Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Móc Mèo Núi

14:05 23/05/2017

Móc Mèo Núi có tên khác: Vuốt hùm.

Tên nước ngoài: Bonduc nut (Anh).

Họ: Vang (Caesalpiniaceae).

Mô tả

Cây nhỡ leo, cành khoẻ mọc vươn dài, hình trụ, có nhiều gai nhỏ hình nón. Lá kép hai lần lông chim chẵn, mọc so le, có lá kèm, cuống chung to, dài 30 - 40cm có cạnh dẹt, lá chét 8-11 đôi, mọc đối hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 2,5 - 4,5cm, rộng 1,5 - 2,5cm, gốc tròn hoặc hơi lệch, đầu tù hơi nhọn, mặt dưói có lông nhỏ.

Cụm hoa mọc ỏ ngoài kẽ lá thành chùm dài 12 - 20cm; lá bắc hình giùi dài 1 cm; đài có 5 răng nhỏ; tràng 5 cánh mỏng, 4 cánh hình trái xoan ngược, còn cánh kia gập lại ở giữa, nhị 10; nhụy ngắn có lông.

Quả gần hình cầu, hơi dẹt, dài 7 - 8cm, rộng 4cm, lồi ở hai mặt, có nhiều gai nhọn; hạt 2 rất rắn. Mùa hoa quả: tháng 6-8.

móc mèo núi và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Móc mèo núi phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Nam Á và Đông - Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Mianma, Srilanca, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc và đảo Hải Nam. Móc mèo núi ở Việt Nam cũng phân bố rải rác khắp các tỉnh miền núi, trung du và đôi khi thấy cả ở đổng bằng. Những tỉnh có nhiổu mác mèo núi là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bác Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,

Móc mèo núi là cây mọc dựa, thân và cành vươn dài; đặc biệt ưa sáng, cây nhỏ hơi chịu bóng; thường mọc thành bụi lớn lấn át những cây khác ở ven rừng thứ sinh, ven đồi, bờ nương rẫy hay ở những lùm bụi quanh làng bản (vùng đồng bằng, trung du). Móc mèo núi mọc chồi và lá non tập trung nhiều trong mùa xuân hè; mùa thu có hoa quả; thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, tỷ lệ đậu quả trên một cụm hoa thường chỉ đạt 5 - 20%. Quả già khó rụng, gặp thời tiết khô hanh, nứt dọc cho hạt phát tán ra xung quanh. Hạt nảy mầm vào vụ xuân - hè năm sau. Cây có khả năng tái sinh khoẻ sau khi bị chặt.

Móc mèo núi là cây mọc nhanh, có nhiều gai nên thường được trổng làm bờ rào nương rẫy, hoặc làm ranh giới phân lô trên đổng cỏ chăn nuôi đại gia súc.

Bộ phận dùng

Hạt.

Tính vị, công năng

Móc mèo núi có vị đắng, hơi the, tính mát, có tác dụng khư ứ, chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng.

Công dụng

Hạt móc mèo núi được dùng làm thuốc chữa sốt và thuốc bổ với liều 0,5 - 1,0 g/lần, ngày uống 2-3 lần. Ngoài ra, còn dùng chữa lỵ, ho và tẩy giun. Thường dùng phối hợp với hồ tiêu với lượng bằng nhau.

Ở Philippin, hạt móc mèo núi chữa bệnh dạ dày và là thuốc tẩy nhẹ. Dùng dưới dạng bột, hạt còn có tác dụng bổ chữa sót. Ở Thái Lan, lá móc mèo núi là thuốc gây trung tiện, chữa bụng đầy hơi, tiểu tiện khó khăn. Ở Indonesia, lá hoặc bột được dùng tẩy giun sán. Ở Papua New Guinea, nước sắc lá chống trầm cảm chữa rối loạn tâm thần. Ở Figi, lá non dể tẩy giun cho trẻ em, nước sắc lá chữa viêmxoang, nước sắc rễ được dùng trong trường hợp mệt mỏi. Ở Ấn Độ, lá và vỏ cây làm thuốc điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt và trị giun sán. Ở Madras, bột hạt móc mèo núi chế thành cao xoa, bôi ngoài chữa tràn dịch tinh mạc (hydrocele) và viêm tinh hoàn. Ở Ceylon, lá non chữa đau răng và cũng tẩy giun cho trẻ em. Ở đảo La Reunion và Madagascar, rễ có tác dụng hạ sốt, trị giun, gây săn se chữa khí hư, bệnh lậu.

Dầu chiết từ hạt điều trị co giật, bại liệt. Viên Bonducin đã dược bác sỹ Ismard, người Pháp, dùng chữa sốt rét với liều 0, 1 - 0,2 g/ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC