Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Mít

10:08 03/08/2017

Mít có tên đồng nghĩa: Artocarpus integrifolia L.f, A.integra (Th.)Merrill.

Tên khác: Mác mi (Tày).

Tên nước ngoài: Jack fruit tree, jack tree, ackfruit (Anh);  jacquier,  jaquier, artocarpe intégriíblié (Pháp).

Họ: Dâu tằm (Moraceae).

Mô tả

Cây gỗ to, cao 15 - 20m, có thể hơn. Cành non có lông mềm, cành già nhẵn, màu nâu đen. Lá mọc so le, phiến dày, hình trái xoan rộng hoặc hình trứng ngược, dài 10 - 15 cm, rộng 6 - 8cm, gốc tròn, dầu tù hay nhọn, mép nguyên, hai măt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt, có gân nổi rõ thành mạng lưới; lá kèm to dạng mo, sớm rụng. Hoa đơn tính cùng gốc; cụm hoa dực dài, có lông mềm, gồm nhiêu hoa, bao hoa hình ống có hai phiến dính nhau ở đầu, nhị có bao phấn rộng; cụm hoa cái mọc trên thân hoặc cành già, hình bầu dạc, có nhiều hoa, bao hoa hình trụ mềm, đầu rất hẹp, bầu có vòi hình sợi. Quả phức to, hình bầu dục đến trứng dài, vỏ ngoài có nhiều gai tầy nhọn, gồm rất nhiều quả thịt mềm; hạt to. Mùa hoa: tháng 3 - 6; mùa quả: tháng 7-9.

Mít và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Vùng Nam và Đông - Nam Á được coi là trung tâm đa dạng nhất của chi Artocarpus Forst. Riêng vùng Niu - Guinê và Nam Thái Bình Dương có khoảng 50 loài. Ở Việt Nam, dự đoán có khoảng 15 loài (Nguyễn Tiến Bàn, 1997); một số loài là cây trồng ăn quả như mít, mít tố nữ (A.integer (Thunb.) Meư.; mít nài (A.rigidus Blume ssp. asperulus)-, chay (A.nitidus ssp. lingnanensis), sa kê (A. aỉtilis (Parkinson) Fosberg). Trong đó mít là cây quen thuôc nhất. Cây có nguồn gốc mọc hoang dại trong các rừng mưa ở vùng tây Ghats của Ấn Độ, nhưng từ xa xưa dã được con người trổng, lấy phần cùi có vị ngọt (bao hoa) để ăn; hạt được sử dụng như lương thực.

Hiên nay, mít dược trổng nhiều ở tất cả các nước Ấn Độ Xrilanca, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào Philippin, Việt Nam và tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Ở Việt Nam, mít được trồng ở vùng núi dưới 1000m và các tỉnh ở trung du, đồng bằng và ven biển. Cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm; nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 26°C; lượng mưa trung bình năm từ 1500 mm trở lên. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau. Ra hoa quả hàng năm; hoa đực nhiều hơn hoa cái và thưòng nỏ trước; thụ phấn nhò những loại côn trùng nhỏ. Thời gian từ khi có quả non đến lúc chín từ 3 đến 6 tháng (tuỳ theo giống và nơi trồng). Cây trồng ở vùng núi thường có quả lâu chín hơn so với cây ở vùng thấp. Nếu quả chín không thu hái, để rơi xuống đất, tỷ lệ nảy mầm tự nhiên của hạt chỉ đạt 40% hoặc hơn.

Mít là cây ăn quả quan trọng của nhiều nước. Thái Lan có diện tích trồng mít đến 40700 hecta, năm 1987 thu được 56,5 triệu quả. Philippin: 13000 hécta, 67500 tấn quả; Malaysia: 1500 hécta, 13000 tấn quả..: sản phẩm đóng hộp được xuất sang nhiều nước châu Âu và Australia. Ở Việt Nam, cây mít là nguồn cung cấp gỗ quý (phắn lõi thân). Gỗ có màu vàng, không bị sâu mọt, dễ gia công làm đồ mỹ nghệ, đóng tủ, bàn ghế... Cách trồng Mít ưa khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiểu. Ở những nơi nhiệt độ xuống thấp (- l°c, - 2°C), mít bị cháy lá hàng loạt, chết cả cây con. Mít chịu hạn tốt nhờ bộ rễ phát triển và ăn sâu, nhưng rất kém chịu úng. Có hai loại mít chính: mít mật nhão, nhiều nước và mít dai thịt cứng, giòn, được ưa chuộng hơn. Mít được nhân giồng bằng hạt, ghép hoặc chiết cành. Hạt mít thu xong nên gieo ngay, để lâu tỷ lệ nảy mầm giảm. Ngâm nước 1 -2 ngày, rồi gieo, hạt sẽ mọc nhanh hơn. Khi gieo, để bụng hạt (chồ có rốn hạt lồi lên) nằm úp xuống. Có thể gieo thẳng vào bầu hoặc gieo trong vườn ươm. Khi cây có 6 lá thật đánh vào bầu, sau 3-4 tháng, đem cả bầu trồng ra chỗ cố định, tránh làm đút rễ, nhất là rễ cái. Trồng bằng hạt, cây không giữ nguyên được phẩm chất của cây mẹ, lại lâu có quả (trung bình mất 4-8 năm)

Hiện nay, nhân dân đã bắt đầu áp dụng phương pháp nhân giống vô tính. Mít là cây khó ghép do có nhiều nhựa, tỷ lệ thành công thấp (chỉ đạt 20 - 50%), vì vậy chiết cành là phương pháp có triển vọng hơn. Chọn cành có 2 - 3 năm tuổi, đường kính 2-3 cm, vỏ đã chuyển sang màu nâu. Mùa chiết tốt nhất là mùa mưa, tránh những tháng nắng to. Khi bóc vỏ phải bóc dài 4 - 7cm, bóc ngắn quá cành chiết không ra rễ. Bóc xong, cạo hết tầng tượng tầng, để khô 1-2 ngày rồi dùng giá thể thật xốp bó lại. Tỷ ỉệ ra rỗ thường đạt 70 - 80%. Xử lý bằng ỈBA (5000ppm), có thể tăng tỷ lệ ra rễ một cách đáng kể. Khoảng 2-3 tháng sau, có thể cắt cành. Lúc đầu cắt một nửa, sau 10 ngày cắt rời đem ươm trong bầu hay vườn ươm. Mít có thể trồng trên đất xấu, đất bạc màu, chua. Nhưng muốn có năng suất cao, phải trồng trên đất tốt, lầng canh tác dày và bón nhiều phân. Chất đất cũng có ảnh hưỏng rất lớn đến chất lượng quả mít. Cùng một giống mít nhưng trồng ở đồng bằng thường thơm, ngon, ngọt hơn trồng ỏ đất đồi núi, mặc dù thời tiết khí hậu không khác nhau nhiều. Khi trồng, đào hố 50 X 50 X 50cm với khoảng cách 7 X 7m hoặc 6 X 7m (200 - 250 cây/ha). Ở đất tốt, nên trồng thưa hơn với khoảng cách lOx 10m hoặc 7 X 14m (100 cây/ha). Mỗi hố bón lót 10 - 20 kg phân chuồng hoai. Nôn ra ngôi khi cây khoảng 1 năm tuổi, chú ý không làm đứt rễ. Ở miền Nam, trổng vào đầu mùa mưa (tháng 4 -    5), ở miền Bắc, tốt nhất vào tháng 3-4. Thời gian đầu, thỉnh thoảng cần tưói nước và làm cỏ. về sau cây có tán lá dày xanh bóng quanh năm, cỏ dại hầu như không mọc được. Khi trời khô hạn và trước lúc mít ra hoa, nên tưới nước. Trong ba năm đầu, nên bón bổ sung NPK theo tỷ lệ 2:1:1, sau tăng dần 2:2:2 rồi 2:2:3... Nếu trổng lớn, mỗi hecta có thể bón 250 kg sulfat đạm, 300 kg lân supe, 150 kg kali clorid và 1 tấn vôi bột trong một năm. Ở vưòn gia đình, có thể dùng bùn ao đắp thêm vào gốc.

Chưa phát hiện được sâu bệnh gì đáng kể ở cây mít. Trong vườn ươm, mít con thường bị bệnh đốm nâu (Phomopsis artocarpina) làm rụng lá. Có thể trị bằng Bordeaux hoặc các thuốc chứa đồng. Khi cày lốn, có sâu đục thân và quả (Ochyromera artocarpi), rệp hút nhựa thân, cành và quả. Thu hái mít khí vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng, mềm, và thơm. Một năm, mỗi hecta có thể cho 10-20 tấn quả, nhưng có trường hợp cách niên.

Bộ phận dùng

Lá, hạt, rễ, nhựa và gỗ thân.

Tác dụng dược lý

Cao chiết với cồn 50° của thân cây mít có tác dụng làm giảm huyết áp. Tính vị, công năng Múi mít có vị ngọt, mùi thơm, hơi chua, có tác dụng bổ tỳ, ích khí. Hạt mít bùi, ngon, có tác dụng bổ trung, ích khí.

Công dụng

Múi mít làm khỏi phiền khát, dã rượu. Hạt mít nưóng hay luộc ăn thì hạ khí, thông trung tiện. Lá mít và quả mít non làm tăng tiết sữa. Phụ nữ ít sữa dùng lá mít sắc uống hoặc hầm quả mít non với gạo nếp và chân giò lợn để ăn. Trâu bò, dê, lợn khi đẻ ít sữa, ngưòi ta cũng dùng lá mít non với lá dâu tằm cho ăn. Có người còn dùng lá mít chữa tiêu chảy, táo bón ăn không tiêu.

Gỗ và lá mít còn được dùng làm thuốc an thần chữa huyết áp cao hay những trường hợp co quắp: mài gỗ mít lên miếng đá nháp hay chỗ nháp của trôn bát cho thêm ít nước, khi nước trở nên đục nhiều thì uống với liều hàng ngày là 6 - 10g. Gỗ và nhựa mít làm tiêu sưng, giải độc, chữa sưng tấy, mụn nhọt, dưới dạng sắc nước uống (gỗ) và bôi (nhựa). Lá mít giã đắp cũng làm mụn nhọt bớt xưng đau.

Ở Ấn Độ, nhân dân dùng lá mít chữa bệnh da và rắn cắn. Rễ sắc uống trị tiêu chảy và vàng da. Dịch ép của cây đắp vào chỗ sưng hạch và áp xe để làm mưng mủ. Quả xanh có tác dụng làm săn, quả chín nhuận tràng. Nhựa mủ bôi trị vết thương. Ở Indonesia, dịch ép quả mít non có trong thành phần một thuốc uống trị sốt. Quả non trộn với cao khô từ lá cây Uncaria gambir ăn trị đau bụng. Lá hoặc quả mít có trong thành phần một bài thuốc uống chữa tiêu chảy. Nước sắc của lá giã nát được dùng làm nước súc miệng trị đau răng.

 

Có thể bạn quan tâm:

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC