Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Mò Mâm Xôi

14:05 23/05/2017

Mò Mâm Xôi có tên khác: Mò trắng, vậy trắng, bấn trắng, ngọc nữ thơm, puồng pỉ (Tày).

Tên nước ngoài: Chinese glory tree (Anh).

Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao 1 - l,5m. Cành non có 4 cạnh và lông mềm. Lá mọc đối chữ thập, hình trái xoan rộng hoặc hình tim, đài và rộng 10-15 cm, gốc bằng hoặc khuyết, đầu tù hơi nhọn, mép uốn lượn, khía răng đều, mặt trôn màu lục sẫm sỉn, phủ lông thưa cứng, mặt dưới nhạt có lông mềm dày; cuống lá dài, có lông và tuyến ỏ phần tiếp giáp với phiến lá.

Hoa nhiều, màu trắng hoặc hơi hồng, thơm, mọc tụ tập ở ngọn cành nom như mâm xôi; lá bắc dạng lá, thuôn đều có lông; đài hoa có lông mịn và tuyến mật, phiến 5 thẳng và nhọn dài bằng ống đài; tràng 5 cánh mỏng và nhẵn; nhị 5 mọc thò ra ngoài tràng, chỉ nhị mảnh, bao phấn thuôn; bầu nhẵn. Quả hạch, có đài tồn tại bao bọc. Mùa hoa quả: tháng 5-8.

Mò mâm xôi và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Mò mâm xôi là loài cây của vùng nhiệt đới châu Á, phân bố từ Ấn Độ đến phía nam lục địa Trung Quốc, tập trung nhất ở các nước Đông - Nam Á, gồm Malaysia, Philippin, Indonesia, Thái Lan, Lào và Việt Nam. 

Ở Việt Nam, mò mâm xôi phân bố rải rác ở khắp các địa phương, từ bắc vào nam, nhất là các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng; thường mọc thành đám, có khi tới vài chục mét vuông trên đất ẩm, ờ các bãi hoang quanh làng, dọc đưòng lớn và ven đường xe lửa. Ở vùng trung du và núi thấp, cây còn thấy ở bờ các nương rẫy hay trong các trảng cây bụi gần nguồn nước. Mò mâm xôi ra hoa quả nhiều hàng năm, thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Khi quả già tự mở cho hạt phát tán ngay xuống đất, và mọc tụ tập thành đám. Cây có khả năng tái sinh cây chồi khoẻ sau khi bị chặt.

Bộ phận dùng

Lá thu hái quanh năm, tốt nhất vào lúc cây ra hoa hoặc đang có nụ. Rễ đào về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô; khi dùng thái mỏng, không cần chế biến.

Tác dụng dược lý

Mò mâm xôi có tác đụng chống viêm cấp tính trên mô hình gây phù bàn chân chuột cống trắng với kaolin, chống viêm mạn tính trên u hạt thực nghiệm với amian, gây giảm huyết áp do giãn mạch ngoại biên và lợi tiểu trên động vật, có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột chuột lang cô lập gây bởi histamin và acetylcholin, làm giảm đường máu trên chuột cống trắng và làm giảm đau trong thí nghiệm tấm kim loại nóng trên chuột nhắt trắng. Còn có tác dụng kháng nguyên sinh động vật trong thí nghiệm in vitro trên Entamoeba histolytica, và có độc tính thấp. Nước sắc 3/1 của mò mâm xôi được thử kháng sinh đồ trên các chủng vi khuẩn phân lập từ các vết thương nhiễm khuẩn, thấy có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của các vi khuẩn: trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn coli cà các Proteus.

Tính vị, công năng

Mò mâm xôi có vị đắng nhạt, mùi hôi, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.

Công dụng

Lá và hoa mò mâm xôi chữa bạch đới khí hư, di mộng tinh, lỵ, mụn nhọt. Ngày đùng 15 - 20g lá khô, dạng thuốc sắc. Phối hợp với ích mẫu, ngải cứu, hương phụ còn chữa kinh nguyệt không đều. Nhân dân ở một số địa phương dùng rễ mò mâm xôi chữa bệnh vàng da và niêm mạc, nhất là khi niêm mạc mắt bị vàng thẫm, và xét nghiệm nưốc tiểu có sắc tố mật. Rễ mò mâm xôi 20g, sắc với 400ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Có thể dùng cả rỗ và thân cây thái nhỏ 600g, sắc với 5 lít nước và cô còn 90g, thêm tá dược vào làm thành viên (120 viên, mỗi viên lg), ngày uống 8 viên, chia 2 lần. Rễ còn chữa đau lưng. Dùng ngoài, lá tươi giã nát đắp, hoặc toàn cây sắc lấy nước tắm rửa trị lở ngứa, mụn nhọt, chốc đầu.

Nước sắc lá, hoa và thân cây mò mâm xôi (để tươi hay phơi khô) đã được nghiên cứu trên 71 bệnh nhàn có vết thương ở chân tay do hoả khí (đạn, hoả tiễn, mìn) được điều trị bằng phương pháp nhỏ giọt thấy vết thương giảm phù nề rõ rệt, tổ chức hạt và da phát triển nhanh, miệng vết thương thu nhỏ lại tự liền sẹo, sau 15-20 ngày. Đối với vết thương lộ xương, thuốc có tác dụng bảo vệ và dung nạp với xương.

Nước sắc lá tươi mò mâm xôi được dùng rửa trực tiếp lên vết thương nhiễm trùng rỗi phủ gạc. Khi viêm nhiễm cư trú, không dùng phối hợp với thuốc kháng sinh, trừ trường hợp nhiễm trùng toàn thân. Đa số bệnh nhân nhiễm các vi khuẩn kháng với hầu hết các kháng sinh thường dùng. Tác dụng của thuốc đã làm giảm rõ rệt phù nề quanh vết thương, không gây sốt, bệnh nhân thấy mát, dễ chịu, làm sạch nhanh vết thương, kể cả đối với trực khuẩn mủ xanh là loại nhiễm khuẩn dai dẳng, rất khó điều trị với thuốc thông thường và làm tổ chức hạt mọc nhanh, vết thương mau lành, sẹo đẹp, không để lại sẹo lồi.

Ớ Trung Quốc, nhân dân dùng rễ mò mâm xôi chữa phong thấp, lá dùng khử ứ, giải độc; hoa chưng với trứng gà ăn chữa đầu choáng váng, xây xẩm. Ở Indonesia, lá mò mâm xôi ngâm với vôi và bôi lên bụng trị đau bụng.

Bài thuốc có mò mâm xôi

1. Chữa xích bạch đới, ra chất trắng như mũi hay đỏ nhạt như máu cá, âm đạo ngứa, đái ra nước vàng đuc hay đò nhạt: Mò mâm xôi (hoa, lá), xích đồng nam (hoa,lá) rau dừa nước, mỗi vị 15g; bồ công anh 12g. Sắc uống.

2. Chữa kiết lỵ mới phát, đau quặn, ra máu mũi: Lá mò mâm xôi non một nắm, thái nhỏ, rau sam một nắm, luộc ăn, uống cả nước, hay sắc uống.

3. Chữa phụ nữ ra nhiều khí hư, hay nam giới thận hư di tinh, lưng đau: Rễ mò mâm xôi sao vàng 30g, hạt muồng phân (Crotalaria mucronata) sao 20g. sắc uống.

4. Chữa các chứng đái buốt, đái nhất, đái ra máu, ra sỏi, chất nhầy: Mò mâm xôi, xích đồng nam, cỏ chỉ thiên, rễ cỏ tranh, cỏ bấc, thịt ốc nhồi, mỗi thứ một nắm. sắc uống.

5. Chữa khí hư, kinh nguyệt không đều: Rễ mò mâm xôi 20g, lá huyết dụ 10g, xích đồng nam 8g, lá mía đỏ 5g. Thái nhỏ sao vàng, sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.

6. Chữa sản hậu: Cả cây mò mâm xôi, ngấy hương, mỗi vị 30g. Thái nhỏ, sắc uống, kiêng chất chua.

7. Chữa tăng huyết áp và kinh nguyệt không đều: Cao lỏng bào chế từ mò ngâm xôi, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, với lượng bằng nhau. Cao có tỷ lệ 1/1 so với dược liệu. Ngày uống 50 ml.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC