá bắc nhỏ; hoa màu tím hổng, đôi khi màu trắng; tràng hoa loe dần về phía đầu, mào lông đài 3mm; bao phấn không có tai ở gốc. Quả bế, màu đen, có 5 cạnh lồi.

Mùa hoa quả: tháng 9-11.

Cây dễ nhầm lẫn: Bả dột (xem cây này).

Mần tưới và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Eupatorium L. có khoảng 400 loài trên thế giới, phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Ở Việt Nam có khoảng 10 loài, mần tưới là một loại cây trồng; còn thấy ở cả Ân Độ, Trung Quốc và Lào.

Mần tưới được trồng rải rác trong nhân dân, trong các vườn gia đình để làm thuốc và làm rau ăn. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơị chịu bóng, nên thường được trồng xen ở vườn chuối. Hiện nay cây chưa thấy trồng ở vùng núi cao. Mần tưới ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh cây chồi mạnh sau khi cắt. Cây rụng lá và phần trên mặt đất có hiện tượng tàn lụi về mùa đông.

Cách trồng

Mần tưới thường được trồng làm hàng rào quanh vườn, dọc lối đi trong sân. Trồng bằng hạt vào mùa xuân, nhưng chủ yếu bằng cành, cắt lấy phần có rễ ở gần gốc, dài 10 - 30cm, đặt nghiêng, phần gốc xuống dưói, phần ngọn lên trên, lấp đất sâu độ 2/3 chiều dài. Nếu giữ ẩm tốt, cành giám sẽ ra rễ và nảv mầm sau 7 - 10 ngày. Giâm vào mùa xuân hoặc mùa thu đều được. Sau khi trồng 3-4 tháng, có thể thu hoạch.

Lúc đầu chỉ nên thu hái lá, sau có thể cắt cả cành mang lá. Cây không cần chăm sóc nhiều, nhưng cần tưới khi trời khô hạn và phải giữ cho cây không bị úng nước. Sau mỗi lần thu hái, cần bón thúc bằng nước phân chuồng, nước giải hoặc dạm pha loãng. 

Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất thu hái quanh năm, tốt nhất vào lúc cây có nụ hoa. Dùng tươi hoặc phơi sấy khô.

Thành phần hoá học

Từ lá mần tưới, 42 chất được chiết xuất bằng phương pháp hấp thụ, trong đó chất chủ yếu là đồng phân của farnesen.

Tinh dầu mần tưới chứa camphen, longiíblen, a - muurolen, p - caryophylen, p - farnesen, caren, p - pinen, myrcen, isobornyl acetat, a - guaienen, Ị3 - guaienen, neryl acetat, a - cedren (Mo Zhenkun,1986; CA. 106, 135261p)

Tinh dầu của phần trên mặt đất của cây mần tưới mọc ở Việt Nam có a - pinen, p - pinen, a - phelandren, a - terpinen, 1 - p cineol, camphor, terpinen - 4 - ol, methylthymol, methylchavicol, (3 - elemen, thymolhydroquinon (73,6%), dimethylether, p - caryophylen 8,9%, a - humulen, p - sabinen, selina - 4, 11 - dien (11%, a - selinen và caryophylen oxyd (Nguyễn Xuân Dũng và cs, 1991).

Ngoài tinh dầu, mần tưới còn chứa coumarin; ayapin; 2 - hydroxy - 4 - methylacetophenon; 8,9 - epoxy - 10 - acetyl - oxy - thymol angelat; 9 - isobutyryloxy - 8 , 10 - dihydroxythymol; angeloyl - 8; 10 - dihydroxythymol (Nguyễn Thị Diễm Trang và cs, 1993).

Tính vị, công năng

Mần tưới có vị đắng, mùi thơm, tính hơi ấm, vào kinh can, tỳ; có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng.

Công dụng

Mần tưới được dùng chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, phụ nữ sau khi đẻ đau bụng do ứ huyết, phù thũng, choáng váng hoa mắt, chấn thương, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da. Ngày dùng 10 - 20g cây khô hoặc 50 - 150g cây tươi dưới dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài, cả cây giã nát đắp. Ngoài ra nhân dân còn dùng mần tưới để diệt chấy, rận, rệp; xua đuổi các loại bọ chó, bọ mạt, dĩn. Muốn diệt chấy, rận, lấy cả cây mần tưới sắc đặc với nước dùng gội đầu, giặt quần áo, chăn màn, hoặc đổ nước sắc vào kẽ giường để trừ rệp. Cho mần tưới tươi vào hũ, đậy kín chống được mọt cho đỗ xanh, đỗ đen, cau khô. Để trừ bọ chó, mạt gà, người ta dọn sạch phân, rác bẩn ở ổ chó, ổ gà, rồi lấy cành lá mần tưới tươi để nguyên hoặc vò nát lót vào, khoảng 3-5 ngày thay một lần. Lá mần tưới phơi khô, tán bột rắc vào hòm, tủ để trừ mọt, nhậy.

Nhân dân Trung Quốc dùng mần tưới uống làm thuốc lợi tiểu, bổ dạ dày, giảm sốt, điều kinh.

Kiêng kỵ: Phụ nữ bị băng huyết và bệnh nhân đái ra máu không dùng.

Bài thuốc có mần tưới

1. Chữa chấn thương do ngã:

Lá mần tưới giã nát hoà với đồng tiện, gạn lấy nước cho uống thì tỉnh.

2. Chữa máu hôi không ra sau khi đẻ:

Mần tưới (cả gốc và lá), ngải tím, quế chi, đều bằng nhau. Tán thành bột, lấy chừng 80g, chia làm 2 lần uống với rượu.

3. Chữa phù thũng sau khi đẻ:

Mần tưới, phòng kỷ, đều bằng nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với giấm làm thang.

4. Chữa kinh chậm kỳ, hành kinh ra huyết xấu :

a. Mần tưới (20g), ích mẫu (12g), hương phụ sao (8g). Sắc uống.

b. Mần tưói (12g), hương phụ (tứ chế, 16g), ích mẫu (16g), nghệ xanh (16g), ngưu tất (12g) hoặc cỏ xước (20g), tô mộc (12g), chỉ xác (12g). sắc uống ngày một thang.

5. Chữa mụn nhọt, vết thương ứ huyết:

Mần tưới, huyết giác đều 20g. sắc uống. Ngoài dùng mần tưối giã đắp.

6. Chữa sốt, tiêu hoá kém:

Mần tưới khô (20g), sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống 15 phút trước hai bữa ăn chính.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC