Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Me Rừng

11:05 20/05/2017

Me Rừng có tên khác: Mận rừng, me quả tròn, chùm ruột núi, chùm ruột rừng, mác kham (Tày), diều cam (Dao), xì xa liên (K' Ho).

Tên nước ngoài: Emblic myrobalan tree, malacca tree, country gooseberry (Anh); phyllanthe emblic (Pháp).

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô tả

Cây nhỡ, phân cành nhiều, cao 5 - 7xn, có khi hơn. Cành nhỏ mềm, có lông. Lá nhỏ thuôn hẹp, dài 9 - 10mm, rộng 2 - 3mm, xếp xít nhau thành 2 dãy, nom như một lá kép lông chùn, mặt trên màu lục xám, mặt dưới nhạt hơi hổng; lá kèm rất nhỏ. Cụm hoa mọc ở kẽ lá ở cuối cành thành xim hoặc tản; hoa đơn tính cùng gốc màu vàng gổm nhiều hoa đực và ít hoa cái; hoa đực có 6 lá đài, 3 dính nhau, ngắn hơn đài; hoa cái có cuống ngắn hơn hoa đực nhiều, có 6 lá đài dày hơn, bầu 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả thịt hình cầu, to bằng quả táo ta, có khía rất mò, vị chua chát, ăn được; hạt màu nâu đỏ. Mùa hoa quả: tháng 5-10.

Me rừng và tác dụng chữa bệnh của nó

phân bố, sinh thái

Me rừng là một trong số ít loài cây gỗ thuộc chi Phyllanthus L. ở Việt Nam. Cây có nguồn gốc ở vùng Ấn Độ - Malaysia, nhưng vùng phân bố hiện nay gồm hầu hết các nước có khí hậu nhiệt đới ở Nam Á và Đông - Nam Á, như Ấn Độ, Malaysia, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và cả ở vùng Nam Trung Quốc. 

Ở Việt Nam, me rừng phân bố tương đối phổ biến ở các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1000m) và trung du. Cây ưa sáng, chịu hạn tốt và có thể sống được trên nhiều loại đất, lcể cả ờ vùng đồi khô cằn, đất nhiểu sỏi đá và nghèo dinh dưỡng. Cây thường mọc ở rừng thứ sinh, rừng thưa, đồi cây bụi..., rụng lá vào mùa dông. Sau mùa ra lá non mới đến mùa hoa, số lượng hoa quả trên một cây khá nhiều, tái sinh tự nhiên bằng hạt. Cây chịu được chặt phá và có thể tồn tại qua thảm hại cháy rừng.

Bộ phận dùng

Quả, lá, vỏ cây, rỗ. Quả chín đã phơi khô được ghi vào Dược điển Trung Quốc 1997 (Bàn in tiếng Anh)

Tác dụng dược lý

Quả me rừng chứa nhiều vitamin c, nên có tác dạng trị bệnh Scorbut (bệnh thiếu vitamin C). Vitamin c trong quả me rừng dễ hấp thu vào cơ thể hơn vitamin c tổng hợp. Có tác dụng kháng khuẩn mạnh, kháng nấm, và chống oxy - hoá. Cao nước quả me rừng đối kháng với tác dụng độc hại của Cs+ (cesium), Zn2+ và chất màu vàng metanyl tương tự nhu lượng tương đương của vitamin c, nhưng có hiệu quả nhiều hơn chống lại những tác dụng của ethvlparathion, Pb2+, Al+ và Ni2+ so với lượng tương đương vitamin c dùng riêng.

Acid galic và vitamin c đểu có tính chất chống oxy - hoá, kháng khuẩn và gây chelat hoá (chelat là một phức hợp giữa một kim loại và một hợp chất có thể có hai mối kết hợp hoặc nhiều hơn), trong khi tanin bảo vệ vitamin c khỏi bị oxy - hoá. Hoạt tính chống oxy - hoá của quả me rừng còn do sự có mặt của những tanín có thể bị thuỷ phân, như emblicamin A và B, punigluconin và pedưnculagin.

Phylemblin làm tăng tác dụng của adrenalin, có tác dụng ức chế nhẹ trên hệ thần kinh trung ương và chống co thắt. Cao quả me rừng áp đụng trên chuột nhắt trắng làm giảm tác dụng độc hại tế bào của chất gây ung thư 3,4 - benzo(a) pyrene, và cao nước của quả bảo vệ chống thương tổn nhiễm sắc thể ở đầu ngọn rễ tỏi do chiếu tia X; những tác dụng này được quy cho hệ thống chống oxy hoá của vitamin c, acid galic, đường khử và tanin.

Bột quả me rừng làm tăng hoạt tính của tế bào giết tự nhiên và độc tính tế bào phụ thuộc kháng thể ở chuột nhắt trắng có u báng, u bạch huyết Dalton. Dịch ép quả làm giảm nồng độ cholesterol ở người và thỏ cho uống cholesterol. Viên nén Abana bào chế từ quả me rừng và một số dược liệu khác cho uống trong thời gian dài đã có tác dụng hạ lipid trên chuột cống trắng. Nồng độ p - lipoprotein và apoprotein huyết thanh giảm đáng kể; lipoprotein tỷ trọng thấp giảm; lipoprotein tỷ trọng cao hơi tăng. Abana ức chế rõ rệt tổng hợp cholesterol ở gan và tăng thải trừ acid mật trong phân.

Cao methanol của quả me rừng có tác dụng ức chế enzym transcriptase ngược của siêu vi khuẩn gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), có thể khai thác để dự phòng và điều trị bệnh AIDS. Hoạt chất có tác dụng mạnh nhất được phân lập là putranjivain A. Cao cồn của quả, và quercetin phân lập từ cao có tác đụng bảo vệ gan in vivo ở chuột cống và chuột nhắt trắng. Cao chiết từ lá me rừng có tác dụng ức chế trên bạch cầu hạt và tiểu cầu người, xác minh một phần tác dụng chống viêm và hạ nhiệt của lá me rừng. Một phần lớn công dụng trị bệnh của me rừng có liên quan với tác dụng làm săn của tanin. Tuy tác dụng trong thời gian ngắn có thể có ích, việc dùng thường xuyên tanin toàn thán có thể nguy hiểm do tác dụng kháng dinh dưỡng của chất này.

Tính vị, công năng

Quả me rừng có vị chua, ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng nhuận phế, hoá đờm, sinh tân dịch, khỏi khát. Rễ me rừng vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thu liễm và giảm huyết áp.

Công dụng

Đi rừng , khi đang khát nước, gặp cây me rừng, hái quả, rửa sạch, cắn nhẹ, nuốt nưóc đần dần. Lúc đầu quả có vị chua chát, sau ngọt đần (nên có tên dư cam tử). Có người đã hái quả dể ăn dần chống khát khi đi đường xa. Quả me rừng chữa bệnh Scorbut (thiếu vitamin C). Quả me rừng ướp muối, phơi khô làm ô mai ngậm chữa ho, viêm họng, chống nôn mửa. Thường dùng quả me rừng chữa cảm mạo, sốt, ho viêm họng, miệng khô phiền khát. Mỗi ngày 10 - 30 quả sắc uống.

Để chữa viêm ruột, đau bụng đi ngoài, cao huyết áp, ngày dùng 15 - 20g rễ sắc uống. Chữa viêm da, mẩn ngứa, lở loét bằng lá nấu nước tắm rửa bên ngoài. Chữa nước ăn chân: quả me rừng tươi giã nát, lấy nước bôi. vỏ thân cây me rừng giã nhỏ, thêm nước, gạn uống, bã đắp chữa rắn độc cắn.

Ở Indonesia, nhân dân dùng nước sắc quả me rùng khô trị tiêu chảy ra máu, đắp thịt quả lên đầu chữa nhức đầu, chóng mặt và sốt. Ở Mianma và Thái Lan, dịch ép quả me rừng nhuận tràng và chữa viêm mất; nước sắc lá trị sốt và bệnh da.vỏ rễ là thuốc làm săn. Ở Lào, Campuchia, quả me rừng trị tiêu chảy, đau bụng và những rối loạn khác ở bụng. Ở Ấn Độ, quả me rừng tươi hoặc phơi khô được dùng chữa bệnh scorbut, đái tháo đưòng, sốt, viêm phế quản, ho và làm thuốc lợi tiểu, nhuận tràng. Quả ăn sống để nhuận tràng; quả khô trị chảy máu, tiêu chảy, lỵ. Kết hợp với sắt, quả được dùng trị thiếu máu, vàng da, khó tiêu.

Một loại nước ngọt lên men chế từ quả me rừng trị vàng da, khó tiêu, ho. Nước quả me rừng hoà với nước chanh chữa lỵ cấp tính. Một chế phẩm từ me rùng, kha tử và Terminalia bellerica được dùng làm thuốc tẩy, trị nhức đẩu, đa tiết mật, khó tiêu, táo bón, trĩ, gan to và cổ trướng. Dịch ri từ vết rạch của quả bôi ngoài trị viêm mắt. Hoa có tác dụng làm mát, hết khát và nhuận tràng.

Rễ và vỏ cây làm săn. Quả khô có tính chất tẩy rửa, dùng gội đầu. Dầu cố định chiết từ quả có tác dụng kích thích mọc tóc. Hạt me rừng trị hen, viêm phế quản, đa tiết mật. Quả me rừng là một thành phần trong nhiều thuốc cổ truyền Ấn Độ; có trong công thức một bài thuốc chữa sỏi niệu, và một bài thuốc khác chữa bệnh về gan, được chứng minh có tác dụng bảo vệ chống độc hại gan.

Thuốc gội đầu chứa me rừng, Sapindus trifoliatus, da lá tròn và Origanum vulgare được điểu trị cho nam và nữ 10 - 45 tuổi bị rụng tóc từng vùng; sau 6 tháng điều trị, 80% trưòng hợp đã mọc tóc trở lại. Ở Nepal, dịch ép vỏ cây me rừng trị lỵ amíp, uống mỗi lần 3 thìa cà phê, ngày 3 lần. Để trị tiêu chày, uống 15 - 20ml dịch ép quả hoà loãng với nước, cho thêm ít muối, ngày 2-3 lần, trong 2-4 ngày. Đế chữa nhức đầu, dùng 2 - 3g thịt quà, uống với sữa nóng; thường sau 2-3 giờ, phải uống một liều thứ hai.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC