Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Mía

14:05 23/05/2017

Mía

Tên nước ngoài: Sugar-cane, myar-cane (Anh); canne à sucre, cannamelle (Pháp).

Họ: Lúa (Poaceae).

Mô tả

Cây thảo lớn, sống hàng năm. Thân đặc, mọc đứng, cao 2-6m, không phân nhánh, có nhiều đốt. Lá hình dải, dài 0,5-0,8 m, có thể hơn, gốc hẹp, đầu thuôn nhọn gập xuống, mép nguyên ráp; gân giữa nổi rất rõ, mặt dưới ráp và có màu trắng nhạt; bẹ lá dài, bao bọc gần hết dóng thân, có lông ráp; lưỡi bẹ mềm và ngắn.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chuỳ phân nhánh mọc vòng, mang nhiéu bông nhỏ hình thuôn, màu trắng bẩn hoặc nâu nhạt, có lông mềm; hoa mọc dày đặc, hoa ở dưới có mày gần bằng bông nhỏ, mềm, hoa ở trên có mày tiêu giảm; bầu có vòi hình dải thuôn. Mùa hoa: tháng 10-12

Mía và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Saccharum L. có 4-5 loài ở Việt Nam, trong đó có 2 loài cây trồng là mía và mía lau (s. sinensis Roxb.) Trong phân loại thực vật, loài mía kể trên có mối liên hệ gần gũi với loài s. robustum, hiện còn mọc hoang dại ở Niu Guinê và chính nơi này, có giả thiết cho rằng đó là nguồn gốc nguyên thủy của cây mía. Từ đó mía di trú theo các hướng phía dông đến quần đảo Salômông, Niu Hê Brít, Niu Calêdôni, Haiti, đảo Hawai và phía tây là các. đảo Xêlèbi, Bornêô, Xumatra; sau đó đến Ấn Độ và Mianma. Hơn 100 giống mía của vùng nhiệt đới ngày nay là biến chủng của 2 loài mía kể trên hoặc những con lai qua nhiều thế hệ của chúng. Những trung tâm trồng mía của thế giới, gồm Nam Mỹ, vùng Caribê (Braxin, Côlômbia, Pêru, Êquađo, Cu Ba) và Australia. Ỏ châu Á, là các nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan, Xrilanca... Đông Nam Á (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Việt Nam), Đông Á (đảo Hải Nam, Đài Loan) và các tỉnh phía nam Trung Quốc.

Mía có biên độ sinh thái rộng ở vùng khí hậu nhiệt đới và cả vùng cận nhiệt đới. Cày sinh trưởng đặc biệt nhanh chóng trong mùa mưa ẩm. Từ một mầm giống ban đầu, sau một năm đã tạo thành một khóm lớn với nhiều thân sinh ra từ các chồi gốc. Trên mỗi lóng của thân, bên trong bẹ lá đều có một chồi ngủ. Loại chồi này chỉ mọc lên sau khi bị tác động, như bị chặt ngang thân hay thành đoạn đem vùi xuống đất. Mía ra hoa hàng năm song hoa chỉ xuất hiện một lần trên một cây có thời gian sinh trưởng khoảng một năm trở lên. Hạt mía cũng có khả năng nẩy mầm tốt, nhưng trong trồng trọt người ta hiếm sử dụng làm nguồn gieo giống.

Cách trồng

Mía là cây nhiệt đới,, ưa nắng nóng mưa nhiều. Ở Việt Nam, mía dược trồng khắp nơi thành những vùng tập trung, chủ yếu gồm các giống mía nhập nội. Trồng mía bằng hom. Cách làm truyền thống của nông dân là tận dụng ngọn non làm hom, nhưng có nhược điểm là hom giống không tốt, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng, hệ số nhân giống thấp.

Hiện nay sản xuất mía thâm canh phải có ruộng giống riêng, dùng toàn cây 7-8 tháng tuổi làm giống hoặc lấy hom từ mía tơ (mía vụ đầu mọc lên từ hom giống). Hom giống cần có 3 - 4 đốt, mỗi hecta cần 25000 - 35000 hom. Nên trổng ngay khi hom còn tươi. Thời vụ trồng mía cần bố trí cho thời kỳ sinh trưởng của cây gặp lúc mưa nhiều, nhiệt độ cao ánh sáng ngày dài; thời kỳ chín gặp nhiệt độ thấp, mưa ít Nếu trồng để làm nguyên liệu cho công nghiệp đường cần bố trí rải vụ. Cụ thể, ở miền Bắc, vụ đông xuân vào tháng 11 - 3-, vụ thu tháng 8 - 9. Ở miền Trung trổng từ tháng 12 đến tháng 3 và tháng 8 - 9. Ở miền Đông Nam Bộ vụ thứ nhất trồng từ 15/4 đến 15/6 (tốt nhất đến 30/5), vụ thứ hai từ 15/10 đến 30/11. Ở miền Tây Nam Bộ, chủ yếu vào tháng 4, 6.

Mía có thể trồng trên nhiều loại đất như bazan đất phù sa, đất thịt, thịt pha cát tơi xốp, giữ và thoát nước tốt, tầng canh tác tối thiểu 70 -80cm, giàu dinh dưỡng, độ pH 6 - 8. Đất cần được cày thật sâu, bừa thật kỹ nhiều lần, để ải, sau đó xẻ rãnh để trồng, đáy rãnh có một lớp đất nhỏ, rãnh nọ cách rãnh kia 0,8 - l,2m. Ở đất thấp, cứ cách 4 - 7m, còn phải làm một rãnh thoát nước. Hom mía được đặt thành một hay hai hàng so le dọc theo rãnh, mầm mía quay ra hai bên, lấp đất dày, mỏng tuỳ theo độ ẩm (ẩm lấp dày, khô lấp mỏng). Lượng phân bón cho 1 ha mía phổ biến như sau: 100 - 150kg N, 50 -70 kg P2Os, 100 - 150kg KA 10 - 20 tấn phân chuồng. Toàn bộ phân chuồng và phân lân, 30% đạm và 30% kali bón lót. Số còn lại bón thúc một lần vào 2 tháng sau khi trồng. Khi mía có 2 - 3 lá thật, tiến hành dặm những chỗ thiếu cây bằng hom ủ nảy mầm từ trước. Từ lúc này đến khi cây đẻ nhánh, dùng trâu cày hoặc máy xới giữa các hàng 2 - 3 lần hoặc thuốc diệt cỏ để trừ cỏ. Tốt nhất nên trồng xen rau, đậu, khoai lang để tránh cỏ đại, giữ ẩm và tăng thu nhập.

Cần vun gốc 2 - 3 lần cho một vụ mía. Lần thứ nhất, vun khi kết thúc đẻ nhánh, lần thứ hai khi có 3 - 4 đốt, lần thứ ba khi có 6 - 7 đốt. Vun gốc thường kết hợp với bón phân, xới trừ cỏ, bóc lá già, tỉa cây. Ruộng mía phải đảm bảo thoát nước. Khi trời khô hạn cần tưới, nhất là thời kỳ cây con đỗ nhánh. Ngừng tưới 30 - 40 ngày trước khi thu hoạch. Mía bị khá nhiều sâu bệnh hại. Sâu hại chủ yếu gồm rộp, các loại sâu đục thân. Bệnh phổ biến có bộnh than, bệnh thối đỏ. Cách phòng trừ chủ yếu là chọn giống chống bệnh. Mía trồng trên dưới 1 năm là có thể thu hoạch. Thòi điểm thu hoạch tốt nhất là khi độ đường ở phần ngọn bằng phần gốc. Thu xong cần chế biến (ép đường) ngay trong vòng 1-2 ngày. Năng suất mía ở Việt Nam trung bình mới đạt 40 - 50 tấn/ha/vụ. Sau khi thu hoạch, cần vệ sinh đổng ruộng, bạt thấp gốc mía, cày xới đất giữa hàng, bón phân và tiếp tục chăm sóc (như mía tơ) để có vụ mía tiếp theo (mía gốc). Nên tăng thêm 15% phân bón so với mía tơ. Sau một chu kỳ trồng mía từ 3 - 8 năm tuỳ theo độ phì của đất, cần luân canh 1 năm với cây trồng khác (lúa nước, rau đậu, hoặc cây lấy củ) để tránh hiện tượng mất cân đói về thành phần dinh dưỡng trong đất và hạn chế sâu bệnh.

Bộ phận dùng

Thân, rễ và lá.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng trên triglycerid và insulin của dịch ri đường: Nuôi chuột cống trắng bằng một chế độ ăn nhiều đường trong 61 ngày, thấy hàm lượng triglycerid và insulin tăng trong huyết thanh. Cùng với chuột ăn chế độ ăn nhiều đường như trên, nhưng cho uống dịch ri đường (phân đoạn không còn đường của nước mía) sẽ ức chế sự tăng hàm lượng triglycerid và insulin trong huyết thanh chuột. Trong nghiệm pháp cho chuột cống trắng uống liều cao glucose, cũng làm tăng hàm lượng insulin trong huyết thanh. Dịch ri (lường cũng làm giảm sự tăng hàm lượng insulin. Ngoài ra, dịch ri đưòng cũng ức chế sự hấp thu glucose và fructose qua ruột của chuột. Các chất 3,4 - dimethoxyphenyl - o - D - glucosid và 3, 4, 6 - trứnethoxyphenyl - o - D - glucosid là những chất có tác dụng làm giảm hàm lượng insulin trong huyết thanh mà không làm tăng glucose huyết thanh. Các chất glycan như saccharan A, B, c, D, E và F có tác dụng hạ đường huyết có ý nghĩa ở chuột nhắt trắng bình thưòng và chuột gây tăng đường huyết do alloxan.

2. Tác dụng lợi tiểu của lá mía: Lá mía tươi 5 phần ngâm trong dịch cồn 45° trong 3-7 ngày. Chắt lấy nước, lọc, cô còn 1/3 cho chuột cống trắng cái uống liều 40ml/kg, lô đối chứng thay thuốc bằng dung dịch NaCl 0,9%. Thể tích nước tiểu bài xuất (mựlOOg chuột) của lô thuốc /đối chứng sau 5 phút, 30 phút, 45 phút và 1 giờ, 2 giò, 4 giờ lần lượt là 0,14/0,16; 0,54/0,22;    1,44/0,32; 2,08/0,42; 4,32/0,86 và 5,56/1,56. Điều đó chứng tỏ tác dụng lợi tiểu khá tốt.

3. Tác dụng trên sỏi tiết niệu: Bài thuốc gồm rễ mía, rễ cỏ tranh, rễ lau và 2 cây họ lúa nữa là Saccharum munja và Desmostachya bipinnata thử lâm sàng cho 34 ngưòi bị sỏi tiết niệu. Sau điều trị một tháng, 4 bệnh nhân có ra sỏi, 23 bệnh nhân giảm triệu chứng, 4 bệnh nhân không thay đổi và 3 người không quay trở lại kiểm tra . Tác dụng bài sỏi có lẽ là do tác dụng lợi tiểu của bài thuốc.

Tính vị, công năng

Mía có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt, bốc nóng, mát phổi, lợi đờm, lợi tiểu, điều hoà tỳ vị, chống nôn. Đường cát từ mía có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận tâm phế, bổ tỳ, diều hoà can khí, giải độc. Rễ mía có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt.

Công dụng

Về mặt y học, mía được dùng ép lấy nước uống chữa sốt, khát nước, tiểu tiện đỏ, ho, nôn oẹ. Đưòng cát chữa lỵ, đầy hơi, say rượu, say sắn, ho dai dẳng. Lá và rễ mía chữa sỏi tiết niệu. Về mặt thực phẩm, mía được dùng để ăn và pha các loại nước uống, rượu và là nguyên liệu chế đường mật và giấm. Ngoài ra , bã mía để làm giấy, ngọn mía là thức ăn cho trâu bò.

Bài thuốc có mía

1. Chữa nôn, oẹ: Nước mía ép 20 - 30ml, pha thêm nước gùrng, nhấp uống từng ít một.

2. Chữa lỵ, đầy hơi: Đường cát 3 thìa, ô mai 3 quả, sắc uống.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC