Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Me Tây

11:05 20/05/2017

Tên đồng nghĩa: inga dulcìs wìlld.

Me tây có tên khác: Găng tây, me keo, mán đỉa, keo tây.

Tên nước ngoài: Madras thorn, Manila tamarind (Anh); pithecelobium doux (Pháp).

Họ: Trinh nữ (Mimosaceae).

Mô tả

Cây to, cao 15 - 18m. Thân hình trụ, phàn nhiều cành mảnh, dài, có những lỗ bì và mấu thắt. Lá kép có cuống chung mảnh, dài 1 - l,5cm, chia 2 cuống nhỏ (bậc hai) mỗi cuống mang một đôi lá chét hình bầu dục hoặc hình lưỡi liềm, phiến lệch, dài 2 - 3cm, rộng 0.8 - l,8cm, hai mặt nhẵn, gốc tròn, dầu tù; lá kèm biến đổi thành gai.

Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành chùy hẹp, dài 8 - 10cm gồm nhiều đầu; hoa màu trắng; đài có răng kình tam giác, có lông ở mặt ngoài; tràng hình chuông, có lông; nhị 30 - 50, rất mảnh; bầu có nhiều lông. Quả cong hình xoắn ốc, thắt lại giữa các hạt, cơm màu trắng đục; hạt hình bầu dục ngược, có vò ngoài đen bóng. Mùa hoa: tháng 11 - 1; mùa quả: tháng 3-5.

Me tây và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Pithecellobium Mart, có 2 loài ở Việt Nam trong đó me tây là cây nhập trồng. Me tây có nguồn gốc ở vùng Trung Mỹ; được người Bổ Đào Nha đưa vào Indonesia cách đây vài thế kỷ, còn người Tây Ban Nha lại có công đưa cây vào trồng ở Philippin... Ngày nay, me tây đã trở thành cây trồng phổ biến ở hầu hết các nước ở vùng nhiệt đới trên toàn thế giới (II. Hendro Sunarjono & R. E. Coronel, 1992).

Ở Việt Nam, chưa rõ me tây được nhập từ bao giờ, hiện được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía nam, dọc theo các đường phố hoặc hàng rào, từ Thừa Thiên - Huế trở vào. Me tây thuộc loại cây ưa sáng, có khả nãng chịu khô hạn và sống được trên nhiều loại đất. Cây sinh trưởng phát triển tốt trong vùng có khí hậu nhiệt đới điển hình nóng và ẩm hoặc hơi khô (Ân Độ); nhiệt độ không khí trung bình năm từ 24 đến 28°c, tối cao tuyột đối là 45 - 46°c. Cây ra hoa quả rất nhiều, trổng được bằng hạt. Gỗ me tây thường chỉ để làm củi, lá làm thức ăn cho gia súc.

Bộ phận dùng

Rễ, vỏ thân và lá, thu hái quanh năm, lá thường dùng tươi, rễ và vỏ thân phơi khô.

Tác dụng dược lý

1.  Tác dụng hạ glucose huyết: Cao chiết từ lá me tây có tác dụng làm hạ glucose huyết ở động vật thí nghiêm. Lá của các cây cùng chi Pithecelỉobium với me tây như p. lobatum, p. saman Benth. cũng có tác dụng làm hạ glucose huyết. Hoạt chất có tác dụng được xác định là alcaloid.

2. Tác dụng trên cơ trơn: Cao khô chiết từ vỏ thân cây me tây bằng cồn 50° có tác dụng ức chế sự co bóp của hổi tràng chuột lang cô lập.

3. Độc tính cấp: Cao khô chiết bằng cồn 50° từ vỏ thân cây me tây khá độc. Thử trên chuột nhắt trắng dùng đường tiêm phúc mạc, đã xác định được LD50 = 250 mg/kg. Tính vị, công năng Vỏ cây me tây có vị hơi đắng, chát, tính mát và lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết.

Công dụng

Lá me tây được dùng để chữa đái tháo dường. Rễ, vỏ cây chữa sốt, sốt rét. Ngày 10 - 20g lá hoặc rễ sắc uống. Chú ý vỏ cây có độc, còn dùng để duốc cá. Cơm quả ăn được, có vị bùi và béo.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC